Nghệ thuật tập trung (Phần 1)

Tháng mười một 13, 2024

Qua thời gian trải nghiệm việc đi làm 1 công việc kiếm tiền duy nhất, mình nhận ra, ngoài chăm chỉ, tài năng, và khả năng thích ứng, thì khả năng tập trung là một trong nhưng yếu tố cực kỳ quan trọng để mình nâng cao năng suất công việc của mình.
Tóm lại là mình theo đuổi style “Multi task trong sự tập trung” nhờ vào cuốn “Nghệ thuật tập trung” của DaiGo. Bài viết dưới đây mình sẽ điểm qua những ý chính của cuốn sách này, bạn có thể tìm đọc cuốn sách này để hiểu rõ hơn về các cơ chế tập trung nhé!

Quy tắc 1: Rèn luyện để tập trung

Hay nói cách khác, khả năng tập trung không phải là bẩm sinh.
Ý chí của con người có hạn và giảm dần khi tập trung, vì vậy có 2 cách cơ bản để tăng ý chí (từ đó có thể tập trung nhiều hơn) TĂNG Ý CHÍ hoặc/và GIẢM TIÊU THỤ.

Vậy làm thế nào để tăng ý chí?
1. Chú ý chỉnh tư thế: nhắc nhở mình “không được” khi thấy bản thân khom lưng, chống cằm, bắt tréo chân,… và sửa tư thế ngay lập tức. Đây gọi là hiệu ứng tự giám sát
2. Sử dụng tay không thuận để mở cửa, đánh răng, dùng chuột máy tính,…

Tăng ý chí rồi, vậy làm thế nào để tiết kiệm ý chí?
Sức mạnh ý chí tiêu thụ khi bạn đưa ra quyết định. Nó không chỉ ở khoảnh khắc “chốt deal” mà là cả quá trình bạn suy nghĩ về lựa chọn đó trong đầu, điều này gây ra 2 trường hợp làm tiêu hao ý chí: a. Chịu đựng thứ gì đó hoặc/và b. Mong muốn làm 1 việc gì đó
Nếu bạn giữ mãi trong đầu về quyết định nào đó (ví dụ: mua hay không mua đơn hàng Shopee) sẽ tiêu hao rất nhiều ý chí của bạn. Vì vậy, cách để bạn giảm tiêu hao ý chí là: “QUYẾT ĐỊNH NGAY”

Quy tắc 2: Tập trung cao độ trong thời gian ngắn

Xen kẽ thời gian nghỉ ngơi và tập trung, mình thường áp dụng pomodoro trên Chrome và set thời gian 25 phút làm – 5 phút nghỉ

Ứng dụng này vừa time-set vừa chặn bạn truy cập các trang web có thể mất tập trung (như Facebook, Youtube, WhatsApp,... và bạn có thể tuỳ chọn trang web cần chặn)

Ứng dụng này vừa time-set vừa chặn bạn truy cập các trang web có thể mất tập trung (như Facebook, Youtube, WhatsApp,… và bạn có thể tuỳ chọn trang web cần chặn)

Quy tắc 3: Kiểm soát sự mệt mỏi của não bộ

Ngày xưa mình cũng từng được khuyên thay vì nói “Tôi không run”, thì sẽ nói “Tôi làm được”, mình từ 1 đứa run như cây sậy khi thuyết trình vào năm nhất đại học, thành thành viên luôn được đề cử thuyết trình vào năm 2 đại học.

I can do it!

I can do it!

Phần tiếp theo mình sẽ tóm tắt về 7 động cơ cho sự tập trung