Bài viết dài kỳ: Colombiana, LSD và Tâm lý học
Tháng mười 2, 2024
Colombiana, LSD và Tâm lý học.
Trước hết, nếu ai có ý định đọc bài này. Mình khuyên là mọi người nên gạt bỏ hết những quyển sách tâm lý học mà mọi người đã đọc. Ví dụ như tâm lý học đại cương, thao túng đám đông, giải mã giấc mơ , hay truyện tranh marvel có liên quan đến giáo sư X. Thật ra những cuốn đó không phải là sách vở về tâm lý học. Mình không bảo tác giả chém bậy, lí do thì mình sẽ chi tiết trong bài. Coi như mấy dòng này là để câu view đi vậy.
Oki, bây giờ vào bài. Mình viết bài này có nhắc đến LSD, vì từ đợt mình bắt đầu làm ở Peace Corps năm ngoái, mình thấy số lượng người dùng LSD hay nấm thức thần tăng mạnh. Đúng là LSD đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của người Tinh khôn (hay Sapiens), thuỷ tổ của người hiện đại. Nhưng hiện giờ nó nằm trong danh mục cấm. Vậy nên bài này giải thích vì sao các bạn ko nên dùng nó. LSD vừa có lợi, vừa có hại cho sức khoẻ. Hiện nay thì hại nhiều hơn. Mình khuyên là thay vì thử, hãy đọc, học và thể thao nhiều hơn. Khi về già hẵng thử :)))) Lí do được trình bày trong bài viết siêu dài này. 1 bài dài chỉ để nói về 1 chất kích thích thú vị thì cũng đáng nha.
Oke vào bài.
—————————
Thuở xa xưa, cụ thể hơn là thời bình minh nhân loại. Người Tinh khôn (Sapiens) cũng xuất hiện, nhưng không như hiện nay. Sapiens chưa đứng đầu bảng chuỗi thức ăn, mà ngược lại, xếp sau khá nhiều loài khác. Đặc biệt là các loài linh trưởng, trong đó có Neanderthal – giống người cổ đại cũng tiến hoá từ vượn, nhưng khác với Sapiens, Neanderthal to khoẻ hơn, răng sắc hơn. Solo 1 – 1 thì Sapiens thua chắc. Cái này được ghi chép trong các tài liệu khoa học về lịch sử, và trong cả cuốn Homo Sapiens nổi tiếng nữa, chứ không phải mình bốc phét nhá. Chưa kể còn có các loài thú săn mồi cỡ lớn trong thiên nhiên với số lượng đông đảo, cũng đang lang thang kiếm ăn.
Do bị các loài xếp trên trong chuỗi thức ăn đe doạ, nên Sapiens liên tục đối mặt với hiểm nguy. Từ đây bản năng sinh tồn – thứ sẽ đóng vai trò cốt yếu, bắt đầu phát huy tác dụng.
Trong 1 bài viết, mình có đề cập đến cái này. Biết là nhiều người đọc xong thì cười, nghĩ là mình chém gió nghe cho nguy hiểm. Cũng hơi buồn, mình viết có chủ đích rõ ràng, và cũng phải học và đọc rất nhiều mới dám viết. Chứ không phải viết để thể hiện cái gì cả, mình có giỏi hơn ai đâu mà thể hiện.
Giải thích thêm về cơ chế của bản năng sinh tồn và vì sao nó lại cốt yếu nhé. Về cơ bản thì các loài động thực vật có bộ não (mình thêm cả thực vật vì mình tìm hiểu và thấy thực vật cũng có bộ não, nhưng đặc thù quá khác biệt so với động vật thôi). Bộ não của các loài không phải để nghe nhạc hay luận triết đâu. Các loài vật sống nhìn chung đều có 1 đặc điểm giống nhau, và đây cũng là lí do duy nhất các loài động thực vật tiến hoá và tồn tại: đặc điểm duy trì nòi giống bằng DNA, hay ADN.
So sánh với cái máy vi tính, thì DNA giống như ổ C, sẽ lưu trữ các kiến thức hình thành thông qua trải nghiệm của loài đó để truyền cho thế hệ kế tiếp. Bộ não sơ khai đóng vai trò như RAM – lưu trữ những trải nghiệm tạm thời. Nếu loài vật đó trong quá trình tồn tại, phải trải qua 1 trải nghiệm đe doạ đến sự sống, và may mắn sống sót nhờ 1 kiến thức nào đó mới trải nghiệm được và đang lưu tạm ở RAM. Thì não bộ sẽ bị kích thích và sản sinh nhiều xung điện hơn bình thường, xung điện này có tác dụng chuyển kiến thức đó đến DNA (aka lưu vào ổ C), DNA sẽ nhận dạng đây là 1 kiến thức cần có để thế hệ sau sinh tồn tốt hơn, và ghi nó lại.
Sapiens sơ khai cũng vậy, cũng có RAM và ổ C để lưu kiến thức cho mục đích sinh tồn. Khi mới tiến hoá xong, các Sapiens cũng bắt đầu đi làm kiếm cơm. Hồi đó xã hội của bầy Sapiens khá là … xã hội chủ nghĩa. Tức là ai cũng làm 1 công việc như nhau: đi hái lượm. Sapiens là 1 loài vượn linh trưởng không to con, mà mảnh khảnh. Nên Sapiens liên tục phải chạy trốn khi gặp các loài linh trưởng cũng đi hái lượm khác. Tưởng tượng 1 anh Sapiens gầy gò, cao tầm mét 2, gặp 1 con tinh tinh to khoẻ cao 1m5, ko nói nhiều, 1 vả là đi luôn. Nhưng DNA của Sapiens lại lưu kĩ năng sinh tồn của vượn, ấy là nhanh nhẹn, đu dây khéo léo :)). Vậy nên loài Sapiens dù liên tục bị săn đuổi và tiêu diệt, nhưng nhiều cá thể cũng kịp chạy trốn, và có được những trải nghiệm cận tử – thứ kích thích xung điện não giúp Sapiens ghi lại được nhiều kĩ năng sinh tồn hơn. Hiểu đơn giản thì đây là thông tin cơ bản về tốc độ, sức mạnh của các loài khác, giúp Sapiens học được cách né tránh tốt hơn, bồi dưỡng cho kĩ năng đu dây – kĩ năng sinh tồn đầu tiên (biết là sẽ có những suy nghĩ liên hệ chuyện abc nhưng mà ko đùa nhé, tất cả những cái này đều có khoa học kiểm chứng).
Ăn hành nhiều thì cũng khôn lên, khoản ăn hành thì Sapiens vô địch trong giới hái lượm. Nhưng việc có quá nhiều kiến thức sinh tồn được dồn vào, cơ bản thì nhiều hơn hầu hết các loài trong top chuỗi thức ăn. RAM – hay bộ não, cũng bị quá tải. Lúc này thì kĩ năng sinh tồn cơ bản của não được kích thích. Nãy mình có giải thích là não cũng đóng vai trò trong việc duy trì nòi giống, vậy nên tự nó cũng có kĩ năng sinh tồn cơ bản.
Việc sản sinh liên tục các xung điện, kết hợp với kĩ năng sinh tồn, não của Sapiens bắt đầu phát triển, tạo ra cái gọi là chất xám (cái này khoa học cũng chứng minh rồi, chất xám cũng hoạt động dựa trên xung điện não).
Nhờ vậy, Sapiens bắt đầu thích nghi tốt hơn, số lượng trong bầy tăng lên. Và Sapiens cũng học được cách di chuyển theo bầy. Vì 1 trong những kĩ năng sinh tồn trong DNA có ghi: đi lẻ dễ chết hơn. Các loài khác, vì có gene to khoẻ nên hay đi lẻ nhiều. Sau này bị Sapiens hội đồng và hạ gục, có thể bằng cách ném đá rồi chạy. Cái này mình đoán thôi, 4fun. Nhìn chung là Sapiens đã bắt đầu thông minh hơn các loài khác. Não có nhiều chất xám hơn, vì vậy lưu và xử lí được nhiều trải nghiệm hơn ở cùng 1 thời điểm. Sự tiến hoá này, khá khôi hài, là lại đến từ điểm yếu ban đầu của Sapiens.
Viết đến đây, mình dừng lại chút. Nếu có ai vẫn tranh cãi về thuyết tiến hoá của Darwin, đọc tới đây sẽ có câu trả lời rồi đúng ko. Thuyết tiến hoá đó không hề sai, vấn đề là Darwin là nhà khoa học, không phải nhà văn, vậy nên cách giải thích kiến thức khoa học của ông có phần hơi khoa học, nôm na là hơi cứng và khó hiểu chút. Ông cũng không phải người quá giỏi ăn nói thuyết phục, vậy nên thuyết của ông mới tạo ra những tranh cãi thú vị :)))
Ngoài ra, nếu ai đọc đến đây mà từng có thắc mắc là sao cuộc sống nhiều trớ trêu nghịch lí thế. Thì cũng đừng suy, sự phát triển của Sapiens cũng bắt nguồn từ nghịch lí đó thôi :))))
Oki tiếp, sau khi tạm giải quyết được những hiểm hoạ đến từ các loài khác. Sapiens phải đối mặt với vấn đề tiếp theo. Nhiều cá thể bị mất mạng khi ăn phải các loại thực vật có độc. Trải nghiệm này cũng nguy hiểm. Nhưng khó để não bộ xử lí và ghi vào DNA. Vì thông thường, thông tin chỉ được chuyển tới DNA khi não đối mặt với những trải nghiệm nguy hiểm và sống sót. Đây là lí giải vì sao con người hiện đại thích phim kinh dị, giật gân, trinh thám kì bí. Nó mang lại trải nghiệm gần tương tự – thứ kĩ năng sinh tồn đã được ghi vào DNA của Sapiens. Vậy nên những cá thể sống sót phải tìm cách khác. Đó là cố gắng phân biệt các loại quả, thực vật thông qua các giác quan. Tức là phân biệt dựa trên màu sắc, mùi vị, hình thù khi cầm trên tay. Do não có nhiều chất xám còn trống, nên Sapiens cố gắng ghi lại những thông tin này qua trải nghiệm giác quan, cơ mà có quá nhiều thứ màu sắc hình thù khác nhau. Sapiens đã thử gọi tên chúng bằng khẩu hình miệng – từ đây thì ngôn ngữ riêng của Sapiens được hình thành. Đây cũng là lí do vì sao trẻ nhỏ hay bị hấp dẫn bởi những thứ sắc màu – vì đó là 1 kĩ năng sinh tồn ghi trong DNA từ thời cổ đại. Những từ ngữ mô tả màu sắc, hình dạng, mùi vị cũng là những ngôn ngữ phức tạp đầu tiên được tạo ra.
Khi ngôn ngữ bắt đầu đa dạng, thứ kì diệu tiếp theo được tạo ra – tư duy. Riêng cái này thì mình ko biết so sánh với bộ phận nào của máy tính. Tư duy con người thật sự là thứ độc nhất. Nó có nhiệm vụ đơn giản: chuyển các thông tin quan trọng có được qua trải nghiệm giác quan thành kiến thức sinh tồn để não bộ ghi lại. Tuy nhiên, không phải kiến thức nào cũng kích thích xung điện não ghi vào DNA. Nên thứ kì diệu nữa xuất hiện trong đầu của Sapiens: cảm xúc.
Cảm xúc ra đời sau tư duy. Xuất phát từ việc: một số Sapiens nhận biết được các loại quả độc khi chứng kiến cá thể bên cạnh ăn quả đó và chết. Do có rất nhiều thông tin sinh tồn liên quan đến cái chết của đồng loại trong DNA, cộng thêm tư duy mới hình thành từ ngôn ngữ nói. Sapiens đã có những cảm xúc đầu tiên khi chứng kiến cá thể cùng bầy mất mạng để mang về cho các cá thể khác thông tin sinh tồn quan trọng. Cảm xúc đó có thể hiểu đơn giản là lời cảm ơn và cảm giác buồn. Vì ngôn ngữ còn hạn chế nên 2 cảm xúc ko liên quan lắm này lại được diễn tả chỉ bằng 1 2 từ giống nhau thôi. Điều này tạo nên chút rối loạn nhẹ trong não của Sapiens, giúp tạo ra xung điện đủ mạnh để ghi các thông tin vào DNA. Tư duy và cảm xúc bắt đầu đóng vai trò là công cụ ghi nhiều loại thông tin đa dạng hơn cho não và DNA – những thông tin sinh tồn không thông qua trải nghiệm cận tử, mà qua quan sát và cảm nhận bằng giác quan.
Nói tới đây thì mình nhớ tới mấy câu tranh luận về IQ hay EQ giống hay khác nhau. Từ những gì mình học được và trình bày ở trên. Mình nghĩ 2 cái là 1. Dù là 2 công cụ nhưng có chung mục đích, và hoạt động phối hợp chứ không độc lập. Vậy nên việc tách 2 khái niệm này riêng biệt chỉ phù hợp với thai nhi chưa hoàn thiện não bộ, còn khi não bộ đã thành hình đầy đủ thì việc bóc tách này xem chừng không hợp lí – chức năng của tư duy và cảm xúc cũng được ghi lại như 1 công cụ sinh tồn trong DNA của Sapiens cho thế hệ sau.
Okie, như vậy là Sapiens đã có được những công cụ quan trọng đầu tiên để vươn lên đứng đầu chuỗi thức ăn. Số lượng cá thể tăng lên giúp Sapiens có thể đối đầu với những loài khác, và việc được ăn uống đầy đủ hơn giúp Sapiens cải thiện vóc dáng. Điều này được khoa học lí giải như sau: các loài như Sapiens, đặc biệt là cá thể cái, sẽ luôn có xu hướng tích mỡ cho cơ thể để đảm bảo sinh đẻ nòi giống trong thời kì mà Trái Đất vẫn còn rất lạnh. Đây cũng là kĩ năng sinh tồn thú vị giúp Sapiens trở nên to khoẻ hơn khi có nguồn cung thực phẩm nhiều hơn.
Số lượng tăng đột biến dần, Sapiens – từ đây mình chỉ nhắc đến loài này, nên sẽ gọi là Con người/ Người cổ đại/ Người Tinh khôn. Người Cổ đại đã bắt đầu chia ra thành nhiều bầy khác nhau – hay chính xác hơn là các bộ lạc nguyên thuỷ. Các bộ lạc chia tách và sống rải rác. Do lúc này các loài thú săn mồi cỡ lớn vẫn còn nhiều. Con người vẫn phải đối mặt với nhiều hiểm nguy. Ngôn ngữ tiếp tục được phát triển khi bắt đầu có nhiều nữ giới sống sót sau khi sinh con (ở thời cổ đại thì việc mẹ bầu mất sau khi sinh nở là chuyện cơm bữa). Các bà mẹ bỉm sữa giúp con mình học được nhiều ngôn ngữ hơn bằng giao tiếp trực tiếp khi còn nhỏ. Trước đó thì trong DNA cũng có lưu thông tin về khái niệm ngôn ngữ nói, nhưng rất sơ khai.
Ngôn ngữ tạo nên các bộ lạc khác nhau. Sự khác biệt về ngôn ngữ nói đã khiến các bộ lạc nảy sinh tranh chấp khi chạm mặt nhau trong các buổi đi săn. Các hình thái cơ bản của chiến tranh được tạo ra. Nói chung là do ông nói gà bà nói vịt, nghe không hiểu nên đánh nhau. Nếu ai đó hỏi người cổ đại ban đầu đánh nhau bằng gì, có võ không :))) Thì có nha. Do mới kết thúc thời kì đu dây, và bắt đầu sử dụng các công cụ đập bằng đá. Nên người cổ đại có 2 tay khoẻ hơn, chân thì không khoẻ bằng, do không phải chạy trốn nhiều như trước. Vậy nên các hình thái đầu tiên của bộ môn đấu vật đã ra đời – nhiều quốc gia coi môn đấu vật là quốc bảo, vì đây là 1 kĩ năng sinh tồn quan trọng trong thời kì mới của tổ tiên họ.
Chiến tranh tạo ra nhiều cảm giác cận tử mới, giúp não bộ tiếp tục phát triển. Lúc này, người cổ đại đã nhận ra 1 vấn đề.
Ở đây mình tạm dừng chút, nếu có ai hỏi là: người cổ đại có thông minh như người hiện đại không? Mình trả lời là có.
Người cổ đại đã nhận ra rằng, việc những đứa trẻ được sinh ra trong điều kiện tốt hơn, mà không phải đối mặt với hiểm nguy nhiều như tổ tiên, sẽ có thể làm thoái hoá các kĩ năng sinh tồn mà tổ tiên đã vất vả lưu lại. Vậy nên con người đã vận dụng tư duy, tổng hợp các kiến thức sinh tồn cho thế hệ sau bằng cách mới: tạo ra 03 bộ môn khoa học cơ bản – nền tảng cho mọi kiến thức hiện đại của con người sau này. Mỗi phần sẽ được kể lể khá dài :))))
Mà mọi người cũng thấy đấy, con người phát triển tới đâu thì mục đích của mọi sự việc cũng là để duy trì nòi giống – không khác gì các loại sinh vật khác. Vậy nên bảo con người không khác biệt cũng ko sai đâu :))
I. Bộ môn sử học.
Không có gì cao sang cả, bộ môn này ra đời để nhằm mục đích lưu trữ thông tin 1 cách có hệ thống. Do các hình thái chiến tranh nảy sinh nhiều hơn, và việc quen với sống bán định cư cũng phát triển việc trồng trọt. Nên có nhiều kiến thức phức tạp mà DNA không lưu lại được. DNA là cỗ máy đơn giản, mọi thông tin to nhỏ đều được nó hiểu đơn giản là: để sinh tồn. Nhưng trong thời kì mới, việc sinh tồn phức tạp hơn thế.
Do ngôn ngữ nói đã tương đối đa dạng, nhưng chưa có giấy và bút. Nên các kiến thức mới được truyền miệng cho nhau. Lúc này, những người phụ nữ đang mang thai, ít được giao các công việc nặng và chỉ loanh quanh trong hang. Sẽ được giao nhiệm vụ tổng hợp các kiến thức này và truyền đạt cho con trong bụng.
Nói thêm chút, việc nữ giới tham gia chiến tranh khi không có bầu, ở thời kì này khá bình thường. Khi chưa có thuốc kháng sinh, 1 vết xước nhỏ hoặc 1 cơn cảm cúm khi gặp mưa lạnh cũng có thể khiến chiến binh nam giới mất mạng nhanh chóng. Các ý tưởng về thần bắn cung Artemis và câu chuyện vùng đất Amazon, wonder woman cũng hình thành từ đây.
Cụ thể là qua các bà mẹ bầu :)) Do khi mang thai, phụ nữ trải qua nhiều giai đoạn rối loạn do thai nhi tạo ra, vì vậy suy nghĩ cũng có hơi “khác người”. Vậy nên họ đã tìm ra cách vần điệu hoá các lời truyền miệng kiến thức và rút gọn từ ngữ lại cho ngắn gọn súc tích, đây là nguồn gốc của thơ ca và truyện ngụ ngôn. Một số bà bầu sau khi học thuộc rồi, thì liên tục kể cho con nghe khi còn trong bụng, hoặc mới chào đời. Nghe hơi kì nhưng mà mình giải thích rồi, tỉ lệ tử vong sau sinh rất cao, nên họ hi vọng rằng đứa trẻ trong quá trình hình thành vòm tai, tư duy và cảm xúc, sẽ ít nhiều tiếp thu được. Chẳng may nếu người mẹ qua đời, đứa trẻ sinh ra sẽ có được 1 số kiến thức sinh tồn cơ bản mà không cần mẹ dạy thêm. Một số bà mẹ thức thêm kể chuyện, không dám ngủ vì canh con khóc (khóc to quá thú dữ nghe thấy sẽ kéo đến), cái biểu tượng 🤫 chắc cũng là do họ nghĩ ra và áp dụng cho con.
Vậy nên tức cảnh sinh tình, họ ngân nga những câu chuyện ngụ ngôn thành lời hát. Hoặc một số người tư duy lạ hơn, thì hình tượng hoá thành hình vẽ, khắc lên hang đá nơi họ sống. Âm nhạc và hội hoạ ra đời từ đây.
Vậy nên các bạn nam khỏi thắc mắc vì sao phụ nữ thích ở 1 mình, thích nghe nhạc, vẽ tranh, tự tâm sự. Cái này cũng là bản năng sinh tồn ghi vào DNA cả.
Viết đến đây lại nhớ đến 1 series sách best seller có cùng công thức “acb xyz theo kiểu (bà mẹ) Do Thái.
Bảo sao người Do Thái nhận mình là con dân Chúa Trời, đúng là con người hơn nhau ở trí tưởng tượng. (Cái này có đụng tới Tôn giáo, series bài này mình cũng sẽ giải thích).
Hết phần 1.