Sinh viên thế hệ Genz Việt Nam – Tầng lớp lao động-trí thức hay lao động-vô thức ?
Tháng chín 25, 2024
– Bài viết này được chia làm 2 phần
Phần 1 : Thực trạng kinh tế hiện nay ảnh hưởng đến sinh viên và thế hệ trẻ thế nào ?
Phần 2 : Xã hội và thời đại mới ảnh hưởng đến sinh viên và thế hệ trẻ ra sao ?
Phần 3 : Tổng kết
Phần 1 : Thực trạng kinh tế hiện nay ảnh hưởng đến sinh viên và thế hệ trẻ thế nào ?
Phần 2 : Xã hội và thời đại mới ảnh hưởng đến sinh viên và thế hệ trẻ ra sao ?
Phần 3 : Tổng kết
Khi nhắc đến sinh viên là ta nghĩ đến ngay những cậu trai cô gái mới lớn chập chững vào đời, họ thiếu thốn, khó khăn nhưng vẫn cố gắng học để lấy con chữ. Hình ảnh của sinh viên là làm ấm bụng với gói mì tôm, cố đi làm thêm mà trả tiền trọ rồi lại về nhà học bài để có kiến thức về sau ra trường sẽ có công ăn việc làm ổn định đóng góp cho đất nước cho xã hội. Tuy nhiên đó là hình ảnh sinh viên của 2 thập kỉ trước những năm 2000-2010 còn hiện tại sinh viên đang gắn với những hình ảnh mới ( xin được gọi là hình ảnh của thế hệ trẻ GenZ theo chúng ta bây giờ hay gọi và nghe được ). Những hình ảnh, bài báo, bài đăng về thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói chung như “Thế hệ không chịu được áp lực”, “Thế hệ đầy đủ về vật chất nhưng thiếu thốn về ý chí”, “Thế hệ phải vượt sướng ! “. Tại vì sao sinh viên từ “tầng lớp thiếu thốn nhưng vẫn cố gắng” nay lại thành “tầng lớp đầy đủ nhưng không dám đối mặt trở ngại” ?
Theo nguồn các tờ báo như Tờ báo nhân dân, báo Dân trí, báo Lao động và các trang báo khác, tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Cụ thể theo thống kê, năm 2023, khoảng 437,3 nghìn thanh niên từ 15 đến 24 tuổi không có việc làm, chiếm 41,3% tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của nhóm này đạt 7,63%, giảm so với năm trước, nhưng vẫn ở mức cao, đặc biệt là tại các khu vực thành phố ( theo Nhịp sống kinh tế Việt Nam và Thế giới và BAO DIEN TU VTV).
Theo nguồn các tờ báo như Tờ báo nhân dân, báo Dân trí, báo Lao động và các trang báo khác, tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Cụ thể theo thống kê, năm 2023, khoảng 437,3 nghìn thanh niên từ 15 đến 24 tuổi không có việc làm, chiếm 41,3% tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của nhóm này đạt 7,63%, giảm so với năm trước, nhưng vẫn ở mức cao, đặc biệt là tại các khu vực thành phố ( theo Nhịp sống kinh tế Việt Nam và Thế giới và BAO DIEN TU VTV).
Năm 2022, số thanh niên thất nghiệp là khoảng 409.300 người, tương đương 37,6% tổng số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động, cho thấy xu hướng không khả quan trong việc tìm kiếm việc làm của sinh viên mới ra trường. Và nếu các sinh viên sau khi ra trường và có việc làm thì có một tỷ lệ khác ngoài tỷ lệ thất nghiệp rất đáng báo động, đó là tỷ lệ nhảy việc. Cụ thể, tỷ lệ nhảy việc của sinh viên mới ra trường tại Việt Nam trong những năm gần đây đã tăng lên đáng kể. Theo một số nghiên cứu và báo cáo cho thấy khoảng 60-70% sinh viên mới tốt nghiệp có xu hướng nhảy việc trong vòng 1-2 năm đầu sau khi ra trường.
Nếu so sánh tỷ lệ này với tỷ lệ của thế hệ trước thì khiêm tốn hơn rất nhiều, các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhảy việc của thế hệ trước, đặc biệt là trong những năm 1990 và 2000, thường chỉ ở mức 30-40%.
Nếu so sánh tỷ lệ này với tỷ lệ của thế hệ trước thì khiêm tốn hơn rất nhiều, các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhảy việc của thế hệ trước, đặc biệt là trong những năm 1990 và 2000, thường chỉ ở mức 30-40%.
Lý do gì khiến thế hệ trẻ ngày nay nói chung và sinh viên chật vật với xin việc và ổn định trong công việc như vậy ?
Có những lý do chính sau đây :
+ Thị trường lao động đang bị lệch giữa cung và cầu
+ Ảnh hưởng kinh tế
+ Thế hệ trẻ hiện nay đang thiếu kỹ năng, cả về chuyên môn lẫn các kĩ năng mềm khác.
+ Xã hội mới đang khiến họ phải vật lộn với những trở ngại mà thế hệ cũ không có
+ Thị trường lao động đang bị lệch giữa cung và cầu
+ Ảnh hưởng kinh tế
+ Thế hệ trẻ hiện nay đang thiếu kỹ năng, cả về chuyên môn lẫn các kĩ năng mềm khác.
+ Xã hội mới đang khiến họ phải vật lộn với những trở ngại mà thế hệ cũ không có
Phần 1 : Thị trường lao động đang bị lệch giữa cung và cầu và ảnh hưởng kinh tế :
Theo Chủ nghĩa khoa học Xã hội Khoa học, cơ cấu xã hội-giai cấp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ( thời kì nước ta hiện tại ) có tính quy luật và 1 trong những quy luật đó là “cơ cấu-xã hội giai cấp biến đổi gắn liền và bị quy định bởi cơ cấu kinh tế”, vậy cơ cấu kinh tế đã ảnh hưởng đến cơ cấu-xã hội giai cấp của thế hệ trẻ cụ thể đây là sinh viên thế nào ?
Sau đại dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu suy giảm kinh tế nghiêm trọng, với GDP năm 2020 chỉ tăng 2,91%, mức thấp nhất trong 30 năm qua. Dù đã qua cơn khủng hoảng đại dịch, tuy nhiên điều này vẫn để lại hậu quả về kinh tế lâu dài, hiện nay Việt Nam đang trong thời kì suy thoái kinh tế khiến cho nhiều doanh nghiệp, công ty phải cắt giảm nhân sự để có thể tồn tại. Từ đó dẫn tới việc một số người dù muốn gắn bó với công việc hiện tại một cách ổn định, bền vững và có cơ hội thăng tiến trong tương lai cũng phải cam chịu mà nghỉ việc.
Theo Kinh tế chính trị Mác Lê-nin “hội nhập kinh tế quốc tế mang tính tất yếu vì xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa đồng thời hội nhập kinh tế là phương thức phát triển phổ biến giữa các nước hiện nay, theo đó là cách mạng khoa học công nghệ” Đây một lý do khác khiến sinh viên thất nghiệp nhiều đến vậy là nước ta đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế và phát triển công nghệ hơn bao giờ hết, những khối ngành kinh tế và quốc tế chưa bao giờ “HOT” đến vậy, đặc biệt là những nghành như marketing, logistics hay quản trị kinh doanh. Nếu những năm về trước, các khối ngành kĩ thuật như công nghệ thông tin, xây dựng, cơ điện,.. là những ngành rất nổi vì ra trường chắc chắn sẽ có việc thì những năm trở lại đây có thể thấy người người học kinh tế nhà nhà học kinh tế, học sinh thì cố học để vào các trường top đầu về kinh tế như FTU, NEU, Học viện Ngân Hàng, Học viện Tài chính ( điểm chuẩn GTU tăng lên 28,4 vào năm 2020, Học viện Ngân Hàng đạt mức kỉ lục 28,05 điểm vào năm 2020 ). Điều nay nghe tưởng chừng có vẻ tốt với một số người vì sẽ thúc đẩy được nền kinh tế nước nhà nhưng sự thật là ngược lại. Lý do tại sao ?
Theo Quy luật cung-cầu Kinh tế chính trị Mác Lê-nin, “điểm cân bằng là khi tại đó lương cung bằng lượng cầu nên sẽ không gây ra thay đổi về giá và lượng”. Nếu so sánh hàng hóa như sức lao động thì ta có thể thấy hiện nay “cầu” về nhân viên của các doanh nghiệp đang thấp hơn “cung”, khi cung vượt cầu thì giá cả hàng hóa sẽ giảm do sự dư thừa hàng hóa trên thị trường. Lúc này, những ngành HOT kia lại dư thừa nhân sự và khó có thể tìm được việc làm vì “nhân sự đã cắt giảm nay còn nhiều người ứng tuyển”. May sao ta có luật lao động và sức lao động theo cách hiểu nào đó là một loại “hàng hóa đặc biệt” nên lương tối thiểu vẫn được giữ nguyên nếu không theo quy luật kể trên thì mức lương của người có việc cũng khiêm tốn như số lượng đồng nghiệp của họ. Thật trớ trêu khi số sinh viên đặt nguyện vọng vào các khối ngành về hàng hải hay công nghiệp lại thấp hơn rất nhiều so với khối ngành kinh tế hoặc những sinh viên kinh tế khi ra trường cũng ít để ý đến bộ công nghiệp hay những dự án hàng hải trong khi nước ta có đến khoảng 3.260km đường bờ biển từ Bắc xuống Nam và đang trong thời kì đại cách mạng công nghiệp ( hiện tại đang ở công nghiệp 4.0 ) và theo lý luận về công nghiệp hóa Kinh tế chính trị Mác Lê-Nin thì “công nghiệp là ngành chủ đạo của nền kinh tế quốc tế hiện đại”.
Các sinh viên kinh tế ra trường là vậy, thế sinh viên các ngành khác thì sao ? Một số đánh giá về thế hệ trẻ như “Cử nhân bằng giỏi mà làm cũng chả được việc”, “Bằng cấp thạc sĩ trình độ cử nhân” hay “Các tiến sĩ giấy Genz” là nhan nhản trên các mạng xã hội. Theo Triết học Mác Lê-nin thì “sự vật sẽ thay đổi về chất nếu có tính trữ đủ sự thay đổi về lượng”, điều gì đã khiến các hệ trẻ ngày nay bị nói rằng “chất thạc sĩ nhưng lượng cử nhân” ?
Lại quay về câu chuyện thất nghiệp, theo tạp chí điện tử giáo dục Việt Nam năm 2016 hơn 220.000 cử nhân và thạc sĩ thất nghiệp do không đáp ứng được yêu cầu nhà tuyển dụng và con số này vẫn còn đang tăng cao những năm trở lại đây. Lý do có thể thấy rõ rằng, số lượng trường đại học đang tăng lên đáng kể, nhiều hệ đào tạo như chuyên tu, từ xa và tại chức xuất hiện. Ngoài ra một số ý kiến còn cho rằng chất lượng đào tạo đã giảm đi vì nhiều trường đã giảm tải kiến thức cho sinh viên đồng thời phương pháp giảng dạy thay đổi khiến họ chỉ học để thi chứ học chẳng phải học để lấy kiến thức, thi xong là quên luôn thành ra khi ra trường thì kiến thức chuyên ngành kém, đi làm thì chẳng được việc. Đó là chưa kể đến vấn đề “chạy cánh” hay làm bài tập hộ, học hộ, thi hộ ở các trường đại học ví dụ như HUST, HUCE, UTC,…
Ngoài thiếu kĩ năng chuyên môn ra, thế hệ trẻ cũng bị đánh giá là thiếu kĩ năng mềm như cách ứng xử với cấp trên, cách ăn nói với đồng nghiệp, quản lý thời gian, quản lý chi tiêu,… Các hình ảnh của các sếp “bóc phốt” viết email xin việc mà dùng icon và viết tắt nhan nhản trên mạng, làm sai nhưng cãi lại sếp không nghe góp ý đồng nghiệp rồi nghỉ việc luôn,… Có một bài đăng của một giảng viên tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội hồi trước, nội dung là về có một sinh viên lên giảng đường, môi trường sư phạm mà mặc áo ba lỗ, quần đùi, dép lê đi lại cười nói rất bình thường, thiếu tôn trọng giảng viên, môi trường sư phạm và các bạn khác. Có thể thấy rõ, những người trẻ hiện nay văn hóa học đường còn không có thì khi đi làm sao có được văn hóa công sở, văn hóa công ty hay rộng hơn là văn hóa xã hội ?
Sau đại dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu suy giảm kinh tế nghiêm trọng, với GDP năm 2020 chỉ tăng 2,91%, mức thấp nhất trong 30 năm qua. Dù đã qua cơn khủng hoảng đại dịch, tuy nhiên điều này vẫn để lại hậu quả về kinh tế lâu dài, hiện nay Việt Nam đang trong thời kì suy thoái kinh tế khiến cho nhiều doanh nghiệp, công ty phải cắt giảm nhân sự để có thể tồn tại. Từ đó dẫn tới việc một số người dù muốn gắn bó với công việc hiện tại một cách ổn định, bền vững và có cơ hội thăng tiến trong tương lai cũng phải cam chịu mà nghỉ việc.
Theo Kinh tế chính trị Mác Lê-nin “hội nhập kinh tế quốc tế mang tính tất yếu vì xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa đồng thời hội nhập kinh tế là phương thức phát triển phổ biến giữa các nước hiện nay, theo đó là cách mạng khoa học công nghệ” Đây một lý do khác khiến sinh viên thất nghiệp nhiều đến vậy là nước ta đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế và phát triển công nghệ hơn bao giờ hết, những khối ngành kinh tế và quốc tế chưa bao giờ “HOT” đến vậy, đặc biệt là những nghành như marketing, logistics hay quản trị kinh doanh. Nếu những năm về trước, các khối ngành kĩ thuật như công nghệ thông tin, xây dựng, cơ điện,.. là những ngành rất nổi vì ra trường chắc chắn sẽ có việc thì những năm trở lại đây có thể thấy người người học kinh tế nhà nhà học kinh tế, học sinh thì cố học để vào các trường top đầu về kinh tế như FTU, NEU, Học viện Ngân Hàng, Học viện Tài chính ( điểm chuẩn GTU tăng lên 28,4 vào năm 2020, Học viện Ngân Hàng đạt mức kỉ lục 28,05 điểm vào năm 2020 ). Điều nay nghe tưởng chừng có vẻ tốt với một số người vì sẽ thúc đẩy được nền kinh tế nước nhà nhưng sự thật là ngược lại. Lý do tại sao ?
Theo Quy luật cung-cầu Kinh tế chính trị Mác Lê-nin, “điểm cân bằng là khi tại đó lương cung bằng lượng cầu nên sẽ không gây ra thay đổi về giá và lượng”. Nếu so sánh hàng hóa như sức lao động thì ta có thể thấy hiện nay “cầu” về nhân viên của các doanh nghiệp đang thấp hơn “cung”, khi cung vượt cầu thì giá cả hàng hóa sẽ giảm do sự dư thừa hàng hóa trên thị trường. Lúc này, những ngành HOT kia lại dư thừa nhân sự và khó có thể tìm được việc làm vì “nhân sự đã cắt giảm nay còn nhiều người ứng tuyển”. May sao ta có luật lao động và sức lao động theo cách hiểu nào đó là một loại “hàng hóa đặc biệt” nên lương tối thiểu vẫn được giữ nguyên nếu không theo quy luật kể trên thì mức lương của người có việc cũng khiêm tốn như số lượng đồng nghiệp của họ. Thật trớ trêu khi số sinh viên đặt nguyện vọng vào các khối ngành về hàng hải hay công nghiệp lại thấp hơn rất nhiều so với khối ngành kinh tế hoặc những sinh viên kinh tế khi ra trường cũng ít để ý đến bộ công nghiệp hay những dự án hàng hải trong khi nước ta có đến khoảng 3.260km đường bờ biển từ Bắc xuống Nam và đang trong thời kì đại cách mạng công nghiệp ( hiện tại đang ở công nghiệp 4.0 ) và theo lý luận về công nghiệp hóa Kinh tế chính trị Mác Lê-Nin thì “công nghiệp là ngành chủ đạo của nền kinh tế quốc tế hiện đại”.
Các sinh viên kinh tế ra trường là vậy, thế sinh viên các ngành khác thì sao ? Một số đánh giá về thế hệ trẻ như “Cử nhân bằng giỏi mà làm cũng chả được việc”, “Bằng cấp thạc sĩ trình độ cử nhân” hay “Các tiến sĩ giấy Genz” là nhan nhản trên các mạng xã hội. Theo Triết học Mác Lê-nin thì “sự vật sẽ thay đổi về chất nếu có tính trữ đủ sự thay đổi về lượng”, điều gì đã khiến các hệ trẻ ngày nay bị nói rằng “chất thạc sĩ nhưng lượng cử nhân” ?
Lại quay về câu chuyện thất nghiệp, theo tạp chí điện tử giáo dục Việt Nam năm 2016 hơn 220.000 cử nhân và thạc sĩ thất nghiệp do không đáp ứng được yêu cầu nhà tuyển dụng và con số này vẫn còn đang tăng cao những năm trở lại đây. Lý do có thể thấy rõ rằng, số lượng trường đại học đang tăng lên đáng kể, nhiều hệ đào tạo như chuyên tu, từ xa và tại chức xuất hiện. Ngoài ra một số ý kiến còn cho rằng chất lượng đào tạo đã giảm đi vì nhiều trường đã giảm tải kiến thức cho sinh viên đồng thời phương pháp giảng dạy thay đổi khiến họ chỉ học để thi chứ học chẳng phải học để lấy kiến thức, thi xong là quên luôn thành ra khi ra trường thì kiến thức chuyên ngành kém, đi làm thì chẳng được việc. Đó là chưa kể đến vấn đề “chạy cánh” hay làm bài tập hộ, học hộ, thi hộ ở các trường đại học ví dụ như HUST, HUCE, UTC,…
Ngoài thiếu kĩ năng chuyên môn ra, thế hệ trẻ cũng bị đánh giá là thiếu kĩ năng mềm như cách ứng xử với cấp trên, cách ăn nói với đồng nghiệp, quản lý thời gian, quản lý chi tiêu,… Các hình ảnh của các sếp “bóc phốt” viết email xin việc mà dùng icon và viết tắt nhan nhản trên mạng, làm sai nhưng cãi lại sếp không nghe góp ý đồng nghiệp rồi nghỉ việc luôn,… Có một bài đăng của một giảng viên tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội hồi trước, nội dung là về có một sinh viên lên giảng đường, môi trường sư phạm mà mặc áo ba lỗ, quần đùi, dép lê đi lại cười nói rất bình thường, thiếu tôn trọng giảng viên, môi trường sư phạm và các bạn khác. Có thể thấy rõ, những người trẻ hiện nay văn hóa học đường còn không có thì khi đi làm sao có được văn hóa công sở, văn hóa công ty hay rộng hơn là văn hóa xã hội ?
Phần 2 : Xã hội và thời đại mới ảnh hưởng đến sinh viên và thế hệ trẻ ra sao ?
Điều kì lạ là tại sao tìm việc đã khó khăn như vậy mà họ lại đột ngột nhảy việc chỉ sau 1-2 năm thậm chí là vài tháng làm việc để rồi mất việc ? Lý do lúc này sẽ không còn là về thị trường, nền kinh tế nữa mà về xã hội, văn hóa và các hiện tượng đương thời hiện nay tác động đến người trẻ thế nào. Ở phần này, tôi sẽ đưa ra góc nhìn về những khó khăn mà thế hệ trẻ “Genz” phải đối mặt mà người thế hệ trước không có :
1. Sự đầy đủ về vật chất, thiếu thốn về tinh thần
– Quay trở lại hình ảnh “sinh viên nghèo khó” thì rõ ràng học sinh, sinh viên ngày nay đầy đủ hơn thế hệ trước rất rất nhiều. Họ là thế hệ được sinh ra vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghệ như đã nói ở phần 1, họ có điện thoại thông minh, máy tính, các công cụ hỗ trợ học tập khác và quan trọng nhất là môi trường học tập tốt hơn. Nếu hồi xưa 1 lớp sinh viên khoảng 80-100 người trong 1 lớp học chỉ có vài cái quạt và “gió trời” từ cửa sổ thì hiện nay trường đại học nào cũng đã có điều hòa để hỗ trợ học tập cho các bạn sinh viên. Cái thời sinh viên ăn mì cầm hơi chờ đến cuối tháng hay cắm thẻ sinh viên dưới căng tin cả kì để ăn chịu đã qua rồi, ngày nay các nhóm sinh viên cứ vài hôm lại rủ nhau đi cà phê, đi ăn chỗ này chỗ kia, mua quần áo theo xu hướng,… Ấy thế mà tại sao, thế hệ trẻ ngày nay bị đánh giá là “thế hệ nhạy cảm” ?
Đầy đủ vật chất không có nghĩa là đầy đủ về mặt tinh thần
– Một trong những áp lực lớn nhất mà sinh viên ngày nay phải đối mặt là áp lực đồng trang lứa. Những hình ảnh “sinh viên mới ra trường lương 50 triệu 1 tháng” hay “vừa học vừa làm vẫn đạt bằng xuất sắc lương chục triệu” nhan nhản trên mạng ngày càng nhiều. Cuộc cách mạng công nghệ đã giúp người dân được cập nhật những thông tin về xã hội hàng ngày, lượng kiến thức trên mạng là vô số nhưng theo đó là những thông tin, hình ảnh gây ra sự tự ti cho các bạn trẻ (Điều mà thế hệ trước không có). Khảo sát cho thấy 65,9% người trẻ khẳng định áp lực đồng trang lứa xuất phát từ chính bản thân, 19,3% từ gia đình và 11,5% từ xã hội. Thế hệ trẻ bây giờ tiếp xúc với quá nhiều thông tin, họ bội thực thông tin và phải vật lộn giữa 2 cuộc sống, 1 là cuộc sống ở đời thực và 2 là mạng xã hội.
Họ lạc lõng giữa những câu chuyện về sự thành công của người khác, “con nhà người ta” trong mỗi bữa cơm gia đình còn thua xa cậu chuyện về “học sinh nghèo vượt khó” trên các trang mạng xã hội. Khi mất đi sự tự tin vào bản thân, con người ta phó mạc mọi thứ cho số phận vì cảm giác “có cố thì cũng vậy thôi, mình chẳng thể giỏi bằng người ta đâu ” đồng thời gây ra các rối loạn tâm lý khác, theo Hiệp hội tâm lý Hoa kỳ, chỉ 45% Genz cho biết sức khỏe tâm thần của họ ổn hoặc rất tốt, thấp hơn hẳn so với các thế hệ khác.. Hội nhập quốc tế và cách mạng khoa học làm cho nền kinh tế phát triển đồng thời cũng giáo dục và làm thế hệ trẻ phát triển hơn nhưng là giáo dục trên mạng nhiều hơn giáo dục gia đình và phát triển về lo âu tâm lý.
– Nhắc đến sự giáo dục từ gia đình, Genz là 1 thế hệ thiếu thốn sự cảm thông và thấu hiểu từ những người thân trong gia đình. Hiện nay không có xa lạ với hình ảnh những đứa trẻ cắm cúi vào xem điện thoại, nghịch máy tính bảng còn cha mẹ thì làm việc riêng hoặc cũng tương tự. Theo Chủ nghĩa khoa học xã hội-Chủ đề Vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội, “một trong những chức năng cơ bản của gia đình là nuôi dưỡng và giáo dục”. Thay vì chơi với con, dạy bọn trẻ về cuộc sống, giáo dục về kiến thức ( điều cơ bản của bậc làm cha làm mẹ ) thì họ lại để việc đó cho 1 thiết bị điện tử ?
