THUYẾT TRÌNH BẰNG CON TIM
Tháng mười 15, 2024
Chắc hẵn mọi người đã trải qua một lần thuyết trình từ ghế nhà trường rồi đến đại học, thì nỗi sợ đám đông khiến bản thân run cầm cập, không biết thuyết trình như thế nào? cấu trúc ra sao, để hoàn thiện nhất đến với đọc giả. Những lần đầu mình thuyết trình, thì mình rất là run hầu như là mình cầm tờ giấy đọc và rất nhàm chán, thế rồi khi lên đại học thì mình đã tìm ra phương pháp để cải thiện kỹ năng của mình. Đó là, thuyết trình bằng con tim.
Thuyết trình bằng con tim là như thế nào?
Những phương pháp cải thiện kỹ năng mà mọi người có thể search google, nào là tự tin, chuẩn bị trước ở nhà, giọng đọc ổn định. Đúng đó là tất cả kỹ năng mọi người cần có để buổi thuyết trình diễn ra hoàn thiện nhất. Nhưng khi mới bắt đầu, thì với một số người rất khó khi thực hiện theo. Chẳng phải, một người đang rất tự ti đứng trước đám đông thì khi nói tự tin thì làm sao họ có thể được. Thì đây, bắt đầu bằng con tim là bước đi đầu tiên của mình.
Trước tiên, với mỗi lần thuyết trình thì mình không nghĩ đây chỉ là một buổi thuyết trình đứng trước lớp thông thường, mà là một buổi làm sao có thể truyền những thông điệp tốt nhất đến các đối tượng mà mình muốn truyền tải. Sau khi đọc dòng trên, các bạn nghĩ nó cũng giống những phương pháp khác đúng không? Vâng, nó chỉ là một phương pháp mà giúp các bạn đi dễ hơn tự bước đầu. Khi thuyết trình mọi người đã chuẩn bị rất kỹ đọc đi đọc lại và gần như là học thuộc đúng không ạ? thì đây, để chuẩn bị tốt nhất thì mọi người đều chuẩn bị nội dung, thiết kế slide sao cho đẹp mắt trước ở nhà. Mọi thứ đều hoàn thiện hết rồi nhưng chính nổi sợ đám đông khiến bản thân tự ti và sợ người khác đánh giá về bản thân và thế là làm hỏng cả buổi thuyết trình. Thì đây là chúng ta ứng dụng con tim vào trong thuyết trình
Xem đám đông như những bức tượng
Hãy tưởng tượng các đối tượng đang nghe mình như một bức tường, có phải ở nhà các bạn thuyết trình rất suôn sẻ đúng không ạ? thì bây giờ nếu như trong lớp, thì cứ nghĩ đây là nhà mình, biến không gian đó thành không gian an toàn với bản thân. Tiếp theo, hãy cứ nghĩ người khác sẽ không nghe mình nói gì đâu nên đừng sợ mọi người đánh giá vì họ đâu có biết là mình sẽ thuyết trình nội dung gì đâu, nên họ chẳng quan tâm là mình nói như thế nào. Nếu bạn tự tin, thì tự nhiên sẽ khiến đối tượng hứng thú với bạn.
Đừng cố học thuộc – biến thành kể chuyển
Hầu như để đọc lưu loát thì mọi người đều học thuộc 100% ở nhà đúng không ạ? Với mình thì, ban đầu sẽ soạn nội dung và biến những nội dung thô đó thành mindmap, tiếp theo chuyển những mindmap đó thành phương pháp kể chuyển. Có phải, khi mọi người bàn chuyện thì có rất nhiều ý tưởng để bàn vào đúng không ạ? Thì bây giờ, mình ứng dụng các phương pháp đó đưa vào phần trình bày của mình. Chẳng hạn như các mà bạn nói chuyện với đám bạn hằng ngày thì đưa phong cách đó vô bài của mình. Có thể hiểu là cách mà các bạn chém gió với đám bạn cùng lứa trong mỗi buổi hóng drama thì đưa phong cách đó vào thì khiến đám đông thu hút hơn.
Đừng cố đọc nhanh – Giọng vừa đủ nghe
Trước đây, mình nghĩ cách thuyết trình tốt nhất là trình bày làm sao cho kịp giờ, rồi giọng to khiến mọi người tập trung. Thì đây là sai hoàn toàn, nếu giọng nhanh quá khiến mọi người không theo nhịp, rất mệt cho người nghe. Còn nếu giong to quá, thì khiến người ngồi ở dưới cực kỳ khó chịu và chẳng buồn nghe tiếp. Cho nên, cứ từ từ mà đọc, không ai hối bạn cả và chẳng cần giọng quá to đâu, vừa là ổn rồi vì mình cần người nghe chứ không cần người chú ý.
Thế thì đó chỉ là những phương pháp của mình, còn con tim đó chính là 3 quá trình đó. Thứ nhất, đầu tiên hãy đem hết tất cả năng lượng đưa vào thuyết trình, xem mọi người chẳng buồn đến mình, sau đó đem những giá trị thông tin bằng con tim của mình. Thứ hai, thông tin đừng quá cứng nhắc, chẳng ai biết thông tin mình như thế nào, thôi thì biến nó như cách mà mình kể chuyện như lúc hóng drama. Cuối cùng, bình tĩnh từ từ thôi không ai hối và cũng chẳng ai muốn nghe giọng to mà khiến người ta giật mình đâu.