Israel – Palestine. Phần 3: Các tranh luận thường gặp.
Tháng mười 7, 2024
Sau khi đã điểm qua các sự kiện lịch sử chính, tôi nghĩ giờ là lúc tốt để bàn về một số tranh luận thường gặp. Sự kiện Oct 7th tương đối thời sự, xảy ra trong bối cảnh đặc thù mà ta có thể dành thời gian nhiều hơn để bàn về nó một cách riêng biệt. Hoặc ít nhất thì recency bias cũng có thể là lý do để nó xứng đáng có không gian thảo luận riêng: không như những sự kiện lịch sử, người ta còn chưa kịp quên những gì xảy ra mới một năm trở lại đây.
Xung đột Israel – Palestine là xung đột tôn giáo, sắc tộc?
Một trong những phát biểu rất hay gặp bình luận về cuộc xung đột này là: nó có bản chất tôn giáo, sắc tộc, họ ghét nhau, giết nhau, nợ máu cả nghìn năm rồi, chỉ có thể đánh nhau tới chết chứ không hoà giải được.
Phát biểu trên đơn giản là … sai. Dân số Israel hiện nay khoảng 10 triệu người, trong đó 21% là dân Ả rập. Có khoảng 1.7 triệu người Israel là người Hồi giáo. Những người này bảo vệ Israel không khác gì bất kỳ người gốc Do Thái nào.
Về phía các nước Ả rập, quan điểm của họ về Israel cũng rất khác nhau theo từng thời kỳ, kể cả những lúc đa phần thái độ là thù địch thì mức độ thù địch cũng rất khác nhau. Những quyết định trong lịch sử có thể được giải thích từ góc độ lợi ích chính trị cá nhân hoặc quốc gia, hơn nhiều là lợi ích của sắc tộc hay tôn giáo. Đó là chưa kể, càng ngày càng có nhiều quốc gia từ bỏ thái độ thù địch với Israel.
Thêm vào đó, tiêu chuẩn “thù địch” của người Hồi giáo là rất rất khác biệt so với các dân tộc và tôn giáo khác, vì bản thân người Hồi giáo cũng … rất ghét nhau. Sunny ghét Shia. Thổ, Ả rập, Ba Tư và Ai cập ghét nhau, tất cả đều từng muốn mình làm “trùm” của thế giới Hồi giáo, nên họ xung đột với nhau không ít. Sẽ không thể có đủ thời gian để liệt kê những cuộc chiến giữa họ với nhau, tôi chỉ xin nhắc đến một cuộc chiến: . Tôi chọn cuộc chiến này vì mặc dù nó đã và đang diễn ra, rất ít người để ý tới nó, và mức độ khốc liệt của nó thì không thua kém bất kỳ cuộc chiến nào. Cuộc chiến diễn ra giữa lực lượng chính phủ Yemen – một nước Hồi giáo đa số theo dòng Sunni, và Houthis – lực lượng phiến quân người Shia được hỗ trợ bởi Iran. Tính đến nay, theo UN thống kê, đã có . Tất nhiên, mọi mạng người đều đáng quý, tuy nhiên trước khi kết luận “Hồi giáo giết Do Thái là vì tôn giáo” thì bạn cũng nên cân nhắc trả lời câu hỏi “Vậy thì những người Hồi giáo giết nhau còn nhiều hơn, là vì cái gì?”
https://en.wikipedia.org/wiki/Yemeni_civil_war_(2014%E2%80%93present)
Một điểm đơn giản có thể debunk được quan điểm xung đột tôn giáo, đó là: bạn có nghĩ rằng nếu những người lập quốc năm 1948 không phải là người Do Thái, mà là người Phật giáo chẳng hạn, thì những xung đột có thể đơn giản là biến mất không? Câu trả lời, hiển nhiên là “không”. Trong mắt người Hồi giáo tại Trung Đông, họ coi sự xuất hiện của Israel là một sự thuộc địa hoá, tranh giành lãnh thổ bất hợp pháp, của một nhóm người đến từ nơi khác (chú ý: tôi không hoàn toàn đồng ý nhưng cũng không hoàn toàn phản đối quan điểm này). Họ sử dụng tôn giáo, sắc tộc (và cả những yếu tố khác) để thúc đẩy câu chuyện về nguyên do của xung đột và qua đó dùng nó như một phương tiện để đạt được mục đích chính trị của mình.
Israel càng ngày càng phải đối mặt với nhiều kẻ thù?
Điều này rõ ràng là sai. Israel trong hơn 70 năm trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh, nhưng vị thế của họ càng ngày càng vững chắc. Đối với hàng xóm, 2 trong số 3 nước có chung biên giới với Israel là Ai cập và Jordan đã có hiệp ước hoà bình với họ. Về mặt ngoại giao, đã có hơn 160 quốc gia thừa nhận nhà nước Israel, trong đó có 8 quốc gia Hồi giáo (bao gồm 2 nước Ả rập lớn nhất là Saudi Arabia và UAE). Về mặt quân sự, các nước thực sự thù địch với Israel chỉ còn có Iran và các tổ chức chân rết của họ là Hezbollah (ở Lebanon) và Houthis (ở Yemen) nhưng các tổ chức này giờ đã không thể tạo thành một existential threat (mối đe doạ sống còn?) với nhà nước Israel rồi.
Two-state solution vs One-state solution
Khi được hỏi: giải pháp nào cho cuộc xung đột Israel – Palestine, các câu trả lời thường tựu trung về một trong hai giải pháp: giải pháp 2 nhà nước, hay Two-state solution, và giải pháp 1 nhà nước, hay One-stave solution.
Two-state solution là giải pháp chia đôi vùng đất thành 2 lãnh thổ riêng biệt và lập ra hai nhà nước riêng biệt, một là nhà nước với người Do Thái chiếm đa số, và một nhà nước cho người Ả rập. Cho đến nay, đã có ít nhất 5 lần một giải pháp hai nhà nước được đề xuất:
– 1937 Peel Commission Report
– 1947 UN Partition Plan
– 1967 UN Resolution 242
– 2000 David Camp Summit
– 2008 Realignment plan
Chi tiết các plan và các sự kiện liên quan xin xem trong của tôi. Ngắn gọn: trong cả 5 lần này, phía Ả rập và sau đó là PLO luôn luôn từ chối, mục tiêu của họ luôn là 100% vùng đất Palestine, cùng với đó là sự biến mất của người Do Thái và nhà nước Israel, và họ đã nhiều lần phát động chiến tranh hoặc tấn công khủng bố để hiện thực hoá những mục tiêu trên, tuy nhiên đều thất bại. Phía Do Thái và sau đó là Israel, ngoại trừ UN Resolution 242, họ luôn chấp nhận các đề xuất này. Có thể nói, two-state solution khó trở thành hiện thực vì không một đường biên giới nào là đủ đối với người Palestine.
Để “giải quyết” vấn đề trên, một giải pháp khác được đề xuất là chỉ xây dựng một nhà nước duy nhất tại Palestine, cho cả người Do Thái và người Ả rập, giải pháp này thường được gọi là one-state solution. Thực tế thì những tranh luận xoay quanh one-state solution mới chỉ trở nên phổ biến khoảng 20 năm trở lại đây, dưới dạng các public debate, một số cuốn sách (mà tôi cũng chưa đọc nên không khẳng định được), chứ chưa được thảo luận hoặc đề xuất một cách chính thức.
Quan điểm của 2 bên về giải pháp một nhà nước là như thế nào? Phía Ả rập, đa số không đồng ý vì họ cho rằng nó không giải quyết được mục tiêu mấu chốt của họ là loại bỏ hoàn toàn người Do Thái và nhà nước Israel. Một số ít những nhân vật có tiếng nói trong số người Ả rập (ví dụ như nhà báo Mehdi Hasan) tỏ thái độ đồng ý với giải pháp này, tuy nhiên hoàn toàn có thể nghi ngờ rằng họ chỉ coi đây là một bước đệm để loại bỏ hoàn toàn người Do Thái. Còn phía Israel, sẽ rất khó có thể chấp nhận phương án này, nó sẽ mâu thuẫn với nguyện vọng cơ bản của người Do Thái là tạo một nhà nước với đa số dân số là người Do Thái. 1947 UN Partition plan cũng ghi nhận nguyện vọng này. Nhìn nhận những biến cố lịch sử nơi mà người Do Thái thiểu số trong xã hội thường xuyên bị đối xử bất công, và những xung đột tại Palestine kể từ đầu thế kỷ 20, lo lắng của người Do Thái về one-state solution là hoàn toàn có cơ sở.
Chính sách nội bộ của Israel vốn mang tính mở rộng và xâm lược?
Câu trên được quote nguyên văn từ bài “Chiến tranh Israel- Hezbollah, bản chất của xung đột leo thang” của tác giả Victor Pham. Trong một vài trao đổi ở các comment khác, bạn có bổ sung thêm: “Vâng không mở rộng mà năm 1947 tỉ lệ phân chia lãnh thổ giữa Israel và Palestine gần là 50/50 và hiện tại diện tích của Israel đã mở rộng gần 90% ?? sao không kể việc Israel xua đuổi người dân palestine khỏi vùng đất ban đầu của họ bằng cách xây các khu định cư :)))”; và “Về chính sách của Israel vốn mang tính mở rộng và xâm lược : bạn có thể so sánh diện tích của Israel năm 1940 và hiện tại.“.
Tạm bỏ qua câu chuyện tại sao Israel lại xuất hiện từ năm 1940, thì, không lẽ như Victor Pham nói, phải chăng cứ diện tích mở rộng thì có nghĩa là xâm lược? Năm 1867, Alaska trở thành một phần của nước Mỹ, phải chăng đây cũng là xâm lược? Năm 1997, Hồng Kông được trao trả về với Trung Quốc, phải chăng đây cũng là xâm lược?
Và một phản ví dụ mà tôi tin là Victor Pham hay bất kỳ ai cũng không thể nào chối cãi được. Là người Việt Nam, chúng ta không thể quên ngày 30/04/1975, non sông ta thu về một mối. Diện tích có mở rộng không, có chứ, nhưng không một ai có thể gọi đó là xâm lược được!
Vậy Victor Pham đã bỏ sót điều gì? Muốn biết một hành vi có phải là xâm lược hay không, bắt buộc phải xem xét bối cảnh của nó, không thể cứ nhìn vào một mặt phiến diện (như mở rộng diện tích) mà gọi đó là xâm lược được. Như vậy khác nào thầy bói xem voi? Bỏ qua sự phức tạp lịch sử, bỏ qua bối cảnh của sự việc cũng là một dạng lỗi logic.
Muốn chứng minh “Chính sách nội bộ của Israel vốn mang tính mở rộng và xâm lược”, bắt buộc phải làm được 2 điều: một là phải chỉ ra một chính sách cụ thể của Israel là có tính xâm lược, hai là phải chỉ ra một hoặc một vài hành động cụ thể, nhưng có tính hệ thống dựa trên chính sách đó, được tính là hành vi xâm lược. Cả hai điều này, người đưa ra claim cần phải chỉ ra, điều này đáng tiếc là bạn Victor Pham chưa làm được, và tôi vẫn chờ bạn làm điều đó. Còn nếu bạn ấy đang chờ tôi chứng minh rằng “Israel không hề mở rộng và xâm lược”, thứ nhất, bạn ấy đã mắc phải lỗi ngụy biện sơ đẳng “burden of proof”, thứ hai, đó … thậm chí còn không phải cách tôi nhìn nhận về Israel.
Nếu đây chỉ là tranh cãi giữa tôi và Victor Pham, thì có lẽ cũng không cần thiết phải đưa vào bài viết. Tuy nhiên sau khi lướt qua một vài comment, tôi thấy cũng có một số người có suy nghĩ tương tự, chứng tỏ có không ít người quan tâm tới việc này. Câu hỏi sẽ thú vị hơn nhiều, nếu chúng ta mở rộng nó một chút: vậy rốt cuộc thì, chính sách của Israel liên quan đến lãnh thổ là như thế nào?
Để trả lời câu hỏi này, trước hết tôi muốn dẫn lời của nhà sử học trong cuốn sách “The Ethnic Cleansing of Palestine”. Ilan Pappé là người Israel, tuy nhiên đọc tên cuốn sách chắc các bạn cũng có thể nhận ra ông là một nhà sử học cánh tả – thậm chí có thể coi là một trong những cái tên có tính thẩm quyền nhất trong nhóm sử học cánh tả Israel. Nếu ai còn chưa biết, thì, nếu bạn muốn lên án Israel, một nơi dễ tìm những tiếng nói như vậy nhất lại chính là phe cánh tả của họ – ở Israel không hề thiếu những tiếng nói chống lại zionism.
“When the British offered the Jewish community a state in 1937, but over a much smaller portion of Palestine than they had in mind, Ben-Gurion accepted the proposal as a good start, but he aspired to Jewish sovereignty over as much of Palestine as possible. He then swayed the Zionist leadership into accepting both his supreme authority and the fundamental notion that future statehood meant absolute Jewish domination. How to achieve such a purely Jewish state was also discussed under his guidance around 1937. Two magic words now emerged: Force and Opportunity. The Jewish state could only be won by force, but one had to wait for the opportune historical moment to come along in order to be able to deal ‘militarily’ with the demographic reality on the ground: the presence of a non-Jewish native majority population.” — Ilan Pappé, The Ethnic Cleansing of Palestine
Dịch nghĩa: Khi người Anh chấp thuận lập nước cho người Do Thái năm 1937 (chính là ), lãnh thổ của nó nhỏ hơn rất nhiều những gì họ (người Do Thái) mong đợi, nhưng Ben-Gurion (người sau này thành Thủ Tướng đầu tiên của Israel) chấp nhận và thuyết phục người Do Thái chấp nhận, coi nó chỉ như bước đầu trong việc tạo ra một nhà nước với lãnh thổ lớn hơn, và với dân Do Thái chiếm đa số. Vậy bước tiếp theo thì phải làm thế nào để đạt được mục tiêu này? Ben-Gurion đề xuất 2 từ khoá: Vũ lực, và Cơ hội. Nhà nước Do Thái như họ muốn chỉ có thể giành được bằng vũ lực, nhưng muốn sử dụng vũ lực thì phải chờ cơ hội.
Tôi nghĩ khó có đoạn văn nào tóm tắt tốt hơn tư tưởng về lãnh thổ của người Do Thái và nhà nước Israel. Họ có tham vọng lãnh thổ không, có chứ, chính xác là Israel muốn có một lãnh thổ càng lớn càng tốt, trong phạm vi Palestine Mandate. Với mục tiêu đó, họ không ngại sử dụng vũ lực, họ biết chắc chắn sẽ phải sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, họ không dùng nó một cách bừa bãi, mà luôn biết chờ cơ hội. Vậy cơ hội để sử dụng vũ lực là gì? Trong UN Charter, chỉ có 2 trường hợp sử dụng vũ lực được chấp nhận, là được UNSC uỷ quyền (article 42) hoặc tự vệ (article 51). Trên thực tế, Israel đã tận dụng mọi cơ hội kích hoạt quyền tự vệ để mở rộng lãnh thổ. Nếu có trách, phải trách những người đã tấn công họ trước, cho họ cái “cơ hội” mà họ luôn mong chờ.
Người Palestine dù cho họ không có danh tính quốc gia xác định thì họ vẫn là người đang sống ở đó, thiên nhiên đã có quyền thành lập quốc gia cho mình.
Nếu bạn cảm thấy câu trên có phần hơi khó hiểu thì thực ra nó được quote nguyên văn từ comment của bạn deathstar trong của tôi. Tôi thấy khá lạ vì nó trực tiếp mâu thuẫn với các nguyên tắc được nêu trong – một nội dung tôi cũng đã trình bày trong bài và giờ nó đã được áp dụng rộng rãi như một thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, có thể tôi đã chưa giải thích rõ vì sao phải có các nguyên tắc như vậy, và tôi sẽ dành cơ hội này để giải thích rõ hơn.
Xin nhắc lại bốn yếu tố cơ bản để đánh giá một thực thể chính trị đã đến ngưỡng quốc gia (state) trong pháp luật quốc tế theo Công ước Montevideo 1933, đó là:
– Có dân cư xác định;
– Có lãnh thổ xác định;
– Có chính quyền đại diện, quản lý;
– Có năng lực tham gia và bảo đảm các nghĩa vụ quốc tế.
