NGƯỜI PHÚ HỘ VÀ CẬU TRAI TRẺ

Tháng mười một 11, 2024

Xưa kia, ở một ngôi làng nọ có một phú ông rất giàu có.

Có điều, ông lại có tật hay trêu đùa. Mỗi khi trong làng có một đứa bé mới sinh, ông lại hay trêu rằng:

Người đời cũng cười trừ cho qua, bởi dẫu lời nói mang vẻ đầy tiêu cực nhưng phú ông lại có công ơn với rất nhiều người trong làng.

Có thằng nhóc vừa sinh ra, ông đùa cợt rằng có khi nó thành quan lớn trong triều, người ta tưởng cuối cùng cũng có lần ông nói hay. Thế rồi thằng nhóc đấy cũng trở thành quan, ai dè lại bị đem đi xử tử vì tội ăn chặn tiền của muôn dân.

Ấy thế mà phú ông coi nó như một điềm xui rủi, ông vẫn thản nhiên coi đó là chuyện chẳng ai muốn có. Những đứa trẻ được sinh ra vẫn bị ông trêu đùa, người nhà vừa mới sinh thì lại bất lực vì đã biết được cuộc đời đầy bất hạnh sau này của đứa bé.

Thế nhưng, có một lần, một ngôi nhà ở ngay cuối làng, gần sát bên bờ sông, một cặp vợ chồng vừa mới cưới đã sinh con, phú ông biết chuyện cũng chạy xuống mà xem. Khi em bé được sinh ra đã mở tròn xoe hai đôi mắt, miệng thì luôn mở còn tay thì luôn giơ lên một ngón như chỉ vào ai đó. Ngay lúc đó, phú ông lại “phán” rằng:

Vợ chồng của đứa bé vừa mới sinh nghe vậy cũng chẳng dám nhẹ lòng. Sau khi phú ông rời đi, họ ngồi lại để đoán xem sau khi đứa bé trở thành một người như phú ông nói thì sẽ dính lấy những tai ương gì.

Cho đến khi mẹ cậu do dành cả một đời sầu não vì tương lai của con mình qua lời nói của phú ông mà lâm bệnh rồi mất. Cha cậu vì quá đau buồn nên đã kể hết sự tình cho cậu nghe. Ngay lúc đó, cậu như trở thành một con người hoàn toàn khác, mặt cậu đỏ lên vì tức giận, đôi mắt cậu mở to, trượng tròn đầy tàn bạo, miệng cậu liên tục nhấp nháy như muốn nói lên điều gì đó, cậu bước dài sải chân của mình, đi đến nhà phú hộ, giơ ngón tay chỉ ngay vào phú ông đang ngồi uống trà mà nói rằng:

Phú ông đột nhiên tròn xoe đôi mắt, chẳng hiểu nổi sự tình, bèn dừng cốc trà đang uống dở mà nói:

Khi nghe phú ông nói vậy, cậu nhận ra mình đã quá tức giận mà nói lời không đúng. Cậu bèn bình tĩnh, hạ tay, nhìn vào thẳng mặt ông mà ai bày:

Xưa kia dân làng đồn đại là thần tiên được phái xuống trần thế giúp đỡ bà con. Song đồng thời vì tin tưởng điều ấy mà người dân coi ông như một vị thánh. Phú ông có tật thích trêu đùa, khổ nỗi lại hay thích phán bậy cho những đứa trẻ vừa mới sinh. Hậu quả khiến cho kẻ bị phán thành người xấu trở thành người xấu, kẻ bị nói trở thành người tài thì lại bị luân lý vùi đầu cho chết. Trêu xấu thành xấu, trêu tốt cũng thành xấu, người đời hỏi thần sao mà lạ thế, nhưng vì sợ sự trừng phạt mà cắn răng chịu phán định của cõi trời. Sống trong sự sợ hãi của những phán định đã biết trước trên cuộc đời của những đứa con của mình vừa đứt ruột sinh ra, hỏi cả thánh thần có người cha, người mẹ nào chịu nổi cảnh bi ai đó. Dân làng sinh cũng chẳng dám sinh, chết cũng chẳng dám chết, kẻ nắm lấy quyền quyết định của một đời người, đưa họ đến những thứ xấu xí nhất của xã hội thì cho dù có một nghìn lượng bạc ủng hộ cho nhân dân, có một trăm cây vàng xây dựng cả một vùng đất hay có một đức hạnh, phẩm chất của một bậc chân tiên cũng chẳng thể nào khiến cho người ta tha thứ nỗi.

Kết thúc một nỗi dai dẳng đã kéo dài hàng chục năm, cậu trai trẻ ấy chính là cuộc đời cuối cùng được phú ông phán định, để rồi chấm dứt cho những đau khổ mà người dân đã không thể nói ra. Có thể nói, đây là lần duy nhất mà phú ông đã biến lời nói của mình lên một đứa bé trở thành một con người tốt đẹp nhất. Dẫu cho cuối cùng cậu và phú ông cũng đã mất, nhưng những gì tinh túy nhất của cả hai người vẫn đọng lại cho dân làng những bài học đầy quý giá. Gia tài của người phú hộ trở thành một quỹ chung để giúp đỡ người dân trong thiên tai, nạn đói, người dân trở nên hăng say làm việc, sống trong một sự tự do không có sự ép buộc, luôn hướng về những điều chính nghĩa và đúng đắn giống như những gì mà cậu trai đó đã làm.

photo by: Huy Phan ( pexels )

.

.

Nếu được, bạn hãy chia sẻ bài học mà bạn thấy được trong câu truyện dưới phần bình luận nhé!