Trái đất cư ngụ ở một trong những nơi dị thường nhất vũ trụ?

Trái đất cư ngụ ở một trong những nơi dị thường nhất vũ trụ? Thiên hà Milky Way, tức Ngân Hà

Dữ liệu từ 3 cuộc khảo sát vũ trụ quy mô lớn xác nhận con quái vật Milky Way mà Trái đất thuộc về rất khác biệt so với đồng loại của nó.

Thiên hà Milky Way, tức Ngân Hà, thế giới mà Trái đất và tất cả những thứ khác trong hệ Mặt trời thuộc về, vốn được nhìn nhận như một con quái vật trong thế giới thiên hà.

Nó nằm trong một số lượng ít các thiên hà thuộc loại khổng lồ nhất ngày nay và từng nuốt chửng ít nhất 20 thiên hà nhỏ hơn để đạt kích thước và khối lượng hiện tại.

Mới đây, các nhà khoa học đã nỗ lực săn lùng khắp vùng vũ trụ để tìm ra 101 thiên hà có khối lượng tương tự Ngân Hà, được dự đoán ban đầu cũng mang các đặc tính tương đương.

Nhưng các kết quả nghiên cứu đã đem lại điều trái ngược.

Dải Ngân Hà theo góc quan sát từ Chile, thực ra là một thiên hà xoắn ốc.
Dải Ngân hà theo góc quan sát từ Chile, thực ra là một thiên hà xoắn ốc
. Trái đất của chúng ta đang cư ngụ ở phần rìa của đĩa sao sáng rực rỡ của nó – (Ảnh: ESO).

Theo Universe Today, 3 cuộc khảo sát vũ trụ quy mô lớn là SAGA III, SAGA IV và SAGA V đã lần lượt thống kê hệ thống vệ tinh xung quanh 101 thiên hà nói trên, các đặc tính hình thành sao của 101 hệ thống vệ tinh đó, sau cùng là mô hình hóa các hệ thống vệ tinh này.

Sự so sánh giữa Ngân Hà và 101 thiên hà tưởng chừng là giống nó đã chỉ ra nhiều điểm khác biệt đáng kể.

378 thiên hà vệ tinh của Ngân Hà và 101 thiên hà cùng khối lượng đã được phân tích cụ thể. Trong số đó có 4 cái thuộc về Ngân Hà, bao gồm Đám mây Magellan Lớn (LMC) và Đám mây Magellan Nhỏ (SMC) nổi tiếng.

Có những thiên hà có ít vệ tinh hơn hoặc không có, nhưng những cái có vệ tinh ngoại cỡ như LMC thì thường có rất nhiều vệ tinh, có thể lên đến 13. Bởi khối lượng vệ tinh lớn nhất luôn tỉ lệ thuận với số lượng vệ tinh của thiên hà đó.

Chỉ có mỗi Ngân Hà là sở hữu vùng không gian xung quanh vắng vẻ với vỏn vẹn 4 vệ tinh. Đó là điểm kỳ quặc thứ nhất.

Nghiên cứu thứ hai dựa trên bộ dữ liệu này chỉ ra các vệ tinh càng gần thiên hà mẹ thì tốc độ hình thành sao bên trong chúng càng chậm, có khả năng là do lực kéo lớn từ quầng vật chất tối của thiên hà mẹ.

Điều dị thường thứ 2 xuất hiện: Hai vệ tinh LMC và SMC của Ngân Hà đều đang hình thành sao mạnh mẽ dù đang ở rất gần “mẹ”, trong khi những cái xa hơn thì đã ngưng hình thành sao.

Các nhà khoa học cho rằng sự trái khoáy này có thể do LMC và SMC chỉ mới rơi vào quầng vật chất tối của Ngân Hà gần đây, nhưng vì sao các vệ tinh nhỏ khác ngừng hình thành sao thì không giải thích được.

GS Risa Wechsler đến từ Phòng thí nghiệm Máy gia tốc quốc gia SLAC (Mỹ), đồng sáng lập dự án SAGA, cho biết các kết quả cho thấy Ngân Hà là một dạng thiên hà không điểm hình trong vũ trụ.

Để có thể hiểu thêm về nơi dị thường mà Trái đất đang trú ngụ này, chúng ta chỉ có thể tiếp tục tìm kiếm trong vũ trụ những thế giới có khối lượng tương tự nó và – nếu may mắn – cũng kỳ quặc như nó.

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *