29/11/1877 – Thomas Edison cho ra mắt phát minh đầu tiên của mình – máy hát quay tay

29/11/1877 – Thomas Edison cho ra mắt phát minh đầu tiên của mình – máy hát quay tay

Những người chứng kiến đã không thể ngờ được về phát minh này và coi nó là điều ma thuật, từ lúc đó Edison bắt đầu được gọi là “Thầy phù thủy ở Menlo Park, New Jersey”, nơi ông sống.

29/11/1877 – Thomas Edison cho ra mắt máy hát quay tay, phát minh đầu tiên của ông

(11/2/1847 – 18/10/1931) là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Ông được một nhà báo đặt danh hiệu “Thầy phù thủy ở Menlo Park“, ông là một trong những nhà phát minh đầu tiên ứng dụng các nguyên tắc sản xuất hàng loạt vào quy trình sáng tạo, và vì thế có thể coi là đã sáng tạo ra phòng nghiên cứu công nghiệp đầu tiên.

29/11/1877 - Thomas Edison cho ra mắt phát minh đầu tiên của mình - máy hát quay tay

Một số phát minh được gán cho ông tuy ông không hoàn toàn là người đầu tiên có ý tưởng đó, nhưng sau khi bằng sáng chế đầu tiên được thay đổi nó trở thành của ông (nổi tiếng nhất là bóng đèn), trên thực tế là công việc của rất nhiều người bên trong công ty của ông. Tuy nhiên, Edison được coi là một trong những nhà phát minh giàu ý tưởng nhất trong lịch sử, ông giữ 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông, cũng như các bằng sáng chế ở Anh Quốc, Pháp, và Đức (tổng cộng 1.500 bằng phát minh trên toàn thế giới).

Ngày 29/11/1877, ông giới thiệu với công chúng phát minh đầu tiên của mình là chiếc máy hát quay tay. Những người chứng kiến đã không thể ngờ được về phát minh này và coi nó là điều ma thuật, từ lúc đó Edison bắt đầu được gọi là “Thầy phù thủy ở Menlo Park, New Jersey“, nơi ông sống. Chiếc máy quay đĩa đầu tiên của ông ghi lại âm thanh trên các trụ bọc thiếc cho chất lượng âm thanh thấp và nó phá hủy luôn đường rãnh ghi âm khi nghe lại nên chỉ có thể nghe được một lần. Trong thập kỷ 1880, một model được thiết kế lại sử dụng các trụ bìa giấy các tông tráng sáp ong được chế tạo bởi Alexander Graham Bell, Chichester Bell, và Charles Tainter. Đây là một lý do khiến Thomas Edison tiếp tục làm việc để tạo ra chiếc “Máy hát hoàn thiện” của riêng ông.

29/11/1877 - Thomas Edison cho ra mắt phát minh đầu tiên của mình - máy hát quay tay

Bằng cách quấn các lá thiếc quanh ống trụ, và nhờ một mũi kim dao động theo các rung động của âm thanh tạo ra các đường rãnh có độ sâu khác nhau trên các thiếc ông đã ghi lại được bài hát “Mary had a little lamb”. Và bằng cách sử dụng một cây kim và màng rung (diaphragm), Edison đã tái hiện được bản thu âm. Khi tiến hành nghiên cứu bóng đèn điện Edison đã quên mất phát minh này của ông đến vài năm. Chỉ sau đó, khi ông lấy lại niềm say mê với việc tái hiện âm thanh, ông mới phát minh ra ống hình trụ hàng loạt bằng cách tạo ra một khuôn đúc hình trụ nguyên khối của hình trụ gốc thông qua phương pháp mạ điện.

Năm 1887, Edison vẫn tiếp tục triển khai quá trình sản xuất hàng loạt các máy hát ống quay hình trụ. Quá trình này kéo dài cho đến tận năm 1890 khi ông sử dung một loại sáp mà khi cho vào khuôn có thể co lại lúc nguội, giúp lấy ra dễ dàng. Lúc này một loại máy hát do Emil Berliner sáng chế ra dựa trên nguyên lý hoạt động của chính Edison đã bắt đầu chiếm lĩnh thị trường, một điểm khác biệt là thiết bị có thể ghi lại các rung động của âm thanh trên đĩa kẽm thay vì trên các ống quay hình trụ. Thiết bị được gọi là máy thu âm, nó tạo ra các đường rãnh trên mặt phẳng của đĩa. Âm thanh thay sẽ được ghi lại qua các đường rãnh hình xoáy ốc có độ sâu không đổi trên một đĩa phẳng. Berliner gọi loại đĩa này là đĩa ghi âm.

29/11/1877 - Thomas Edison cho ra mắt phát minh đầu tiên của mình - máy hát quay tay

Các đĩa thu âm thời kỳ đầu và ống quay hình trụ có khả năng tạo ra âm thanh với chất lượng tương tự nhau, mặc dù về mặt lý thuyết, các ống quay hình trụ của Edison có thời lượng ghi/phát từ 2 đến 4 phút, thu với tốc độ 160 vòng/phút. Còn đĩa của Berliner chạy với tốc độ 60 vòng/phút trong thời gian 2 phút. Tất cả chỉ đủ sức ghi lại một bản nhạc duy nhất! Việc ghi lại âm và phát âm được thực hiện hoàn toàn bằng cơ học với sự hiện diện của chiếc kèn kim loại to tướng và bóng loáng. Khi ghi âm, chiếc kèn có nhiệm vụ “gom” âm thanh lại để tạo nên áp suất lớn cho kim ghi có thể ghi được. Ngược lại, khi phát âm, người ta lại phải dùng chiếc kèn theo hướng ngược lại để khuếch đại âm thanh lên mức có thể nghe được.

Mặc dù ống quay hình trụ và đĩa hát cùng tồn tại song song trong suốt thập kỷ đầu tiên của thể lỷ 20 nhưng có thể nhận thấy đĩa hát dễ đưa vào sản xuất hàng loạt hơn. Cho đến năm 1913, đĩa hát trở nên thắng thế và máy hát ống quay hình trụ không còn được tiếp tục sản xuất. Nhạc dance trở nên thịnh hành, các dân nhạc mau chóng được hình thành để đáp ứng nhu cầu. Edison lại bắt tay vào thiết kế cho loại đĩa dày dành cho nghe nhạc khiêu vũ có rãnh điều chỉnh theo phương hướng thằng đứng, quay 80 vòng/phút.

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *