Kiến thức học được khi thực tập 2 tuần ở Bệnh viện Từ Dũ

Tháng mười 14, 2024

Chào cả nhà,
Em là Phạm Ngọc Trân Châu, hiện đang là sinh viên năm 3 ngành Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau 2 tuần đi học trên lâm sàng, Châu dường như học được nhiều thứ và sẽ “cần thiết” cho bản thân trong tương lai sau này.
Tính tuổi thai (từ ngày đầu kì kinh cuối)
***Công thức Nagdee:
– Nếu tháng (T) > 3: N + 7, T – 3
– Nếu T ≤ 3: N + 7, T + 9
VD1: Ngày đầu kì kinh cuối (KKC) là 28/02/2024 => 35/11/2024
=> Dự sinh (DS) = 07/12/2024
VD2: Ngày đầu kì kinh cuối (KKC) là 13/10/2024 => 20/07/2025
=> Dự sinh (DS) = 20/07/2025

Chỉ số PARA (sản khoa)
P – số lần sinh đủ tháng (38-40 tuần ~ 280 ngày)
A – số lần sinh thiếu tháng (sinh non ≥ 28 tuần)
R – số lần sẩy thai (thai lưu, phá thai to, tư vấn điều hoà kinh nguyệt…)
A – số con còn sống
VD1: PARA 1101
P – 1 lần sinh đủ tháng
A – 1 lần sinh thiếu tháng
R – 0 lần sẩy thai
A – 1 số con còn sống
Chẩn đoán vào viện: Con lần 3
VD2: PARA 1001
P – 1 lần sinh đủ tháng
A – 0 lần sinh thiếu tháng
R – 0 lần sẩy thai
A – 1 con còn sống
Chẩn đoán vào viện: Con lần 2
Khám thai ≥ 4 lần
*** Tam cá nguyệt = 3 tháng
1. Tam cá nguyệt đầu (KKC đến 13 tuần 6 ngày): mẹ nôn ói, không ăn được là bình thường.
=> Khám thai (tuần 11 đến tuần 13): xét nghiệm tầm soát, siêu âm NT
***siêu âm NT (độ mờ da gáy ≥ 3mm => xét nghiệm tầm soát (Double, Triple, NIPT)
– Hội chứng Down (NST 21)
– Hội chứng Patau (NST 13)
– Hội chứng Edward (NST 18)
2. Tam cá nguyệt giữa (14 tuần đến 28 tuần 6 ngày)
=> Khám thai (tuần 20 đến tuần 24): siêu âm 4D (khảo sát hình thái học thai nhi, giới tính) + xét nghiệm OGGT Đái tháo đường thai kỳ.
*** Xét nghiệm OGGT: kiểm tra Đái tháo đường thai kỳ (nhịn ăn 8 tiếng) lấy máu 3 lần, 2ml/lần
– Lần 1: lúc đói
– Lần 2: sau 1h uống 75g đường
– Lần 3: sau 2h uống 75g đường

3. Tam cá nguyệt cuối (29 tuần đến sanh):
– Siêu âm tầm soát dị tật tim (tuần 30 đến tuần 32)
– Doppler màu (tuần 36 đến tuần 37)
– tiêm 2 mũi VAT ngừa uốn ván trước sanh ≥ 1 tháng
+ mũi 1
+ mũi 2: cách mũi 1 ≥ 30 ngày
+ ≥ 5 năm: mũi nhắc lại

Non-stress test (NST)
– Cử động thai ≥ 2 (≥ 4 lần/giờ)
– Tim thai bình thường = 110 – 160 lần/phút (đọc đường ngang có nhiều dao động sóng tim nhất)
– Nhịp tăng
– Nhịp giảm
– Cơn gò
– Dao động nội tại
+ ≥ 6: bình thường 6-25 nhịp (số dao động từ vị trí sóng cao nhất đến vị trí sóng thấp nhất)
+ < 5: suy thai
Công thức tính tuổi thai (tháng) từ bề cao tử cung (đơn vị cm)
Tuổi thai (tháng) = BCTC/4 + 1
Hoặc
Tuổi thai tuần = Tuổi thai tháng*4 + 3
*** Nguồn tài liệu tham khảo:
Vương Thị Ngọc Lan, Âu Nhật Luân. Bài giảng sản khoa. Nhà xuất bản Y học. 2021.