Bài học về thoát hiểm khi sạt lở núi
Bài học về thoát hiểm khi sạt lở núi
Theo tường thuật của báo chí, sáng 9.9, thấy trời mưa quá to và kéo dài, anh Chứ sốt ruột nên gọi thêm mấy người đàn ông khác lên ngọn núi nằm phía sau thôn để kiểm tra. Họ phát hiện trên núi mới xuất hiện vết nứt rộng khoảng 20 cm, dài khoảng 30 m. Anh Chứ tức tốc trở về vận động bà con di dời lên một ngọn núi cách khu dân cư khoảng 500 m. 17 hộ dân với 115 người đã nghe theo anh, mang bạt lên khu vực an toàn dựng lán lánh nạn.
Những ngày qua, hoàn lưu của cơn bão số 3 đã gây tang tóc cho nhiều bản làng các tỉnh miền núi phía bắc khi hàng loạt vụ sạt lở núi khiến hàng trăm người chết và mất tích. Đây cũng là lời cảnh báo cho hàng ngàn bản làng dưới các chân núi trong cả nước, nhất là ở miền Bắc và miền Trung.
Tại tỉnh Nghệ An, theo thống kê của cơ quan chức năng, có 274 điểm từng xảy ra sạt lở núi, ảnh hưởng gần 3.000 hộ dân. Nguồn kinh phí hạn hẹp nên việc xây dựng khu tái định cư để di dời dân ra khỏi các điểm nguy hiểm là rất khó khăn.
Trong khi người dân còn phải sống chung với nguy cơ sạt núi thì việc hỗ trợ, thiết lập kế hoạch sơ tán để đảm bảo an toàn khi có mưa lũ là rất cần thiết. Năm 2020, gần 200 hộ dân ở 2 xã Mường Típ và Mường Ải (H.Kỳ Sơn) có nguy cơ bị đe dọa do sạt lở núi, nhưng chưa thể di dời vì thiếu kinh phí, tỉnh Nghệ An đã giao H.Kỳ Sơn mua lều bạt để người dân sơ tán khi có mưa lũ. Hàng chục nhà dã chiến khung bằng thép, phía trên và xung quanh được phủ kín bạt, sàn được lát sạp tre đã hình thành. Từ đó đến nay, mỗi khi có mưa lớn kéo dài, gần 200 hộ dân ở 2 xã miền núi này đều sơ tán đến các căn nhà dã chiến để lánh nạn. Khi đã an toàn, nhà được xếp lại để cất giữ.
Trong điều kiện nguồn lực nhà nước còn hạn chế, mô hình nhà bạt này cần được tham khảo để nhân rộng cho các địa phương khác, giúp người dân an toàn hơn khi đối mặt với thiên tai.
Nhưng chiếc giường spa gỗ đang được rất nhiều spa tin tưởng và lựa chọn. Quý khách hàng có thể tham khảo mẫu mới nhất tại đây: https://hungiota.com/giuong-spa/