Đặc sắc màn trình diễn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc

Tháng mười một 2, 2024

Đặc sắc màn trình diễn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc

4 tiết mục lần lượt được thể hiện là lễ cấp sắc của của dân tộc Sán Dìu (H.Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc), lễ gọi vía của dân tộc Sán Dìu (H.Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang), lễ cúng tổ tiên của dân tộc Lô Lô (H.Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) và lễ trưởng thành của dân tộc Sán Chỉ (H.Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng).

Các đoàn nghệ nhân mỗi tỉnh đã mất nhiều thời gian để chuẩn bị, hoàn thiện tiết mục trước khi trình diễn. “Chúng tôi không phải tập nhiều cho nghi lễ vì đó là văn hóa, truyền thống của dân tộc. Nhưng chúng tôi đã dành hơn 1 tháng để chuẩn bị bối cảnh, đạo cụ đầy đủ để tái hiện cho thật giống với không gian một buổi lễ thật”, anh Nguyễn Văn Toàn thuộc đoàn nghệ nhân dân tộc Sán Dìu (H.Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) chia sẻ.

Qua từng trích đoạn lễ sinh động, khán giả như được hòa mình vào không gian thực của buổi lễ. Đây không chỉ là dịp để người dân có cơ hội tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa đặc sắc của các dân tộc mà còn mang ý nghĩa lớn đối với đồng bào các dân tộc khi được chia sẻ bản sắc với cộng đồng.

“Các nghệ nhân đoàn chúng tôi rất vui mừng và phấn khởi sau khi hoàn thành trình diễn nghi lễ. Hà Giang là tỉnh có số lượng đồng bào dân tộc Lô Lô sinh sống đông thứ 2 cả nước nên chúng tôi lựa chọn nghi lễ này mong muốn thể hiện một nét văn hóa đặc trưng của tỉnh”, chị Lê Thùy Dung, cán bộ Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Hà Giang cho biết.

Vui mừng vì những di sản văn hóa dân gian vẫn đang tiếp tục được bảo tồn và phát huy, Tổng Biên tập Tạp chí Dân tộc và Thời đại, PGS – TS Lê Ngọc Thắng nhìn nhận: “Nếu không có những tín ngưỡng dân gian này thì rất nhiều bản sắc văn hóa sẽ mất. Những tín ngưỡng dân gian này được thể hiện qua lễ vật, bài cúng, nghi thức, trang phục ẩn chứa những triết lý sống, chiều sâu về lịch sử, văn hóa. Đến ngày hôm nay được chứng kiến là rất quý báu”.

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 11, năm 2024 diễn ra trong 3 ngày, từ 2 – 4.11, tại tỉnh Lạng Sơn. Trong khuôn khổ ngày hội diễn ra nhiều hoạt động ‎điểm nhấn, gồm: các hoạt động trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc; không gian trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa truyền thống của các địa phương; liên hoan văn nghệ quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc vùng Đông Bắc.

Đặc sắc màn trình diễn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc- Ảnh 1.
Đặc sắc màn trình diễn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc- Ảnh 2.

Lễ cấp sắc là nghi lễ để được thế giới thần linh chấp thuận, đánh dấu bước trưởng thành. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc để trở thành thầy cúng, người được coi trọng trong cộng đồng người Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc.

ẢNH: TUẤN MINH

Đặc sắc màn trình diễn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc- Ảnh 3.
Đặc sắc màn trình diễn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc- Ảnh 4.
Đặc sắc màn trình diễn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc- Ảnh 5.

Để được cấp sắc, người thụ lễ, thường là nam giới, phải có quá trình học chữ Hán Nôm, biết đọc, viết thành thạo, có thời gian phụ giúp thầy, hiểu và thực hành được một số nghi lễ truyền thống của dân tộc mình. Trong trích đoạn lễ cấp sắc của đoàn nghệ nhân tỉnh Vĩnh Phúc gồm 5 phần: phần 1: Mời 3 vị thánh về dự, chứng giám; phần 2: Xuất cờ – bái sư; phần 3: Tạo cầu – bắc cầu, mời các thầy âm, thầy dương; phần 4: Hành quang, hành pháp; phần 5: Hợp lệnh (Mời ngũ vị thiên lôi chứng giám).

