Phát hiện điểm lạ trên hài cốt 5.000 năm tuổi, chuyên gia sốc nặng với vóc dáng người xưa

Phát hiện điểm lạ trên hài cốt 5.000 năm tuổi, chuyên gia sốc nặng với vóc dáng người xưa

Điểm lạ trên những bộ hài cốt đó là gì lại khiến các chuyên gia bối rối như vậy?

Những bộ hài cốt kỳ lạ

Vào năm 1987, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một di tích cổ trên cánh đồng gần thôn Tiêu Gia, thành phố Tế Nam thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Một số lượng lớn các công cụ bằng đá, đồ gốm, rìu, liềm, dao và nhiều di vật văn hóa khác được tìm thấy. Các di tích trên thuộc về một nền văn hóa cổ xưa được gọi là văn hóa Long Sơn có vào thời kỳ đồ đá cách đây 5.000 năm. Trong số hàng loạt di tích khảo cổ được khai quật, các nhà khoa học còn tìm thấy nhiều bộ hài cốt của người xưa.

Bất ngờ hơn, các nhà khảo cổ phát hiện ra những bộ hài cốt tìm thấy đều có chiều cao vượt trội so với đại đa số con người ngày nay. Một bộ hài cốt đạt tới 1,9m, trong khi nhiều bộ xương khác cao 1,8m, thậm chí cao hơn.

 Một trong số bộ hài cốt được tìm thấy ở Sơn Đông, Trung Quốc.
Một trong số bộ hài cốt được tìm thấy ở Sơn Đông, Trung Quốc. (Ảnh: Sohu)

Trong một lần khai quật ở di chỉ ‘Ubeidiya, thuộc Thung lũng Jordan, nằm giữa Israel, Syria, Iraq và Saudi Arabia, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một đốt sống hóa thạch 1,5 triệu tuổi của một cậu bé. Các kỹ thuật hiện đại đã giúp tái hiện các đặc tính cơ thể của cậu bé mới 9-12 tuổi khi qua đời, cũng như tính toán cậu sẽ như thế nào khi trưởng thành.

Kết quả cho thấy lúc lớn lên, cậu phải cao tới 1,98m.

Khi dân làng ở Scaieni thuộc dãy núi Buzaului, Romania đào xới đất để trồng một vườn táo, họ bất ngờ vì phát hiện những bộ xương to lớn tới 2,4m cùng những mảnh đồ gốm, trang sức và các bức tượng kim loại kỳ quái cao khoảng 1m.

Đốt sống hóa thạch 1,5 triệu tuổi
Đốt sống hóa thạch 1,5 triệu tuổi của một cậu bé được tìm thấy tại di chỉ ‘Ubeidiya, thuộc Thung lũng Jordan. (Ảnh: Internet).

Những phát hiện này hoàn toàn gây bối rối bởi hầu hết các loài người cổ đã biết đều thấp hơn loài người hiện đại. Nguyên nhân là bởi họ phải sống trong môi trường vô cùng khắc nghiệt, thiếu dinh dưỡng và phải kiếm ăn rất vất vả. Xét theo lịch sử phát triển của loài người, chiều cao của loài người tăng dần theo năm tháng nên người thời xưa lẽ ra phải thấp hơn người hiện đại.

Việc phát hiện ra tàn tích ở thôn Tiêu Gia và nhiều nơi khác trên thế giới đã lật ngược nhận thức của các nhà khoa học. Từ đây, chúng ta đã có thêm một góc nhìn mới để hiểu hơn về sự phát triển thể chất của con người thời cổ đại.

Suy đoán của chuyên gia

Sau một thời gian nghiên cứu, Vương Phân, giáo sư giảng dạy môn Văn hóa Lịch sử của trường đại học Sơn Đông cùng nhiều chuyên gia khác đã đưa ra 2 giả thuyết khác nhau.

Thứ nhất, người xưa cao lớn như vậy là nhờ dinh dưỡng từ lương thực. Theo lịch sử của Trung Quốc, văn hóa Long Sơn thuộc thời Ngũ Đế, khí hậu ở thời đó ấm hơn thời nay. Trong cuốn “Lữ thị xuân thu – cổ nhạc” từng ghi lại “Thương nhân đuổi theo voi đến phương Đông. Chúng đi xuống tận phía nam sông Dương Tử và sống ở đó.” Sự tồn tại của voi ở thời đó cũng đã giải thích về điều kiện thời tiết lúc bấy giờ. Chính chuyên gia về giáp cốt văn (chữ khắc trên mai rùa và xương thú thời nhà Thương) Hồ Hậu cũng công nhận “khí hậu thời Ngũ Đế không chỉ ấm mà còn nóng hơn nhiều so với ngày nay”.

Từ những bộ hài cốt được khai quật, có thể thấy người thời xưa rất cao lớn.
Từ những bộ hài cốt được khai quật, có thể thấy người thời xưa rất cao lớn. (Ảnh: Sohu)

Các chuyên gia suy đoán rằng ngoài việc trồng trọt, người xưa còn chăn nuôi để có nguồn cung thực phẩm ổn định. Hơn nữa, điều kiện khí hậu lúc bấy giờ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn lương thực. Lúc bấy giờ, khí hậu ở khu vực quanh thôn Tiêu Gia rất ấm áp và ẩm ướt nên cây cối phát triển dễ dàng, việc chăn nuôi cũng rất thuận lợi. Nhờ có nguồn cung dồi dào, những con người thừa xưa được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng nên mới cao lớn như vậy.

Thứ hai, chiều cao của con người có thay đổi. Theo mô tả về chiều cao của người thời Tần và Hán trong các tài liệu lịch sử thì Khổng Tử cao 1,82m; Hạng Vũ cao 1,9m; Lưu Bị cao khoảng 1,82m; Gia Cát Lượng cao 1,94m; Quan Vũ cao 2,18m… ngay cả Tào Tháo thấp bé thì chiều cao là 1,69m.

Theo mô tả trong các tài liệu lịch sử, Quan Vũ, Lưu Bị đều cao trên 1m8.
Theo mô tả trong các tài liệu lịch sử, Quan Vũ, Lưu Bị đều cao trên 1m8. (Ảnh: Sohu)

Các nhà khảo cổ đã thống kê chiều cao của những người thời xưa dưa trên những mảnh xương khai quật được. Kết luận đáng ngạc nhiên là từ thời tiền Tần đến thời Tây Hán, chiều cao trung bình của những người đàn ông khoảng 1,66m và thấp hơn một chút so với người hiện đại.

Kết quả này được phản ánh qua các bức tượng chiến binh và ngựa đất nung của Tần Thủy Hoàng. Những bức tượng này đều được làm theo tỷ lệ thật và chiều cao trung bình của các chiến binh đất nung là 1,7m đến 1,81m (sau khi tháo chân đế). Xét trên yêu cầu về hình thể với các quân lính thời Tần thì chiều cao của họ trên trung bình một chút là điều bình thường. Vì vậy, chiều cao của nam giới ở thời nhà Tần và nhà Hán vào khoảng 1,66m.

 Chiều cao trung bình của các chiến binh đất nung là 1,7m đến 1,81m.
Chiều cao trung bình của các chiến binh đất nung là 1,7m đến 1,81m. (Ảnh: Sohu)

Tuy nhiên, những bộ hài cốt thời Ngũ Đế rõ ràng cao vượt trội hơn. Có lẽ, chiều cao của người thời đại sau đó đã suy giảm dần. Và theo suy đoán của các nhà khảo cổ, sự ra đời của các giai cấp và sự gia tăng dân số sau khi bước vào các thời đại này đã khiến nguồn lương thực và dinh dưỡng dành cho dân thường ít hơn. Vì thế, thể hình của người thời xưa mới có sự thay đổi lớn như vậy.

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *