Thành phố an toàn

Tháng mười 28, 2024

Ảnh bởi
trên

Mình thoải mái đi lại bất kể ngày đêm. Mình ngó nghiêng nhìn phố xá, nhìn người tản bộ. Mình thoải mái đánh mắt vào những hàng quán tấp nập. Mình không lo có lưu manh nhảy ra từ trong ngõ và trấn lột mình =))))

Một thời gian sau, mình đọc cuốn Đô thị vị nhân sinh (Cities for People) của Jan Gehl, một kiến trúc sư nổi tiếng người Đan Mạch. Trong cuốn này, Jan Gehl đề cập đến rất nhiều tiêu chí giúp một thành phố trở nên an toàn. Mình nhận ra rằng những tiêu chí về an ninh đã giải đáp phần nào sự thắc mắc lấn cấn lâu nay.

1. Thành phố an toàn là khi những điều cơ bản về an ninh được đáp ứng

3. Thành phố an toàn là khi có địa phận rõ ràng

Điều này khá dễ hiểu. Khi một con phố tối om om mù mịt, mình sẽ phân vân không biết có nên đi vào không, vì chỉ có giời biết thứ gì đang ẩn nấp ở trong. Ngoài ra, một con phố nhiều góc khuất cũng không kém phần nguy hiểm, khi mà trộm cướp có thể trốn trong góc và lao ra trấn áp mình.

Điều này làm mình nghĩ ngay đến hầm đi bộ Phạm Hùng ở Hà Nội. Suốt gần chục năm sống ở khu đó, mình chỉ xuống hầm đi bộ đúng 1 lần, còn lại là mình đi xe máy để sang được bên kia đường, bất chấp quãng đường khá ngắn.

Bảo sao mà báo chí cũng đã từng phản ánh việc . Hầm như thế thì bố ai dám đi.

Cảnh quan nhiều cỏ dại

Thật dễ hiểu, càng nhiều người tản bộ và dành thời gian sử dụng không gian công cộng, sẽ càng có nhiều con mắt phố phường với thời gian hoạt động dài hơn.

Ở đây, Jan Gehl đề cập đến những công trình đa chức năng, chứa đựng hoạt động con người trong suốt thời gian của một ngày.

Nói nôm na thì con mắt phố phường ám chỉ đến việc mọi người, qua việc sử dụng và quan sát không gian công cộng, sẽ tạo ra sự giám sát một cách tự nhiên, giống như một mạng lưới camera an ninh chạy bằng cơm. Khi đó, kẻ xấu sẽ ít khi dám lao vào một nơi đông đúc để làm rùm beng, vì rủi ro rất cao sẽ bị quan sát, bị nhận diện, bị cản trở, bị bao vây.

Vào ban ngày, con mắt phố phường là những người làm việc trong các cửa hàng và những khách hàng ra vào mua bán. Ban đêm thì con mắt phố phường là những người sinh hoạt ở ban công. Ánh sáng từ nhà dân cũng góp phần làm sáng phố và mang lại cảm giác của cuộc sống con người vẫn đang tiếp diễn bất kể thời gian.

Nighthawks by Ed Hopper

Mình nhớ có lần đi Quảng Bình hồi chục năm trước, đến tầm 9h tối là hàng quán đã đóng cửa hết, người dân đi ngủ tắt đèn, ngoài phố chẳng có ai, đèn đóm thưa thớt. Mình ngó từ cửa khách sạn, thật chẳng muốn ra ngoài, vì vừa chán không có gì để chơi, vừa thấy hơi rén vì phố xá lúc đấy như bị bỏ hoang.

Những cửa hàng tiện lợi như Circle K, GS25, Ministop mở 24/7, về đêm luôn sáng đèn, luôn có nhân viên túc trực. Điều này một lần nữa đáp ứng khái niệm con mắt phố phường: nhân viên quán có thể quan sát đường phố qua cửa kính, khách ngồi ăn uống luôn có thể ngó ra ngoài, tạo nên sự an toàn trong tiềm thức. Ngoài ra, về đêm, khi mà các quán cafe, trà sữa và chè cháo đóng cửa, thì cửa hàng tiện lợi là nơi lý tưởng để mọi người (thường là học sinh sinh viên) tụ tập và socialize. Những lúc mình đi qua Circle K khi đã quá nửa đêm, nhìn vài nhóm ngồi tụ tập ăn mì, mình thấy được sức sống của một thành phố không ngủ.

Nếu đọc đến đây và hứng thú với phần còn lại, mời bạn đọc bản đầy đủ trên Substack, mình sẽ để link dưới đây. Xin cám ơn bạn.