Khó nuốt kéo dài có thể bị ung thư gì?
Khó nuốt kéo dài có thể bị ung thư gì?
Khó nuốt là triệu chứng của một số loại ung thư ảnh hưởng đến miệng, hàm, đầu và cổ. Chính sự phát triển của khối u ung thư làm tắc nghẽn cổ họng hoặc thay đổi hoạt động của môi, lưỡi và các cơ trong miệng. Tất cả đều sẽ gây khó nuốt, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).
Các loại ung thư có thể dẫn đến triệu chứng khó nuốt gồm:
Ung thư tuyến giáp
Tuyến giáp nằm ở đáy cổ họng. Do đó, một khối u ung thư phát triển ở tuyến giáp sẽ gây khó nuốt. Ngoài ra, ung thư tuyến giáp còn xuất hiện một số triệu chứng khác là đau, sưng cổ, thay đổi giọng nói, khó thở, ho mạn tính và có khối u ở cổ họng.
Ung thư thanh quản
Ung thư thanh quản là loại ung thư mà tế bào bệnh phát triển trong các mô thanh quản. Tế bào ung thư có thể lan sang các mô lân cận hoặc lan đến tuyến giáp, khí quản, thực quản. Ngoài khó nuốt, ung thư thanh quản sẽ gây ra một số triệu chứng như đau họng dữ dội, đau tai, thay đổi giọng nói, ho kéo dài không hết, có khối u hay sưng ở cổ.
Ung thư tuyến nước bọt
Ung thư tuyến nước bọt là loại ung thư hiếm gặp. Tế bào bệnh sẽ hình thành trong các mô của tuyến nước bọt. Tiếp xúc với một số tia bức xạ có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến nước bọt.
Khó nuốt, khó thở và khó cử động hàm là một trong những triệu chứng thường gặp của ung thư tuyến nước bọt. Các triệu chứng khác của bệnh là có cục u trong miệng, hàm hoặc cổ. Người bệnh cũng sẽ bị đau miệng, hàm, tai, cổ và khó mở miệng.
Ngoài ung thư, các vấn đề tiêu hóa, chẳng hạn như trào ngược dạ dày thực quản, cũng có thể gây khó nuốt. Những vấn đề sức khỏe khác như hội chứng Guillain-Barré, đột quỵ, các vấn đề thần kinh như Parkinson, chấn thương đầu hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng có thể gây khó nuốt, theo Medical News Today.
Bạn đang đọc Khó nuốt kéo dài có thể bị ung thư gì? tại website hungday.com