Viết cho những người bạn đã mất
Vào một buổi sáng mùa đông năm 2024, một người bạn của tôi hẹn gặp, đưa tôi chút đồ và nán lại chia sẻ một vài điều mới trước khi vụt đi. Bạn tôi sắp qua lại Mỹ, sắp thực hiện lại giấc mơ Mỹ của bạn còn dang dở.
Chúng tôi không gặp nhau quá nhiều trong những năm gần đây, nhất là khi tôi đã có gia đình và bé. Tuy nhiên, mỗi khi gặp nhau, bọn tôi luôn có những cuộc nói chuyện sâu sắc, chia sẻ về những điều mới học được trong thời gian trước đó. Chúng tôi có nhiều những cuộc nói chuyện như vậy hơn khi bạn tôi trở lại Việt Nam, nhưng giờ thì bạn tôi đã đi mất rồi.
Kinh nghiệm của một cựu du học sinh, và là của cá nhân tôi cho biết là, tôi và bạn tôi chắc chắn sẽ xa nhau hơn, và có thể sẽ lạc mất nhau trong nhiều năm tới. Tôi không nhớ tôi đã đánh mất đi bao nhiêu người bạn theo cái cách như vậy, phần lớn do sự xê dịch của xã hội và cuộc sống.
Tôi thay đổi, bạn tôi cũng vậy, và chúng tôi cứ nghĩ để cho tuỳ duyên sẽ gặp lại. Và chớp mắt thì duyên cũng mang chúng tôi đến với nhau, nhưng mỗi lần chớp như vậy là 6 tháng, 1 năm hoặc 5 năm, 10 năm.
“Hãy cứ tận hưởng bạn bè đi, rồi sau này con mà có được 1-2 người bạn thôi cũng là quý lắm rồi”.
Lời nguyền hậu du học
Tuy nhiên, cái gì cũng có những đánh đổi. Tôi đã đánh mất những người bạn cấp ba của tôi từng rất thân ở Việt Nam do không liên lạc thường xuyên với họ.
Để rồi, khi tôi trở về Việt Nam, và trở nên lạc lối trong hành trình tìm kiếm sự nghiệp của cá nhân mình, tôi cũng không nhận ra mình đã đánh mất đi nhiều những người bạn khác.
Mỗi lần khủng hoảng về tâm lý, bạn lại càng muốn biến mất nhiều hơn, để rồi khi tìm lại chính mình, bạn cũng chợt nhận ra thế giới này cũng vẫn ổn khi không có bạn.
Tôi cũng như nhiều người bạn cùng thời khác, khi đi du học, chúng tôi quá quen với việc phải tự lo những vấn đề trong sâu thẳm của chính mình, và phải luôn đảm bảo để sinh tồn.
Để rồi khi về nước, trước ánh mắt săm soi của thiên hạ, của người nhà, và 1001 những câu hỏi thằng này đi Mỹ xong tại sao về, giờ làm được cái gì nhỉ,… thì bạn chật vật cố gắng để không khiến người nhà vỡ mộng, và bản thân không phát điên để trốn tránh việc mình cũng đang còn chưa biết mình thực sự muốn gì.
Thời tôi học, kinh tế lên ngôi, phần lớn bạn bè tôi đều nhìn nhau và học các ngành liên quan đến kinh tế, ngân hàng, kế toán, tài chính,… với chiến lược như những gì gia đình quan sát từ các anh chị 8x là làm mấy ngành này phát triển, có nhiều việc, kiếm nhiều tiền. Để rồi sau khủng hoảng tài chính 2008, cơ hội cho chúng tôi khi ra trường vô cùng khan hiếm và cạnh tranh.
Chúng tôi tham gia Linkedin để tìm việc, và khủng hoảng khi nhìn thấy bạn bè đã có việc và mình thì chưa.
Chúng tôi thậm chí còn vật vã tìm cho mình lấy một công việc để khoe cho đỡ xấu hổ, chứ chưa dám nghĩ đến việc tìm một công việc có ý nghĩa.
Có thể những bạn học IT, hay gen Z bây h khó tin vào những điều tôi nói, thị trường IT dù đang khủng hoảng nhưng cũng đâu quá tệ, tuy nhiên chúng tôi đã trải qua thời kỳ khủng hoảng còn tệ hơn các bạn.
Cuộc đời này nó vậy, không biết thế nào mà lần.
Nếu bạn nhận ra là cái giá phải trả của việc du học là rồi bạn sẽ cần phải làm quen với thay đổi, bao gồm với việc xa cách những người bạn cũ của bạn, thì bạn hiểu ý tôi rồi đấy.
Nhưng sự thực là chúng tôi xa nhau hơn, mỗi người có một cuộc sống riêng, và thỉnh thoảng vài năm mới gặp nhau một lần.
Giờ mở facebook ra chúng tôi không còn thấy nhau nữa. Chẳng ai trong chúng tôi còn update cuộc sống thật lên đó nữa cả.
Chỉ vài bức ảnh thôi là đã đủ rồi.
Ở trường thì tôi hay quen và chơi với mấy bạn làm việc cùng project, rồi làm event hay học cùng lớp. Làm việc cùng nhau sẽ hiểu nhau hơn, và chơi được với nhau sâu hơn.
Tôi nghĩ nếu tôi hiểu được một ai sau 6 tháng làm việc, thì tôi có lẽ sẽ hiểu họ rõ hơn bạn bè của người đó
Cuối cùng chính ra tôi lại đúng, nhưng mà chỉ đúng một nửa.
Theo hai cách như sau: