Đồng Nai: Tăng tốc giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú
Đồng Nai: Tăng tốc giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú
(Xây dựng) – Dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú dự kiến khởi công vào cuối năm 2024 và đến năm 2026 sẽ cơ bản hoàn thành để năm 2027 đưa vào khai thác. Để bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công, tỉnh Đồng Nai cần thu hồi gần 380ha đất, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân hơn 1.450 tỷ đồng.
Nút giao Dầu Giây – điểm khởi đầu của tuyến cao tốc Dầu Giây – Tân Phú. (Ảnh: Anh Minh) |
UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, đơn vị này đã có buổi làm việc với Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ Giao thông vận tải) về công tác triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú giai đoạn 1.
Trước đó tháng 7/2024, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt Dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức PPP. Dự án có điểm đầu tại khu vực nút giao Quốc lộ 1A, kết nối với cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, điểm cuối giao với Quốc lộ 20, kết nối với cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc. Cao tốc có quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/giờ, dài hơn 60km, tổng vốn gần 9.000 tỷ đồng, dự kiến khởi công vào cuối năm 2024 và đến năm 2026 sẽ cơ bản hoàn thành, để năm 2027 đưa vào sử dụng.
Cao tốc Dầu Giây – Tân Phú đi qua địa bàn 4 huyện Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú và Thống Nhất của tỉnh Đồng Nai. Khi thực hiện dự án, phải thu hồi gần 380ha đất, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân khoảng hơn 1.450 tỷ đồng.
Hiện tại, để kịp thời bàn giao mặt bằng thực hiện tuyến cao tốc này, 4 huyện thuộc tỉnh Đồng Nai nơi có dự án đi qua đang tích cực tăng tốc việc thu hồi đất, tái định cư, đảm bảo kế hoạch tiến độ dự án đã đề ra. Tại huyện Tân Phú, đoạn cao tốc đi qua đây dài hơn 18km, cần thu hồi hơn 120ha đất của một số tổ chức và 85 hộ, trong đó, có 60 hộ phải bố trí tái định cư. Hiện nay, huyện Tân Phú đã lên phương án xây dựng khu tái định cư với diện tích 11ha để bố trí chỗ ở cho người dân tái định cư.
Đoạn cao tốc đi qua địa bàn huyện Thống Nhất dài gần 16km, phải thu hồi khoảng 95ha đất. Do toàn bộ đất thu hồi là đất nông nghiệp, đất cao su, đất công, nên việc giải tỏa mặt bằng khá thuận lợi. Theo UBND huyện Thống Nhất, huyện này không phải bố trí tái định cư khi thực hiện thu hồ đất. Ngoài ra tại địa bàn huyện còn được phê duyệt quy hoạch 2 mỏ đất phục vụ dự án với diện tích 80ha, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu đất đắp cho cao tốc. Riêng huyện Xuân Lộc, cơ quan chức năng của huyện này không phải bố trí tái định cư.
Dự kiến, tháng 12/2024, các địa phương trên sẽ bắt đầu bàn giao mặt bằng cho dự án. UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú đi qua hầu hết là đất nông nghiệp, đất cao su, không ảnh hưởng nhiều đến các hộ dân, công trình. Hiện tỉnh Đồng Nai cũng đã giao thẩm quyền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cao tốc Dầu Giây – Tân Phú cho các địa phương nơi có dự án đi qua.
Với tiểu dự án bồi thường giải phóng mặt bằng cao tốc Dầu Giây – Tân Phú, phê duyệt đầu năm 2024, tỉnh Đồng Nai đã phân chia nhiệm vụ cụ thể cho các địa phương. Theo đó, tỉnh Đồng Nai yêu cầu các địa phương có dự án đi qua phải khẩn trương rà soát quy hoạch liên quan, tăng cường quản lý xây dựng, không để xảy ra chồng chéo quy hoạch, xây dựng trái phép gây khó khăn cho việc giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Dưới đây là list các sản phẩm ghế gỗ decor. Quý khách hàng cần tìm hiểu thêm mẫu tham khảo trực tiếp ở đây: https://hungiota.com/ghe-go-decor/