KIẾM ĐÂU RA NIỀM VUI BẤT TẬN?

Tháng chín 18, 2024

Mới đây, mình có viết về 2 phần phim Inside Out và đặc biệt ấn tượng với một thông điệp hết sức “người lớn” trong bộ phim hoạt hình trẻ em. Câu nói của nhân vật Joy có lẽ đã viral khắp chốn và chạm đến nỗi đau của nhiều người, “Có lẽ càng lớn, chúng ta càng bớt vui đi”. Khi nghe lời thoại này, bạn có tự hỏi bao lâu rồi mình chưa cười thật sảng khoái, điều đơn giản và dễ dàng nhất khi còn là trẻ thơ?
Thực ra, mình nghĩ điều này là một quy luật tất yếu đi cùng với sự trưởng thành. Khi bé, chúng ta vui với những điều đơn giản như cây kẹo mút, món đồ chơi, được nô đùa, khám phá thế giới. Cuộc sống chỉ xoay quanh niềm vui đơn thuần là ăn học đàng hoàng, vâng lời ba mẹ, kính trọng thầy cô, chơi cùng bè bạn. Đến lúc lớn lên, những điều khó có được lúc nhỏ lại dễ dàng có ngay lập tức nên người ta lại mong cầu nhiều hơn để rồi càng bớt vui khi trách nhiệm tăng dần theo năm tháng. 
Cùng với những trách nhiệm tăng tỷ lệ thuận với độ tuổi, các cảm xúc cũng dần trở nên phức tạp như cách cô bé Riley học về giá trị của Buồn Bã ở phần 1 (2015). Cho đến sự xuất hiện của nhiều cảm xúc mới mẻ ở phần 2 (2024). Chúng ta cũng như cô bé Riley, phải làm quen với NỖI BUỒN trong chuyện tình cảm, LO LẮNG vì kết quả công việc không như ý, GHEN TỊ nhìn đứa bạn vượt trội hơn mình và XẤU HỔ khi bị mọi người xung quanh dò xét. 
Cảm xúc có thể đến, có thể đi. Nhưng cứ chạy theo thì chẳng khác nào bị kéo vào những con sóng nhấp nhô liên hồi làm thân tâm mỏi mệt mải miết.  Khi trong tâm can tràn ngập sự hỗn loạn, điều cần làm không phải là cứ tỏ ra VUI VẺ để trốn chạy, né tránh, chối bỏ những cảm xúc rất đỗi tự nhiên. Mà cần chậm lại để QUAN SÁT không phán xét những cảm xúc ẩn sâu bên trong. 
Khi đủ bình tĩnh để “mặt hồ” tâm can lắng đọng, những người lớn lại nhận ra một trạng thái tinh thần là . Mình rất thích câu nói  mạnh mẽ nghĩa là vững vàng, an tĩnh khi ngoại cảnh trập trùng sóng gió. Tập luyện chánh niệm và quan sát cảm xúc khởi sinh, vận hành rồi tan biến thú vị như theo dõi một bộ phim được liên tục trong tâm. Dần dà, chúng ta sẽ tách mình được khỏi cảm xúc và đưa tâm được về trạng thái quân bình. 
Khi đã AN, trong tâm tự khắc khởi sinh cảm giác LẠC. Niềm vui cũng có muôn hình vạn trạng.
Như hình ảnh cuối cùng trong Inside Out 2, Riley đã không còn phải cố gắng trở thành một tuyển thủ, con người khác biệt với những giá trị bên trong. Cô bé chấp nhận toàn bộ những điều tốt đẹp, xấu xí, rối bời của một bé gái tuổi teen. Rũ bỏ được gánh nặng vô hình, Riley an nhiên khi tận hưởng hơi ấm từ ánh nắng, cảm giác sảng khoái khi lướt trên sân bằng cùng niềm vui nhẹ nhàng khi đỡ lấy quả bóng côn cầu. Những niềm vui nhỏ bé, êm đềm nhưng có âm hưởng mạnh mẽ đến tâm hồn một con người. 
Mình nhận ra, NIỀM VUI là một kho báu ngay trong hiện tại mà mỗi người cần phải học cách tận hưởng liên tục trong hành trình sống. 
Ban đầu, ta nhấm nháp hương vị bùng nổ khi SUNG SƯỚNG hưởng thụ, ngập tràn, sục sôi. Lâu dần, con người lại hiểu được niềm vui đến tự sự cho đi,  
Và sau bao phen , trui rèn, chúng ta lại nhận ra niềm vui thực sự khi và hiện diện từng phút giây với đúng con người bên trong để cảm nhận sự trọn đầy từ TÂM mà không cần điều kiện bên ngoài.
Như bản thân mình là vẫn hay khó chịu khi gặp điều không như ý bởi bản tính cầu toàn. Một cách tự nhiên, mình sẽ gán ghép suy nghĩ không tốt cùng những lời nhận xét thậm tệ cho một ai đó đã làm những hành vi cẩu thả.
Cũng hiểu rằng như vậy không tốt nên mình đã cố đè nén, dùng lý lẽ để biện minh cho chính mình và người khác. Nhưng cảm xúc vẫn ở đó và dày vò làm mình cứ bực bội, khó chịu và hay nhăn nhăn mặt suốt thôi.
Cho đến khi học về TÂM thông qua khóa Content 3 Gốc cùng kiên trì viết nhật ký đã gần 2 năm, mình mới nhận ra “điểm mù” của bản thân. 
Thực tế, mình vẫn không dễ chịu khi nhìn thấy một ai đó bừa bãi hoặc thiếu suy nghĩ khi hành động. Nhưng, mình không vội phản ứng theo cảm xúc và cũng không còn bị thôi thúc phải làm gì đó để bảo vệ “cái tôi” của bản thân. 
Quan sát kỹ thì mình mới nhận ra, tâm trí chúng ta rất tài tình khi luôn gán ghép được ý nghĩa cho mọi điều mình nghĩ. Kiểu như người khác đóng vai hiền hay phản hiện thì “nhà biên kịch” đại tài đều có ngay phương án để đối tượng “nhập vai” trong phút chốc.  
Hiểu biết hơn một chút về cơ chế bên trong, mình chỉ đơn giản tự hứa với lòng là không hành động hay nói lúc khi cảm xúc hẵng còn xáo động. Cứ để cho những “đợt sóng” khởi sinh, va đập rồi tan biến, lúc rất nhanh nhưng có lúc cũng âm ỉ mãi. 
Nhưng khi sóng tan, hồ lặng, mình ý thức rõ hơn là nên nói gì và lúc nào. Chẳng phải tự nhiên mình nói hay như bậc minh triết đâu. Mình chỉ đơn giản nói ra một cách nhẹ nhàng hơn trên tinh thần góp ý và xây dựng với không chút mong cầu về kết quả thay vì áp đặt, đòi hỏi khi bị chi phối bởi tham – sân – si.
Mình vẫn tin, có VUI thì mới sống thật tốt, học được nhiều, trao đi GIÁ TRỊ, trở nên “GIÀU CÓ”. Một trong những BÀI HỌC lớn trong đời là học cách vui khi gồng gánh nhiều trách nhiệm vai trò, áp lực hơn.
Bí quyết để chinh phục thử thách không phải là biến thế giới theo ý mình muốn mà thực chất là trui rèn bản lĩnh để bình tâm trước xáo động bên ngoài. Một khi TÂM đã vững tạo điều kiện cho AN LẠC sinh sôi, chúng ta đều có thể nhìn đời bằng đôi mắt trong để thực tâm biết ơn những kỳ diệu quanh mình!