Bài viết dài kỳ: Colombiana, LSD và Tâm lý học (Phần 2)

Tháng mười 3, 2024

Tiếp theo phần 1, mình nói tiếp về bộ môn khoa học thứ 2.
II. Bộ môn Thiên văn học
Xin nhắc lại là Thiên văn học, không phải chiêm tinh học, thần số học gì đấy.
Sau khi đã lo liệu được bữa ăn cơ bản và học cách né tránh thú dữ. Người cổ đại bắt đầu chill hơn chút. Ban đêm hôm nào trời đẹp, thú dữ đi ngủ. Họ ra khỏi hang, tụ họp nhau để tiếp tục tổng hợp kiến thức đã học. Rồi cùng nhìn lên bầu trời ngắm màn đêm. Dần dần, bộ môn Thiên văn học ra đời. Tất nhiên mục đích không phải là để liên lạc với nền văn minh siêu cấp nào đấy, nhờ người ta xây giúp kim tự tháp (đùa chứ ông nào vẽ ra mấy thuyết này kể cũng đỉnh, chắc dân nghẹo chứ người thường sao nghĩ ra nổi :)))
Mục đích là vì, khi quan sát bầu trời, người cổ đại phát hiện ra là sự chuyển động của các ngôi sao có liên quan đến sự thay đổi của khí hậu, nhiệt độ, đất đai và tập tính săn mồi của thú dữ trên mặt đất. Vậy nên các nhà thiên văn cổ đại cố gắng tìm ra mối liên quan này. Đây là nền tảng cho 3 môn khối A: Toán Lý Hoá, và môn địa lý. Từ đây, người cổ đại cũng tính toán và tìm hiểu cách xây nhà, xây những nơi trú ẩn mới đủ vững chãi để bảo vệ nhau và để đón chào các thành viên mới ra đời. 
Việc tìm ra những mối liên quan giữa trời và đất, cũng giúp cho việc di chuyển tới các vùng đất mới diễn ra an toàn và chủ động hơn. Sự phát triển của địa lý và toán, lý, hoá đã đặt nền móng cho những cuộc di dân lớn của con người từ lục địa châu Phi sang các lục địa khác khi vỏ Trái đất dịch chuyển. Việc các mảng kiến tạo thay đổi vị trí đã dẫn đến sự thay đổi về khí hậu. Khiến cho nhiệt độ ở vùng đất châu Phi tăng lên. Nói chung là thấy nóng nên người ta kiếm chỗ mát hơn ở cho sướng, tội gì. 
Sự phát triển của Thiên văn học đã hình thành khái niệm về số đếm. Mọi người còn nhớ cách viết các con số La Mã không? Thấy nó rất giống với các ngón tay không? Các nhà thiên văn cổ đại cũng đã dùng ngón tay để biểu thị số đếm, y chang như trẻ con dùng que tính học toán ngày xưa vậy.
Ngoài ra, Thiên văn học cũng có mục đích lớn lao hơn: chứng minh rằng trên đời không có sự tồn tại của thần linh hay ma quỷ, chỉ có con người cố gắng hoà nhập vào tự nhiên.
Lí do là vì, khi đối mặt với quá nhiều hiểm hoạ từ thiên nhiên: gió to, bão lớn, dịch bệnh. Con người sinh ra nỗi sợ với tự nhiên. Nỗi sợ khiến cảm xúc của các thành viên trong bộ lạc trở nên thiếu kiểm soát. Có thể dẫn tới việc bộ lạc gặp nguy hiểm. Vì vậy các nhà thiên văn cố gắng chứng minh là: không có gì phải sợ cả.
Nói thêm về nỗi sợ, mọi người cũng thấy là con người bây giờ sẽ hay có những người sợ bóng đêm, sợ ma, và có những người ngược lại, rất thích màn đêm. Lí do là vì, những người sợ đêm có tổ tiên là những người đã bỏ mạng, hoặc chứng kiến người bên cạnh bỏ mạng trong những cuộc săn đuổi, rình mò vào ban đêm, có thể cách họ bỏ mạng hơi ghê rợn nên người ta bị sốc. Ông DNA thấy kích thích quá nên ghi vào luôn. Còn kiểu 2 thì có tổ tiên là những người nhiều lần sống sót khi đi săn hoặc phòng thủ các cuộc tấn công ban đêm. 
Viết đến đây thì chắc chắn sẽ gây tranh cãi. Nên mình giải thích tiếp. Có nhiều ghi chép về việc người cổ đại đã có tập tục tôn thờ thần linh. Điều này nửa dễ hiểu nửa khó hiểu. Người cổ đại, thông qua kiến thức sử học, thiên văn, cũng đã nhận ra là không có thế lực siêu nhiên nào. Nhưng họ cũng biết là ông bà tổ tiên họ khi qua đời, thân thể sẽ về với tự nhiên. Mà tự nhiên bao gồm những hiểm hoạ rất mạnh mà con người không kháng lại được, nên họ tin rằng: tổ tiên của mình khi qua đời, sẽ hoà làm 1 với những thứ mạnh mẽ đó, trở thành các thực thể ở trên trời theo dõi họ. Vậy nên tập tục thờ cúng và cung kính người đã khuất cũng hình thành. Và tất nhiên có cả hiến tế nữa. Nhưng nó liên quan đến bộ môn thứ 3, tí nói sau. Bây giờ thì có đủ các thể loại thuyết về thực thể vũ trụ, đấng toàn năng các kiểu con đà điểu. Mấy cái đó thì hông giải thích lổi.
Thêm nữa, đúng là có rất nhiều nhà thiên văn học nổi tiếng thời cận đại và hiện đại đã đặt niềm tin vào Chúa trời, thần linh trong các báo cáo khoa học. Sau khi đọc cuốn Lược sử vạn vật và Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ, mình thấy điều này dễ hiểu. Là vì không ai muốn làm Galileo Galilee – đi ngược lại số đông để bảo vệ quan điểm của mình, rồi bị cho thành BBQ. 
Cũng có nhiều nhà thiên văn đi ngược lại số đông. Một số có năng lực thuyết phục tốt nên đã thành công và ghi danh vào lịch sử. Nhưng cũng có nhiều người thuyết phục không tốt lắm, nên phải kết thúc cuộc đời như Tesla: nghèo và cô đơn. 
Ngoài ra, hiện tại thì những content từ chiêm tinh và thần số học đang là content giúp nhiều người kiếm ra tiền và fame. Nhưng có 1 thời kì, những ai nghiên cứu các thể loại này sẽ được cho vào diện tình nghi, và khả năng cao là sẽ thành BBQ. Mấy cái này cũng rắc rối quá giải thích k nổi.