ẢNH: TUẤN MINH

Đặc sắc màn trình diễn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc- Ảnh 6.
Đặc sắc màn trình diễn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc- Ảnh 7.
Đặc sắc màn trình diễn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc- Ảnh 8.
Đặc sắc màn trình diễn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc- Ảnh 9.

Tiết mục lễ gọi vía của đoàn nghệ nhân dân tộc Sán Dìu tỉnh Bắc Giang. Theo quan niệm của người Sán Dìu, con người tồn tại được khỏe mạnh là do phần vía người và phần xác luôn gắn chặt với nhau. Song vía người thỉnh thoảng rời thân xác đi du ngoạn không về nhập vào xác nên người sinh ra ốm đau, bệnh tật. Muốn người khỏe mạnh phải mời thầy Tào, bà Phựt đến nhà tổ chức lễ gọi vía về nhập vào thân thể để người khỏe mạnh. Trong đó, lễ gọi vía cho trẻ thơ được nhiều gia đình tổ chức.

ẢNH: TUẤN MINH

Đặc sắc màn trình diễn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc- Ảnh 10.
Đặc sắc màn trình diễn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc- Ảnh 11.
Đặc sắc màn trình diễn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc- Ảnh 12.

Lễ cúng tổ tiên của dân tộc Lô Lô là một nghi lễ cổ truyền có từ lâu đời mang tính giáo dục cộng đồng người Lô Lô hướng về nguồn cội, biết ơn tổ tiên, tạo kết nối cộng đồng. Chủ lễ là thầy cúng cùng các phụ lễ. Trước khi vào lễ chính, thầy cúng tiến hành chuẩn bị các lễ vật để trình tổ tiên.

ẢNH: TUẤN MINH

Đặc sắc màn trình diễn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc- Ảnh 13.
Đặc sắc màn trình diễn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc- Ảnh 14.
Đặc sắc màn trình diễn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc- Ảnh 15.
Đặc sắc màn trình diễn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc- Ảnh 16.

Sau phần lễ là phần hội. Đồng bào Lô Lô vùng hòa nhịp với 12 điệu múa dân gian tượng trưng cho 12 tháng trong năm của dân tộc mình. Trong tiếng trống đồng ngân vang, những điệu nhảy, điệu múa dân gian kết hợp với trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu…, tạo thành nét đặc trưng riêng của người dân tộc Lô Lô ở Hà Giang

ẢNH: TUẤN MINH

Đặc sắc màn trình diễn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc- Ảnh 17.
Đặc sắc màn trình diễn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc- Ảnh 18.
Đặc sắc màn trình diễn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc- Ảnh 19.

Lễ trưởng thành là một nghi lễ không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người đàn ông Sán Chỉ. Theo tín ngưỡng dân gian của người Sán Chỉ, người con trai sau khi được làm lễ mới được công nhận là người trưởng thành. Lễ trưởng thành được thực hiện bởi một thầy mo chính, 2 thầy mo phụ cùng 2 thợ nhạc đánh trống và thanh la. Trang phục của thầy mo có sự phân biệt rõ ràng về màu sắc. Thầy mo chính có chức sắc cao nhất mặc trang phục làm lễ màu vàng.

ẢNH: TUẤN MINH

Đặc sắc màn trình diễn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc- Ảnh 20.
Đặc sắc màn trình diễn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc- Ảnh 21.

Sau khi đã xong nghi lễ trong nhà, các thầy cúng hướng dẫn người thụ lễ ra đàn Ngù Đài để thực hiện nghi lễ giáng sinh

ẢNH: TUẤN MINH

Đặc sắc màn trình diễn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc- Ảnh 22.

Sau khi làm lễ, gia đình tổ chức ăn mừng để thể hiện lòng biết ơn hàng xóm láng giềng đã đến giúp đỡ, chung vui

ẢNH: TUẤN MINH