Tatsuki Fujimoto – Gã mangaka hòa điện ảnh vào truyện tranh
Đứng cạnh các tên tuổi lớn khác như Jujutsu Kaisen, Black Cover, My Hero Academy..v..v..thì Chainsaw man của Fujimoto vẫn được đánh giá là xuất xác với các nét dị biệt chưa từng có tiền lệ, thu hút những ai đã chán các mô-tuýp shounen thường thấy.
Mỗi bộ manga Tatsuki Fujimoto cầm bút, tôi đều đánh giá là hay, nhưng dị, rất khó đọc nhưng biết đọc rồi thì sẽ rất cuốn. Chúng mang những màu sắc riêng, một vài cái còn rất “điện ảnh” , đúng với phong cách của một kẻ cuồng phim như Fujimoto. Do đó tôi viết bài này là để kêu gọi các bạn đọc thử vài bộ manga do Fujimoto sáng tác, cũng đồng thời để chia sẻ những tâm đắc của tôi riêng tới cái tài kể truyện của Fujimoto-sensei, một cái tài hiếm có.
Sơ bộ về cuộc đời của Tatsuki Fujimoto
1.Thông tin cá nhân
Cũng như nhiều mangaka khác, Fujimoto học vẽ từ khi còn rất nhỏ. Nhưng do không có trường dạy vẽ gần nhà nên anh đi cùng ông bà tới một lớp dạy vẽ tranh sơn dầu và học vẽ từ đây.
Từ thời trung học, Fujimoto đã ấp ủ những ý tưởng manga cho riêng mình. Anh tưởng tượng ra một chuỗi series manga gồm 7 bộ manga khác nhau do chính anh sáng tác. Anh giành nhiều tâm huyết trong việc tưởng tượng tới nổi còn bật khóc khi 1 trong 7 bộ manga ấy kết thúc, mặc cho tất cả chỉ xảy ra trong tâm trí anh.
Tác phẩm dài kỳ đầu tiên trong sự nghiệp của Fujimoto là Fire Punch, được xuất bản 2016. Ban đầu bộ manga không được phê duyệt đăng lên Jump do các “giới hạn” nó chạm đến như l.oạn l.uân, ăn thịt ng.ười, d.iệt ch.ủng..v..v..May mắn thay, nó đã tìm được bến đỗ tại Shonen Jump + (1 nền tảng online) và trong suốt 2 năm, Fire Punch đã xuất bản tổng 8 volume từ 2016-2018.
Fire Punch là tác phẩm đã chấp cánh cho sự nghiệp của Fujimoto, cho phép danh tiếng ngang bằng với tài năng anh sỡ hữu. Thế nhưng nó cũng là một tác phẩm “nặng đô”, máu me, bạo lực và tuyêt vọng nhất trong sự nghiệp của vị mangaka. Fujimoto cũng chia sẻ giai đoạn 2016-2018 là khi tâm lý của anh bất ổn nhất. Anh tạo ra Fire Punch, dồn hết tất cả những ý tưởng điên rồ anh có vào trong để chứng minh cho Jump thấy dù là mangaka trẻ tuổi, thì anh không thiếu những ý tưởng hay, mới lạ và dị biệt. Canh bạc của Fujimoto đã thành công, khi “Nấm đấm lửa” đã trở thành cú hit lớn, mở đường cho các manga giàu tham vọng hơn của anh.
Suốt sự nghiệp cầm ngòi, Fujimoto đã giành được vô số các danh hiệu lớn nhỏ, trong ấy nổi bật nhất bao gồm:
+Giải tưởng Harvey Awards cho hạng mục Manga xuất xác nhất trong 3 năm liên tiếp (2021-2023)
Chưa kể, tác phẩm Chainsaw Man đã được chuyển thể thành Anime vào năm 2020 bởi Studio Mappa. Dù season 1 gặp phải nhiều phản hồi trái chiếu về mặt thiết kế hình ảnh, thì bộ Anime vẫn được đánh giá là một thành công về mặt doanh số và vẫn thỏa mãn được phần lớn lượng Fanbase của người cưa.
Các manga đặc sắc
Sau đây là tất cả các đầu truyện do Fujimoto sáng tác, lưu ý là những tác phẩm đầu tay của anh còn khá sơ sài và nghiệp dư, chưa được chau chuốt (1-4). Những tác phẩm về sau (5-13) mang đậm hơi thở của Fujimoto nhưng được trình bày một cách có cấu trúc, liền mạch và dễ hiểu hơn. Cá biệt có 2 one-shot Goodbye Eri và Look Back là hai tác phẩm rất đáng đọc, bởi đây là hai manga có thời lượng ngắn, nhưng chất lượng lại rất cao.
Mô-tuýp quen thuộc nơi người ngoài hành tinh xâm lược Trái Đất, nhưng cặp đôi nhân vật chính của chúng ta có gì đó rất bất bình thường.
Nam học sinh bắt lấy viên đại để cứu crush giáo viên của mình
Tỏ tình là thứ tối quan trọng, mọi thứ còn lại phải để sau
Chuyện tình giữa chàng ma ca rồng 3500 năm tuổi và nữ sát thủ
Câu bé ngư dân và tiếng gọi của loài tiên cá
Chàng trai thức dậy thấy mình đã chuyển giới……anh phải xử lí tình huống này với bạn gái mình ra sao?
Câu chuyện về cô em gái được tiên tri sẽ hủy diệt thế giới và anh trai của cô
Mối quan hệ rối rắm của hai chị em họa sĩ
Hành trình gặp mặt, phát triển với nhiều thăng trầm của 2 nữ họa sĩ Fujino và Kyomoto, qua đó là thông điệp về sự mất mác và chấp nhận.
Tiếp tục với chủ đề mất mác, nhưng thông qua lăng kính điện ảnh thay vì tranh vẽ, Goodbye Eri kể cho ta câu chuyện về chàng Yuta và nàng Eri, với ước mơ quay 1 thước phim để đời.
Bài hát của chàng trai trẻ nổi lên theo cách không thể lường trước, mang lại những phiền toái cho anh.
Trong 1 thế giới hậu băng hà, Agni với lời nguyền bất tử và ngọn lửa vĩnh cữu bao quanh cơ thể, bước trên hành trình trả thủ cho người em gái Luna thân yêu.
Thiết lập trong 1 thế giới nơi mỗi nỗi sợ điều có hiện thân quỷ dữ của riêng chúng, chàng trai Denji phải thích nghi, chiến đấu và bảo vệ những gì anh trân quý.
Một trong những đặc trưng trong các manga dài kì của Fujimoto là tiết tấu dồn dập, với các cảnh hành động diễn ra thường xuyên trong mỗi chương. Ví dụ tiêu biểu cho điều này là Chainsaw Man: Phần 1 với tổng 97 chương kéo dài trong 8 arc. Điều này có nghĩ trung bình mỗi arc chỉ kéo dài 12 chương, nhưng lại giải quyết hằng loạt các mẫu thuẫn, nút thắt khác nhau.
Đó là còn chưa kể phong cách kể truyện của Fujimoto là rất điên rồ, mang nhiều nét phi lý và dị biệt. Đọc manga của gã này, ta chẳng bao giờ biết mình đang thực sự đọc gì, mẫu thuẫn được giải quyết ra sao, các nhân vật đang nghĩ và muốn làm gì. Nó như một chuyến tàu lượn siêu tốc, lái ta qua những khúc cua ta còn chẳng biết là có tồn tại. Đến mãi khi câu chuyện đã hoàn tất, ta vẫn mê man, không hiểu chuyện gì đã xảy. Những câu hỏi có lời giải thì ít còn những câu hỏi mới thì lại mọc lên nhiều vô số. Đó là đặc trưng trong lối kể của Fujimoto, nó làm ta xoắn não, phải suy nghĩ, phải tự đặt ra những giả thuyết để bù vào các lỗ trống. Tuy thế, bằng một cách nào đó, câu chuyện lại không bị lôn xộn, mọi thứ xảy ra theo 1 chuỗi sự kiện nối tiếp sự kiện, khó đoán nhưng có build-up lẫn pay-off rõ ràng. Các hình thức biểu trưng được cài cấm rải rác, bồi đắp cho chủ đề xuyên xuốt tác phẩm. Điều này làm nên 1 tổng thể thống nhất, dù hỗn loạn nhưng sống động, vẫn có điểm đầu và điểm kết.
“Nhân vật chính đuổi theo kẻ phản diện, nhưng chỉ ba mươi phút sau khi bộ phim bắt đầu, anh ấy đã bắt được hắn. Điều này lẽ ra phải xảy ra vào cuối phim, nên khán giả cứ tự hỏi điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Nhiều người nói rằng khi xem phim Hàn Quốc, họ không thể hiểu đạo diễn đang nghĩ gì, nhưng thực ra, nếu xem đến cuối, bạn sẽ hiểu được. Tôi muốn tạo ra thứ gì đó như vậy.”
-Fujimoto