#1 Kĩ năng thuyết trình – thành bại tại kĩ năng :>

Tháng mười 26, 2024

1. Kĩ năng thuyết trình là gì?

3. Những nguyên tắc nào là quan trọng nhất của bài thuyết trình?

5. Trăm hay không bằng tay quen

Và đây là bài viết #1: Kĩ năng thuyết trình – thành bại tại kĩ năng

Tại sao? Tại sao lại là kĩ năng thuyết trình chứ không phải kĩ năng nào khác? Bởi vì tính quan trọng của nó trong quá trình học tập & làm việc, dù là ở môi trường nào đi chăng nữa bạn cũng cần “thuyết trình” để “thuyết phục” người khác :)). Bên canh đó thì…

– Truyền đạt thông tin hiệu quả: Người nghe dễ dàng hiểu được nội dung muốn truyền đạt.

– Thuyết phục người nghe: Khán giả sẽ đồng tình với quan điểm và ý tưởng của người thuyết trình.

Thực trạng: Theo quan sát cá nhân, có 2 điều cần phân tích. Thứ nhất, thời THPT có nhiều bạn chưa có cơ hội tiếp xúc và rèn luyện kĩ năng thuyết trình (Đó là trường hợp của mình, khi mãi đến Đại học mới biết đến thuyết trình). Và nhiều bạn sinh viên đã là năm 3-4 nhưng khi thuyết trình thì cũng chỉ “nhìn vào slide đọc chữ” 🙂

Về hình thức: Trình bày sẽ thường giống như một bài văn mà chúng ta đã học ở thời THPT sẽ gồm 3 phần chính: Mở bài – Thân bài – Kết bài

1. Mở bài:

*Bằng cách:

+ Chứng minh: Bằng các số liệu cụ thể, bài báo, phóng sự, khảo sát, nghiên cứu khoa học,… Ví dụ thực tế là gì?

– Giới thiệu về mục lục: Các phần nội dung có trong phần trình bày.

– Trò chơi: Để thu hút sự chú ý của mọi người, liên quan đến chủ đề thuyết trình, cần có sự chọn lọc và ngắn gọn.

– Đặt câu hỏi (vấn đề): Để dẫn vào phần trình bày.

2. Thân bài:

*Cách trình bày: 1 luận điểm thì 3 luận cứ, 1 luận cứ thì 3 dẫn chứng

Luận điểm: Tại sao thuyết trình lại quan trọng với sinh viên?

– Luận cứ 2: Là nền tảng rất tốt cho công việc sau này

Với cách trình bày như thế: Những luận điểm, luận cứ của mình đưa ra sẽ được logic và rất chặt chẽ, không bị lan man khiến cho người nghe cảm thấy khó hiểu và nhàm chán.

*Mục đích tối thượng: Một lần nữa khẳng định lại là “người nghe không lãng phí thời gian”

– Tóm gọn lại nội dung: Các đầu mục chính và những nội dung quan trọng nhất là gì?

– Cách áp dụng vào thực tế: Học xong rồi, giờ áp dụng vào thực tế như thế nào?

3. Những nguyên tắc nào là quan trọng nhất của 1 bài thuyết trình?

Nguyên tắc 1: Flow

– Nếu nhịp điệu quá chậm => Người nghe sẽ cảm thấy nhàm chán, buồn ngủ

– Nếu nhịp điệu ngắt quãng => Người nghe sẽ cảm thấy không còn tập trung, bồn chồn, khó chịu

Vâng, và nếu flow của bạn tốt. Nhưng nội dung của bạn thì kém hấp dẫn, không được logic, có nhiều lỗ hổng nội dung thì cũng *tạch*. Giống như một đầu bếp với kĩ năng tuyệt vời, nhưng lại nấu bằng những nguyên liệu *thối rữa* thì cũng không ra được 1 món ăn tử tế. Vì vậy, hãy đảm bảo:

– Dẫn chứng: Dẫn chứng đầy đủ, cụ thể, gần gũi với khán giả

Nguyên tắc 3: Ngôn ngữ

VD: Lạm phát (kinh tế), host website (IT), tempo (âm nhạc), đi mần (địa phương), hồng hà nhi (tiếng lóng),…

4. Những nguyên tắc bổ trợ?

Ánh mắt được ông bà ta ví là “Cửa sổ tâm hồn”. Và khi thuyết trình ta phải tận dụng nó, để “các cửa sổ tâm hồn” giao tiếp với nhau. Không nên chỉ nhìn vào một điểm. Một vài gợi ý để giao tiếp ánh mắt tốt hơn:

– Nhìn “dích dắc”: Từ bên phải => trái. Từ gần => xa, đảm bảo nhìn được tất cả những người đang nghe và liên tục đổi như thế, như thể mình đang nói chuyện với khán giả.

Nguyên tắc 5: Tư thế tay & di chuyển

– Tư thế tay: Gợi ý của mình là lắng nghe theo nhịp độ của cơ thể, và di chuyển tự nhiên theo, như “các mẹ” thường làm với nhau khi nói chuyện vậy, con người luôn có xu hướng minh họa cử chỉ tay cho những gì mình nói

Nguyên tắc 6: Vẻ mặt

Cho nên vẻ mặt thì hãy phù hợp với tùy tính chất & nội dung mà mình trình bày.

Khi thuyết trình thì mình cũng nên mặc đồ phù hợp với buổi thuyết trình, một vài thứ mà mình nghĩ không phù hợp là: quần đùi, váy ngắn (trên đầu gối), tóc tai xuề xòa, hoodie kín người, đeo kính râm,…

VD: Một anh nhân viên văn phòng mặc Vest đóng thùng sẽ uy tín hơn một người áo cộc – quần đùi.

Gồm các thiết bị trình chiếu (máy chiếu, remote), PPT,… Những thứ này sẽ giúp cho phần trình bày của bạn được rõ ràng, khán giả dễ dàng theo dõi hơn.

Bởi vì, thuyết trình là câu chuyện của sự tương tác từ 2 phía. Nếu chỉ đơn giản là “trình bày” thì số người lắng nghe bạn chỉ đếm trên đầu ngón tay

Phân bổ thời gian tùy thuộc vào từng phần nội dung khác nhau. Ví dụ tham khảo: Bạn có 15p để trình bày. Phần mở bài 2-3p, phần thân bài 10p, phần kết bài 1-2p

4. Trăm hay không bằng tay quen

Như ở phần ví dụ cụ thể – thân bài, dù là bất kì kĩ năng nào nếu chỉ là “đọc lí thuyết” thì nó mãi mãi chẳng thể hình thành được kĩ năng. Chỉ khi nào mà mình chịu rèn luyện, chịu làm, từng bước từng bước 1 thì nó từ từ sẽ “thấm” và dẫn sẽ chuyển thành kĩ năng của mình.

Bạn không thể quét nhà nếu chỉ xem mẹ bạn quét nhà. Chỉ khi bạn quét nhà (action) => Kĩ năng quét nhà 99+ :))

=> Hãy rèn luyện kĩ năng thuyết trình của mình bất cứ khi nào có cơ hội:

– Xung phong thuyết trình

=> Liên tục lặp lại, kỹ năng của bạn như thế nào? Bạn sẽ tự thấy rõ!!!

Ngoài ra, để có một bài thuyết trình tốt hơn còn cần những kĩ năng bổ trợ khác như:

– Kĩ năng phân tích vấn đề – đề bài – chủ đề

– Kĩ năng quản lí dự án

– Kĩ năng đặt mục tiêu

Nếu có hứng thú với các kĩ năng trên, bạn có thể comment. Liam sẽ dành thời gian và viết một bài để chia sẻ về nó. Hoặc có bất kì câu hỏi liên quan nào, mình se rất sẵn sàng để trả lời ~

Liam – Thằng Khờ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan khác