Đó là khi còn nhỏ, khi thế hệ mới lớn lên họ phải chịu một sự cô đơn và thiếu kết nối từ chính gia đình của mình, những người trẻ không dám nói về những áp lực mình có, không dám chia sẽ với những người gần gũi nhất vì có thể những người ấy sẽ mắng mỏ họ và so sánh giữa hai thế hệ như “thời của tao làm gì có được như mày mà sao mày hở tí là than” hay “giờ chúng mày sướng quá hóa rồ à ? Tao lo cho mày đầy đủ thế còn kêu ca cái gì ? “. Lỗi cũng chẳng phải do ai, chỉ đơn giản rằng họ là thế hệ trước, họ không hiểu những áp lực của thế hệ sau khi áp đặt những định kiến cũ lên một xã hội mới. Theo Chủ nghĩa khoa học xã hội-Chủ đề Vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội, “một chức năng cơ bản khác của gia đình là thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình” khi gia đình đồng thời mất đi 2 chức năng cơ bản là giáo dục và duy trì tình cảm thì việc thế hệ GenZ trở nên nhạy cảm với cuộc sống cũng là một điều dễ hiểu.
Từ đây, khi những đứa trẻ lớn lên chúng sẽ có tâm lý chống đối xã hội, sa đà vào tệ nạn như ma túy, thuốc phiện hay thậm chí là đi theo một tà giáo nào đó như Hội thánh đức chúa trời vào năm 2018 hay như những hội giáo thường xuyên đi vào các trường đại học và lôi kéo sinh viên. Người ngoài bảo rằng họ ngây thơ, tin người, ngu dốt, tệ nạn mới đi theo các hội giáo, mới sử dụng chất cấm nhưng theo Chủ nghĩa khoa học xã hội Lê Nin chỉ nói đơn giản rằng ” Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân “. Khi con người ta quá đau đớn về mặt tinh thần thì ta sẽ tìm đến tôn giáo như một loại thuốc phiện để chữa lành tâm hồn.
Họ lạc lõng giữa những câu chuyện về sự thành công của người khác, “con nhà người ta” trong mỗi bữa cơm gia đình còn thua xa cậu chuyện về “học sinh nghèo vượt khó” trên các trang mạng xã hội. Khi mất đi sự tự tin vào bản thân, con người ta phó mạc mọi thứ cho số phận vì cảm giác “có cố thì cũng vậy thôi, mình chẳng thể giỏi bằng người ta đâu ” đồng thời gây ra các rối loạn tâm lý khác, theo Hiệp hội tâm lý Hoa kỳ, chỉ 45% Genz cho biết sức khỏe tâm thần của họ ổn hoặc rất tốt, thấp hơn hẳn so với các thế hệ khác.. Hội nhập quốc tế và cách mạng khoa học làm cho nền kinh tế phát triển đồng thời cũng giáo dục và làm thế hệ trẻ phát triển hơn nhưng là giáo dục trên mạng nhiều hơn giáo dục gia đình và phát triển về lo âu tâm lý.
– Nhắc đến sự giáo dục từ gia đình, Genz là 1 thế hệ thiếu thốn sự cảm thông và thấu hiểu từ những người thân trong gia đình. Hiện nay không có xa lạ với hình ảnh những đứa trẻ cắm cúi vào xem điện thoại, nghịch máy tính bảng còn cha mẹ thì làm việc riêng hoặc cũng tương tự. Theo Chủ nghĩa khoa học xã hội-Chủ đề Vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội, “một trong những chức năng cơ bản của gia đình là nuôi dưỡng và giáo dục”. Thay vì chơi với con, dạy bọn trẻ về cuộc sống, giáo dục về kiến thức ( điều cơ bản của bậc làm cha làm mẹ ) thì họ lại để việc đó cho 1 thiết bị điện tử ?
Đó là khi còn nhỏ, khi thế hệ mới lớn lên họ phải chịu một sự cô đơn và thiếu kết nối từ chính gia đình của mình, những người trẻ không dám nói về những áp lực mình có, không dám chia sẽ với những người gần gũi nhất vì có thể những người ấy sẽ mắng mỏ họ và so sánh giữa hai thế hệ như “thời của tao làm gì có được như mày mà sao mày hở tí là than” hay “giờ chúng mày sướng quá hóa rồ à ? Tao lo cho mày đầy đủ thế còn kêu ca cái gì ? “. Lỗi cũng chẳng phải do ai, chỉ đơn giản rằng họ là thế hệ trước, họ không hiểu những áp lực của thế hệ sau khi áp đặt những định kiến cũ lên một xã hội mới. Theo Chủ nghĩa khoa học xã hội-Chủ đề Vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội, “một chức năng cơ bản khác của gia đình là thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình” khi gia đình đồng thời mất đi 2 chức năng cơ bản là giáo dục và duy trì tình cảm thì việc thế hệ GenZ trở nên nhạy cảm với cuộc sống cũng là một điều dễ hiểu.
