Tại sao các máy bay dân dụng hiếm khi bay qua dãy Himalaya?

Tại sao các máy bay dân dụng hiếm khi bay qua dãy Himalaya?

Do dễ gặp nhiễu động và khó tìm bãi đáp khẩn cấp, phi công thường tránh bay qua khu vực nhiều núi non như Tây Tạng.

Theo thống kê năm 2017, chỉ tính riêng máy bay hàng không dân dụng, có hơn 100.000 chuyến bay trên Trái đất mỗi ngày. Thông thường dựa trên thời gian bay trung bình hai giờ mỗi chuyến bay, sẽ có hơn 10.000 máy bay dân dụng bay trên bầu trời vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Có hơn 10.000 máy bay dân dụng bay trên bầu trời mỗi ngày.
Có hơn 10.000 máy bay dân dụng bay trên bầu trời mỗi ngày.

Mặc dù có rất nhiều máy bay bay trên bầu trời, nhưng nếu bạn có thể quan sát những máy bay này từ không gian, bạn sẽ thấy rằng về cơ bản không có máy bay nào bay qua một số địa điểm trên Trái đất, chẳng hạn như Nam Cực và Himalaya. Nam Cực thì tương đối dễ hiểu, đó là nơi không phải là nơi dân sinh và không có gì thú vị khi bay đến đó bằng máy bay. Nhưng hơi khó hiểu là không có máy bay nào bay qua Himalaya.

Mặc dù ở đó có những khu vực dân cư tương đối thưa thớt, nhưng khu vực xung quanh lại cực kỳ đông dân cư. Tại sao máy bay dân dụng không bay qua đó?

Dãy Himalaya dài khoảng 2.400km từ đông sang tây, rộng từ bắc xuống nam từ 200 đến 300km, với độ cao trung bình hơn 6000 mét. Đỉnh cao nhất của đỉnh Everest là 8.848 mét và có hơn 100 đỉnh cao trên 7.200 mét. Điều đồng nghĩa với việc hầu hết các máy bay dân dụng đều có thể bay qua đây một cách thoải mái bởi độ cao lý tưởng cho máy bay chở khách là từ 10.000 – 12.800 mét.

Đỉnh cao nhất của đỉnh Everest là 8.848 mét và có hơn 100 đỉnh cao trên 7.200 mét.
Đỉnh cao nhất của đỉnh Everest là 8.848 mét và có hơn 100 đỉnh cao trên 7.200 mét.

Độ cao kỷ lục một máy bay phản lực đạt được là 37.648m, do Alexandr Fedotov lập năm 1997 trên một chiếc MiG-25M

Nhưng trên thực tế, rất hiếm khi máy bay dân dụng bay qua dãy núi này và lý do chính đến từ vấn đề an toàn.

Thứ nhất, trong trường hợp xảy ra sự cố giảm áp, máy bay cần nhanh chóng hạ xuống độ cao an toàn dưới 3.000 mét để chờ cơ hội xử lý. Ngoài ra, các hỏng hóc của động cơ máy bay cũng cần giảm xuống dưới 3000 mét để đảm bảo động cơ hoạt động bình thường. Trong khi đó, độ cao trung bình của Himalayas là 6000 mét bởi vậy khi xảy ra những sự cố nói trên, máy bay bay qua dãy Himalaya chắc chắn sẽ xảy ra va chạm.

Nếu gặp sự cố, khi giảm độ cao mà máy bay bay qua dãy Himalaya chắc chắn sẽ có va chạm.
Nếu gặp sự cố, khi giảm độ cao mà máy bay bay qua dãy Himalaya chắc chắn sẽ có va chạm.

Thứ hai, dãy Himalaya có đa dạng các loại địa hình nhưng hầu như không có bằng phẳng, ở khu vực này chỉ có hai sân bay “tử tế”, đường băng của sân bay Lhasa dài 4000m, và sân bay Kathmandu dài 335m. Và trong những trường hợp khẩn cấp, cần phải hạ cánh thì những máy bay dân dụng chắc chắn sẽ không thể hạ cánh ở đây. Máy bay dân dụng bay ở độ cao lý tưởng khoảng 10.000 mét, và cũng cần khu vực đồng bằng kéo dài 10.000 mét để trượt xuống từ từ trước khi chạm mặt đất, và ở dãy Himalaya, máy bay muốn hạ cánh thì chỉ có thể trượt hơn 1.000 mét, và như vậy thì tai nạn là điều hiển nhiên.

Dãy Himalaya có đa dạng các loại địa hình nhưng hầu như không có bằng phẳng
Dãy Himalaya có đa dạng các loại địa hình nhưng hầu như không có bằng phẳng.

Thứ ba, sự hỗn loạn trên dãy Himalaya cũng là một vấn đề. Gần dãy Himalaya có rất ít ô nhiễm, bởi vậy nhiễu động khí quyển diễn ra rất rõ ràng, nhưng khi bay qua đây radar lại rất khó xác định nên phi công khó phát hiện, bởi vậy máy bay sẽ có nhiều khả năng bay vào vùng nhiễu động, điều này sẽ gây thương tích cho phi hành đoàn và hành khách.

Nhiễu động là sự rối loạn trong không khí, tương tự chuyển động của sóng và dòng hải lưu ở biển. Nếu không có chướng ngại vật trên đường cơn sóng lao tới, nó sẽ chảy qua thuận lợi. Nhưng nếu va phải đê chắn sóng, nó sẽ vỡ ra, theo Darren Ansell, trưởng khoa Kỹ thuật vũ trụ và hàng không ở Đại học Central Lancashire.

“Khi không khí tràn qua công trình nhân tạo và địa hình tự nhiên như núi non, dòng khí bị gián đoạn, khiến không khí ở bên trên và xung quanh nó trở nên hỗn loạn. Nếu cất cánh hoặc hạ cánh từ sân bay gần dãy núi hoặc vùng đồi, nhiều khả năng bạn sẽ trải qua loại nhiễu động này trong suốt quá trình cất cánh và không lâu sau đó”, Ansell giải thích.

Theo báo cáo của FAA, nhiễu động không khí là nguyên nhân số một trong các vụ tai nạn máy bay không chết người.

Nhiễu động khí quyển ở Himalaya rất rõ ràng.
Nhiễu động khí quyển ở Himalaya rất rõ ràng.

Thứ tư là vấn đề đông nhiên liệu. Nhiên liệu máy bay phản lực có thể đóng băng dưới âm 47 độ, và bay ở độ cao lớn trên dãy Himalaya trong thời gian dài sẽ khiến nhiên liệu có nguy cơ đóng băng nhiều hơn. Máy bay thường chọn hạ độ cao để tránh vấn đề này. Tuy nhiên, trên dãy Himalaya, làm cách nào để hạ độ cao?

Bay qua dãy Himalaya rất khó để hạ độ cao.
Bay qua dãy Himalaya rất khó để hạ độ cao.

Kích thước rộng lớn, phạm vi độ cao khổng lồ và địa hình phức tạp của dãy Himalaya có nghĩa là vùng núi này có nhiều loại khí hậu, từ cận nhiệt đới ẩm ở chân đồi đến điều kiện hoang mạc khô, lạnh ở phía Tây Tạng của dãy núi. Đối với phần lớn dãy Himalaya – ở phía nam của những ngọn núi cao, ngoại trừ ở phía tây xa nhất, đặc điểm đặc trưng nhất của khí hậu là gió mùa. Mưa lớn đến vào gió mùa tây nam vào tháng 6 và kéo dài đến tháng 9. Gió mùa có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông và gây ra những trận sạt lở đất lớn.

Vì vậy, lý do chính khiến máy bay hiếm khi bay qua dãy Himalaya là do rủi ro an toàn lớn hơn nhiều so với những nơi khác.

Các máy bay thương mại thường di chuyển phần lớn quãng đường ở độ cao hơn 10.000 mét. Một trong những lý do chính là càng lên cao không khí càng loãng, giúp máy bay di chuyển dễ dàng hơn, nhanh hơn, tốn ít năng lượng và tiết kiệm được nhiều tiền hơn.

Độ cao lý tưởng cho máy bay chở khách là từ 10.000 – 12.800 mét. Nếu phi cơ bay quá cao, nồng độ oxy trong không khí sẽ quá thấp, khó đốt cháy động cơ, nhưng bay quá thấp thì sức cản không khí sẽ lớn hơn.

Khi có vấn đề xảy ra với một máy bay ở độ cao 10.000 mét, như động cơ ngừng hoạt động chẳng hạn, phi công sẽ có nhiều thời gian để xử lý sự cố hơn là nếu máy bay chỉ ở độ cao 3.000 mét. Máy bay vẫn có thể hạ cánh an toàn khi cả hai động cơ hỏng. Do đó việc có thời gian để chuẩn bị và thực hiện điều đó có thể cứu mạng nhiều người.

Do thiếu khu vực để tiến hành hạ cánh khẩn cấp, các máy bay không phải hạ cánh ở sân bay trong vùng sẽ tránh bay qua Tây Tạng.

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *