Những dự cảm đầu tiên về ngày trở về Thủ đô
Tháng mười 6, 2024
Hà Nội tái sinh, hình ảnh đô thành “nghi ngút khói sau lưng” đã nằm lại sâu trong kí ức những người đi qua khói lửa kháng chiến:
“Nhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửa
Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng
Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm
Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa”
Bom đạn của thực dân Pháp tàn phá nặng nề thành phố. Những người lính Kinh kì với đôi giày vải đã bạc màu, lấm tấm những vết bùn đất của những trận đánh ác liệt, chưa bao giờ ngừng mơ về ngày giải phóng, dường như họ đều có chung một dự cảm: Ngày giải phóng Thủ đô đang đến rất gần.
Tháng 10/1949, trong một cuộc họp chi bộ, nhạc sĩ Văn Cao nhận nhiệm vụ sáng tác một bài hát về Hà Nội và được ông Lê Quang Đạo (lúc đó là Bí thư Thành ủy Hà Nội) dặn dò: “Vậy nếu cậu yêu Hà Nội, nhớ Hà Nội thì hãy sáng tác cho Hà Nội một bài hát vừa hùng tráng, vừa trữ tình nhé”.
Ngay trong đêm mùa thu ấy, trên con đường làng Hòa Xá lung linh ánh trăng, ý tưởng viết một bài hát về Hà Nội với tinh thần lạc quan, phấn khởi và niềm tin mãnh liệt vào ngày giải phóng Thủ đô đang đến gần đã hình thành, và những ca từ, nét nhạc đầu tiên dự cảm về ngày khải hoàn trở về đã xuất hiện: “Trùng trùng quân đi như sóng/ Lớp lớp đoàn quân tiến về/ Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trên phố…/ Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về/ Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào…”.
Chỉ trong vòng hai tuần sau đó, bài hát đã ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh khói lửa mùa xuân năm 1949 và vang lên chào mừng bước chân của những người lính tiến về Thủ đô năm 1954.
Không chỉ có Tiến quân ca, mà có một thực tế là rất nhiều tác phẩm hầu hết được viết vào trước năm 1950, tức là trước ngày Thủ đô giải phóng, đã có chung một dự cảm về ngày chiến thắng. Như “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi với “Mai này lớp lớp người đi thét vang vang trời khải hoàn”; “Trở lại đô thành” của Tô Hải (1947): “Sống với đô thành! Chết với đô thành! Là đoàn trai đã ra đi một chiều, nhưng ta quyết trở về chiến thắng một ngày mai..” hay “Sẽ về Thủ đô” của Huy Du: “Lên đường kháng chiến tiêu diệt quân thù/Năm cửa ô reo vui bước quân ca vang/Ngày mai sẽ về Thủ đô đắp xây chốn xưa”.
Ngoài ra, sự hiện hữu niềm tin chiến thắng rất mãnh liệt trong bài thơ “Ngày về” của người lính Vệ quốc đoàn Chính Hữu sáng tác năm 1947 – những năm đầu của cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, cũng mang chung một niềm dự cảm ngày chiến thắng sẽ cận kề: “Có đoàn người lên đóng trên rừng sâu/ Đêm nay mơ thấy trở về Hà Nội/Bao giờ trở lại?/Phố phường xưa gạch ngói ngang đường”.
Bước lên đò vượt sông Hồng cùng đồng đội, tôi bất giác nhắc lại lời đã hứa với nhau trước khi rời ngõ Phất Lộc: “Chúng ta nhất định sẽ trở về!”
Và tất cả những lời ca dự cảm khi ấy đều đã trở thành sự thật khi những người con yêu dấu của Thủ đô đã trở về Hà Nội giữa rừng cờ hoa chào đón. Có lẽ những rung cảm thời cuộc của những người nặng lòng với non sông đất nước, với Thủ đô yêu dấu cùng xuất phát từ khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc, nên mang tính dự cảm rất cao.
Những bản hùng ca ấy đã bất tử, điều khác biệt rõ rệt có lẽ xuất phát từ âm nhạc thời kì này đã từ bỏ vẻ đẹp trữ tình để hướng đến những vấn đề hiện thực cuộc sống. Và từ những dự cảm ban đầu trong những khúc tráng ca ấy đã tuyên truyền mạnh mẽ cho những lí tưởng của thời đại mới.
Qua 70 năm, những ca khúc kinh điển đã chứng tỏ sức sống bền bỉ, nhiều tác phẩm đã thực sự trở thành biểu tượng Hà Nội, sống mãi với Thủ đô yêu dấu. Hà Nội mùa thu lịch sử ấy đã khép lại trong vòng tay của hòa bình, những mầm xanh năm ấy đã lớn lên và đơm hoa kết trái trong hương thơm của tự do.