Thứ nhất, để debunk phát biểu của deathstar, chỉ cần sử dụng một vài phản ví dụ đơn giản. Chỉ cần thay từ Palestine trong phát biểu trên, ta có thể có những phát biểu như sau:
– Người Tibet dù cho họ không có danh tính quốc gia xác định thì họ vẫn là người đang sống ở đó, thiên nhiên đã có quyền thành lập quốc gia cho mình.
– Người Chechnya dù cho họ không có danh tính quốc gia xác định thì họ vẫn là người đang sống ở đó, thiên nhiên đã có quyền thành lập quốc gia cho mình.
– Người Kurd dù cho họ không có danh tính quốc gia xác định thì họ vẫn là người đang sống ở đó, thiên nhiên đã có quyền thành lập quốc gia cho mình.
Tôi e là deathstar khó có thể đồng ý với bất kỳ một phát biểu nào trong số 3 phát biểu trên. Còn nếu bạn say yes, tôi mời bạn tiếp tục thay thế “người Palestine” bằng “người Chăm” hay “người Khmer”. Thêm một câu yes nữa, bạn sẽ trở thành người ủng hộ cho phong trào Fulro.
Nói như vậy để thấy, tiêu chuẩn về dân số và lãnh thổ chưa bao giờ là đủ để có thể công nhận một nhóm người là một quốc gia. Tiêu chuẩn “Có chính quyền đại diện, quản lý” vì thế, là cực kỳ quan trọng. Dễ thấy các ví dụ trên đều không đạt được tiêu chuẩn này.
Còn tại sao tiêu chuẩn thứ 4 lại là cần thiết. Tiêu chuẩn này nhằm bảo vệ quyền lợi của các thực thể đã được công nhận là một quốc gia, và đó là lý do UN adopt nó như một thông lệ. Khi một quốc gia mới được cấp quy chế thành viên, được công nhận là một quốc gia, nó có thể tham gia vào các quan hệ quốc tế, thực hiện các cam kết. Nếu quốc gia này không đủ khả năng bảo đảm các nghĩa vụ quốc tế (ví dụ đơn giản như là không tôn trọng chủ quyền quốc gia khác, bắt giữ trái phép công dân của nước khác, hoặc đơn giản nữa như là vay tiền nhưng không trả nợ chẳng hạn) thì điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các quốc gia khác. Một tổ chức như UN luôn phải đặt quyền lợi các quốc gia thành viên lên trên hết, nếu không chính nó cũng không còn ý nghĩa để tồn tại.
Tôi không muốn phải tự tranh luận với chính mình, vì bản thân tôi cũng không phải là 100% đồng ý với Công ước Montevideo, nhưng nếu các bạn muốn phản biện, hoàn toàn có thể đưa ra những câu hỏi sắc bén hơn nhiều so với những lý lẽ ngây thơ kiểu “yeah, họ ở đó lâu rồi, họ có quyền lập quốc”. Ví dụ, thế nào là một dân cư “xác định” (từ gốc là “permanent”), xác định về mặt gì, số lượng, sắc tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, lịch sử, văn hoá, xác định trong bao lâu, 5 năm, 10 năm hay 100 năm, ai có thẩm quyền quyết định xem dân cư như thế đã là xác định hay chưa? Tương tự, với lãnh thổ cũng vậy, thế nào là một lãnh thổ xác định, trong khi ngay cả các quốc gia hiện nay cũng còn đang tranh chấp nhau? Lãnh thổ có bao gồm lãnh hải và không phận không? Nếu đã được coi là một quốc gia, nhưng một trong các yếu tố trên bị mất đi, do chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc bất kỳ lý do gì thì quốc gia đó có bị mất tư cách quốc gia không? Ví dụ, do động đất mà ½ bang California chìm xuống dưới biển, lãnh thổ Mỹ có bị coi là không còn xác định hay không? Đó sẽ là những tranh luận có tính xây dựng hơn rất nhiều.
Cảm ơn các ý kiến phản hồi của các bạn. Hôm nay là ngày tròn 1 năm sự kiện Oct 7th. Tư liệu về sự kiện này cũng như một số tranh luận xoay quanh chúng sẽ được bao gồm trong một bài viết khác.
Tài liệu tham khảo sẽ được ghi và bổ sung dần trong bài viết thứ nhất.