U.17 Việt Nam chuyền bóng qua lại và giành vé đến VCK châu Á: Có đáng trách không?
U.17 Việt Nam chuyền bóng qua lại và giành vé đến VCK châu Á: Có đáng trách không?
Vì sao U.17 Việt Nam phải ‘tính toán’?
Trước trận gặp U.17 Yemen ở lượt hạ màn vòng loại U.17 châu Á 2025, U.17 Việt Nam đang đứng nhì bảng với 4 điểm, còn đối thủ đứng đầu với 6 điểm. Để chắc chắn đi tiếp, thầy trò ông Cristiano Roland phải thắng. Nếu hòa, U.17 Việt Nam đứng nhì bảng với 5 điểm, phải so sánh chỉ số với các đội nhì bảng khác để có vé đi tiếp.
Dù vậy, U.17 Myanmar đã “tặng” cho U.17 Việt Nam món quà bất ngờ. Đội bóng Đông Nam Á đánh bại U.17 Kyrgyzstan với tỷ số 2-1, qua đó đẩy đối thủ Kyrgyzstan xuống cuối bảng. Do thể thức trừ điểm với đội cuối bảng khi so hiệu số giữa các đội nhì, nên U.17 Việt Nam sẽ chỉ bị trừ 1 điểm đã có với U.17 Kyrgyzstan, trong trường hợp đứng nhì.
Nếu hòa U.17 Yemen, U.17 Việt Nam sẽ có tổng cộng 5 điểm. Trừ 1 điểm trước U.17 Kyrgyzstan, các học trò HLV Roland vẫn có 4 điểm cùng hiệu số +2. Đây là điểm số rất an toàn, đủ để U.17 Việt Nam nắm trên dưới 90% cơ hội giành vé lọt vào vòng chung kết. Nhưng nếu thua U.17 Yemen, đội chủ nhà nhiều khả năng bị loại.
Bởi thế, U.17 Việt Nam đã… đá để hòa U.17 Yemen. Sau hiệp 1 đôi công sôi nổi và giành lấy tỷ số 1-1 đúng ý đồ, đội bóng của ông Roland đã biến hiệp 2 trở thành màn “đá ma” đầy tranh cãi. Các cầu thủ trẻ Việt Nam chỉ chuyền bóng qua lại, không đẩy cao đội hình tấn công, không phối hợp nhóm. Bóng được luân chuyển từ hàng thủ, lên đến tuyến giữa rồi lại chuyền về. U.17 Việt Nam hài lòng với 1 điểm và không muốn mạo hiểm. U.17 Yemen cũng vậy, vì hòa là đủ để đội bóng Tây Á chắc chắn nhì bảng và đi tiếp. Nên đội chủ nhà cầm bóng và không muốn chơi, trong khi đội khách cũng không muốn giành bóng.
Đến lúc này, U.17 Việt Nam đã chắc chắn có vé đi tiếp với tư cách 1 trong 5 đội nhì xuất sắc nhất. Nhưng dưới cơn mưa nặng hạt trên sân Phú Thọ, màn “đá ma” của U.17 Việt Nam trở thành chủ đề gây tranh cãi.
Các cầu thủ có đáng trách khi không dám đá để thắng, vùng lên để giành quyền tự quyết, mà lựa chọn chơi quá an toàn (thậm chí thiếu fair-play) và chờ định đoạt số phận nhờ kết quả của các đội khác?
Có đáng trách?
U.17 Việt Nam bị chỉ trích nặng nề trên mạng xã hội. Trên sân, nhiều CĐV cũng bỏ về chỉ sau nửa đầu hiệp 2, khi đội mưa đến sân nhưng phải chứng kiến màn “đá ma” nhạt nhẽo.
Nhiều ý kiến cho rằng, U.17 Việt Nam đáng trách, khi đã chơi quá toan tính, ở độ tuổi mà đáng ra các cầu thủ nên thi đấu trong trẻo và hồn nhiên hơn. Nhìn tổng quan sau 3 trận, lối chơi của U.17 Việt Nam đã có điểm sáng (chỉ lọt lưới 1 bàn, có nhiều pha phối hợp tốt), song chưa mãn nhãn, còn rất non nớt.
Tuy nhiên, cần phải nói rằng: U.17 Việt Nam non kinh nghiệm bởi thiếu va chạm. Do hệ thống bóng đá Việt Nam chỉ có chưa đến 20 trận mỗi năm cho lứa tuổi U.17 ở cấp CLB, nên các cầu thủ ít được mài giũa. Sự non yếu về tâm lý, kỹ thuật lộ rõ ở thầy trò ông Roland trong 3 trận đã qua.
Mà càng non kinh nghiệm, U.17 Việt Nam càng cần tấm vé dự vòng chung kết U.17 châu Á hơn bao giờ hết. Với tấm vé, Đậu Hồng Phong cùng đồng đội sẽ có thêm ít nhất 3 trận vòng bảng với các đối thủ mạnh để tiến bộ. Còn nếu bị loại, đồng nghĩa không có thêm trận nào ở châu Á nữa. Bóng đá là như vậy, kết quả nói lên tất cả.
Ở vòng loại U.20 châu Á cách đây 1 tháng, U.20 Việt Nam cũng ở tình cảnh có thể hòa U.20 Syria tại lượt đấu cuối để cùng nhau đi tiếp. Dù vậy, đội bóng của ông Hứa Hiền Vinh lại dồn lên trong hiệp 2, để rồi thủng lưới và bị loại. Dường như ảnh hưởng tâm lý “chim sợ cành cong” từ sai lầm của U.20, U.17 Việt Nam đã chọn tính toán, dẫu rất cực đoan, nhưng an toàn để chờ vé.
Chỉ hy vọng trong tương lai, lứa U.17 Việt Nam sẽ đủ mạnh mẽ và vững vàng để tự quyết số phận của mình. Để chúng ta có thể đi tiếp mà không gây tranh cãi.
Anh chị gia đình đang tham khảo mẫu giường spa gỗ để làm massage cho ông bà, anh chị. Liên hệ ngay bên Nội Thất Hùng Iota nhé, đơn vị sản xuất giường spa giá rẻ tại xưởng.