Từ đây, khi những đứa trẻ lớn lên chúng sẽ có tâm lý chống đối xã hội, sa đà vào tệ nạn như ma túy, thuốc phiện hay thậm chí là đi theo một tà giáo nào đó như Hội thánh đức chúa trời vào năm 2018 hay như những hội giáo thường xuyên đi vào các trường đại học và lôi kéo sinh viên. Người ngoài bảo rằng họ ngây thơ, tin người, ngu dốt, tệ nạn mới đi theo các hội giáo, mới sử dụng chất cấm nhưng theo Chủ nghĩa khoa học xã hội Lê Nin chỉ nói đơn giản rằng ” Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân “. Khi con người ta quá đau đớn về mặt tinh thần thì ta sẽ tìm đến tôn giáo như một loại thuốc phiện để chữa lành tâm hồn.
2. Thế hệ thiếu kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm ?
– Về vấn đề trình độ học vấn, kì thi đại học chưa bao giờ khốc liệt đến như vậy dù thậm chí kì thi còn chưa chính thức diễn ra, các học sinh thi nhau đi học lấy chứng chỉ tiếng anh, thi đánh giá năng lực để có thể xét tuyển sớm vào ngôi trường mong muốn. Hay những bạn sinh viên còn chưa ra trường đã đi nộp CV hết công ty này đến công ty nọ để xin thực tập lấy kinh nghiệm và mong muốn học tập thực tiễn. Liệu đó có phải những đặc điểm về một thế hệ thiếu học như mọi người đang đánh giá không ? Theo góc nhìn Triết học Mác Lê-Nin, “mọi người đang đánh giá cái chung dựa trên cái đơn và cái đơn nhất ( cái chung : thế hệ trẻ, cái đơn và cái đơn nhất : một số bộ phận, cá nhân thế hệ trẻ ) “, tức mọi người chỉ nhìn một vài yếu tố đặc điểm mà đã suy ra cái tổng thể và đây là một ý kiến mang tính phiến diện và chủ quan. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ tài giỏi, không đâu xa họ là những “con nhà người ta mạng xã hội” đã đề cập ở mục 1. Sự đầy đủ về vật chất, thiếu thốn về tinh thần. Thế hệ ngày ngay là thế hệ của sự sáng tạo, năng động và nhiều hoài bão ( điều mà thế hệ trước rất ít ) và đây cũng là một trong số các lý do mà họ thường xuyên nhảy việc, khi họ cảm thấy mình đã học hết kiến thức ở chỗ làm cũ họ sẽ chuyển sang một chỗ làm mới để học tập những điều mới. Học hết cử nhân lại muốn học lên thạc sĩ, hết thạc sĩ thì lại tiếp tục muốn học lên tiến sĩ.
Tuy nhiên, luồng ý kiến tiêu cực về thế hệ trẻ là không phải không có căn cứ, thực tế theo nghiên cứu và khảo sát thì trong công việc thế hệ trẻ thường thiếu kiên nhẫn, sự kiên trì, kĩ năng làm việc nhóm và dễ bị ảnh hưởng bởi các xu hướng trên mạng. Có thể lập luận rằng, trong thời đại hiện nay mọi thứ đều đã nhanh và tiện, những video giải trí chưa quá 20s liên tục gây ảnh hưởng lên những người trẻ rất nhiều và gây ra thói quen không kiên nhẫn được lâu. Dần dà, họ bị phụ thuộc vào những thứ tưởng như là hỗ trợ học tập nay lại thành “công cụ học hộ” khi chỉ cần ghi câu hỏi và có ngay đáp án. Về lâu về dài, họ bị thụ động trong suy nghĩ và thiếu đi định hướng trong tương lai dẫn đến việc “đi học mà không biết đang học gì”. Họ nghỉ việc ở chỗ làm cũ vì cảm thấy không còn gì để học hỏi nhưng họ nghỉ làm trước khi thử thách trong việc ập đến, họ chưa thành thục kĩ năng cũ, kiến thức cũ mà đã muốn nhanh nhanh chóng chóng học những điều mới và gây ra lỗ hổng trong kiến thức và kinh nghiệm. Theo góc nhìn Triết học Mác Lê-Nin, “chúng ta có thể bỏ qua một số giai đoạn trong sự phát triển nếu có những điều kiện ủng hộ” ví dụ như Việt Nam bỏ qua hình thái kinh tế xã hội Tư bản chủ nghĩa và tiến thẳng từ xã hội phong kiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội vì không có thời gian và đã tiếp thu hết những thành tựu của các nước Tư bản chủ nghĩa để lại. Tuy nhiên, thế hệ trẻ chưa tiếp thu hết kĩ năng, kiến thức đã muốn sang một giai đoạn mới, nhảy vọt mà không có cơ sở là rất sai lầm.
Trong tập Podcast Have A Sip phỏng vấn chú Hoàng Nam Tiến nguyên là Chủ tịch FPT Software, FPT Telecom, Tập đoàn FPT, chú có nói rằng :
Tuy nhiên, luồng ý kiến tiêu cực về thế hệ trẻ là không phải không có căn cứ, thực tế theo nghiên cứu và khảo sát thì trong công việc thế hệ trẻ thường thiếu kiên nhẫn, sự kiên trì, kĩ năng làm việc nhóm và dễ bị ảnh hưởng bởi các xu hướng trên mạng. Có thể lập luận rằng, trong thời đại hiện nay mọi thứ đều đã nhanh và tiện, những video giải trí chưa quá 20s liên tục gây ảnh hưởng lên những người trẻ rất nhiều và gây ra thói quen không kiên nhẫn được lâu. Dần dà, họ bị phụ thuộc vào những thứ tưởng như là hỗ trợ học tập nay lại thành “công cụ học hộ” khi chỉ cần ghi câu hỏi và có ngay đáp án. Về lâu về dài, họ bị thụ động trong suy nghĩ và thiếu đi định hướng trong tương lai dẫn đến việc “đi học mà không biết đang học gì”. Họ nghỉ việc ở chỗ làm cũ vì cảm thấy không còn gì để học hỏi nhưng họ nghỉ làm trước khi thử thách trong việc ập đến, họ chưa thành thục kĩ năng cũ, kiến thức cũ mà đã muốn nhanh nhanh chóng chóng học những điều mới và gây ra lỗ hổng trong kiến thức và kinh nghiệm. Theo góc nhìn Triết học Mác Lê-Nin, “chúng ta có thể bỏ qua một số giai đoạn trong sự phát triển nếu có những điều kiện ủng hộ” ví dụ như Việt Nam bỏ qua hình thái kinh tế xã hội Tư bản chủ nghĩa và tiến thẳng từ xã hội phong kiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội vì không có thời gian và đã tiếp thu hết những thành tựu của các nước Tư bản chủ nghĩa để lại. Tuy nhiên, thế hệ trẻ chưa tiếp thu hết kĩ năng, kiến thức đã muốn sang một giai đoạn mới, nhảy vọt mà không có cơ sở là rất sai lầm.
Trong tập Podcast Have A Sip phỏng vấn chú Hoàng Nam Tiến nguyên là Chủ tịch FPT Software, FPT Telecom, Tập đoàn FPT, chú có nói rằng :
Các bạn trẻ bây giờ sợ nhất là trong một tuần không có trải nghiệm nào mới cho bản thân, dù nhỏ cũng được ít cũng được nhưng sợ nhất là không có thêm trải nghiệm gì mới cho cuộc sống của mình
Thời đại công nghệ phát triển, chúng ta chỉ cần một chiếc điện thoại và kết nối mạng là đã có thể “trải nghiệm” đó đây, xem review Đỉnh Phan-Xi-Păng, xem video cứu trợ đồng bào lũ lụt,… Hay các bạn đi chơi đi dã ngoại cũng chỉ loanh quanh những nơi các bạn từng đi như quán cà phê, Hồ Tây,… và chill (thả trôi tâm trí). Trải nghiệm sống là thứ quan trọng để hỗ trợ cho cuộc sống và tâm hồn mỗi con người, chú Hoàng Nam Tiến gợi ý rằng các bạn trẻ đừng chỉ loanh quanh ở những câu lạc bộ trên trường, những nhóm bạn ở quán cà phê mà hãy đi đến những nơi xa xôi nhất tổ quốc, cứu giúp những đồng bào khó khăn, làm một dự án hay bất cứ trải nghiệm gì. Theo triết học Mác Lê-Nin “quy luật của sự phát triển của sự vật là vận động”, hãy vận động cơ thể, vận động đầu óc để bản thân có thể phát triển là điều tốt nhất có thể khuyên tới các bạn trẻ. Đừng phụ thuộc vào công nghệ quá nhiều, chúng chỉ là công cụ hỗ trợ còn bạn mới là cốt lõi, hãy nhớ rằng cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng do con người tạo ra. Đừng học tập và lao động một cách vô thức, vô định hướng mà hãy tạo ra cho bản thân một quá trình phát triển trí thức.
Phần 3 : Tổng kết
– Cuộc cách mạng công nghiệp và hội nhập kinh tế đã giúp thế hệ trẻ được tiếp xúc với những thông tin, kiến thức dễ dàng, có môi trường sống, học tập, làm việc và phát triển đầy đủ nhưng đồng thời cũng gây ra những ảnh hưởng xấu đến tâm lý, sự phát triển của thế hệ trẻ. Những ảnh hưởng đó có thể đến từ nền kinh tế, hội nhập hóa toàn cầu, gia đình,v.v tuy nhiên thế hệ trẻ có thể thay đổi và vận dụng những yếu thế đó thành lợi thế cho mình, thế hệ trước cũng nên có một thái độ nhìn nhận khách quan hơn với thế hệ mới khi có những thứ mà thế hệ họ không phải đối mặt. Thay vì được nhìn nhận là một thế hệ chỉ biết “vô thức” sống và làm việc, GenZ đang cần sự thấu hiểu và hỗ trợ để vượt qua những thách thức mà thời đại mới mang lại.