Liam và câu chuyện đi làm CTV Event ở Đại Học
Tháng sáu 13, 2024
Chào mọi người!!! Như mọi khi, bắt đầu với bối cảnh mọi người nhỉ?
*Bối cảnh: Liam vừa kết thúc một “Event Âm nhạc” nho nhỏ sau hơn 1 tháng, khoảng 500 slots hội trường, với vai trò nho nhỏ là người quản lí “thi công photobooth” và “leader đạo cụ và sân khấu” cho chương trình. Nói thì có vẻ kiêu thế thôi. Nhưng thực chất công việc cũng không quá phức tạp đâu.
Qua quá trình làm việc thì cũng có gặp một số câu hỏi mà các bạn mới tham gia làm CTV lần đầu hay hỏi, nên Liam cũng mạnh dạn chia sẻ ở đâyyy.
*Về kinh nghiệm:
1. Có kinh nghiệm của việc tham gia làm CTV 3-4 event “cũng bự” trong trường học (quy mô cũng từ 500 – 1000 sinh viên) và một số event nho nhỏ khác ở một trường cũng khá là nổi tiếng về khối ngành “Truyền thông, PR, nghệ thuật” – Van Lang University
2. Kinh nghiệm chủ yếu ở ban: Hậu cần – Sân khấu
3. Thuộc BTC của 2 sự kiện nho nhỏ
Cũng không gọi là gì nhiều, nhưng mình cũng xin phép chia sẻ trải nghiệm nho nhỏ của bản thân ~
Gòi!!, vào chủ đề chính thuii!!!
Gòi!!, vào chủ đề chính thuii!!!
1. Làm CTV Event là làm gì? Có những vị trí nào? (Theo kinh nghiệm cá nhân)
*Định nghĩa cá nhân: Làm CTV Event có công việc chính là “hỗ trợ” các ban nhân sự đang thiếu để một chương trình có thể vận hành và diễn ra một cách tốt nhất có thể
*Có những vị trí nào:
1. Ban sân khấu: Phụ trách âm thanh – ánh sáng, làm ra & quản lí đạo cụ chương trình, hỗ trợ logistic mua đồ vận chuyển đồ trong chương trình.
2. Ban an ninh – hậu cần (an cần): Đúng như cái tên, phụ trách công việc an ninh và điều phối người tham dự, hỗ trợ đẩy mood chương trình (Bật fash, vỗ tay, hò reo), hỗ trợ giữ đồ, và giúp đỡ ban sân khấu (nếu cần)
3. Ban nội dung: Công viêc chính là lên ý tưởng cho event, lập kế hoạch, , quản lí các tiết mục, take-care talents.
4. Ban đối ngoại: Hỗ trợ checkin và đón tiếp người tham dự – khách mời, kêu gọi tài trợ, chạy giấy tờ thủ tục với các bên liên quan.
5. Ban truyền thông: Phụ trách truyền thông Online và Offline để chương trình có thể đủ số lượng người tham gia và nhiều người biết đến nhất có thể (Công việc bắt đầu từ cả trước – trong – sau event)
6. Ban thiết kế: Thiết kế các ấn phẩm chương tình để hỗ trợ việc truyền thông (Poster, logo, thẻ BTC, standee, đạo cụ, photobooth,…) , concept chương trình (Màu sắc, chủ đề chương trình).
*Lưu ý: Các vị trí và tên gọi sẽ thay đổi tùy theo “từng sự kiện và tổ chức”. Trên đây chỉ là những công việc chung nhất để tham khảo.
2. Làm CTV Event thì được gì?
Nói về “cái được” khi làm CTV của một Event thì cũng có rất nhiều, nếu bạn là một người thích quan sát và ham học hỏi.
1. Học “lỏm” được một chút về cách vận hành của một event. Bạn sẽ được học được nhiều hơn khi có kinh nghiệm nhiều hơn và được nắm (leader) 1 mảng trong event.
2. Được mở rộng MQH khi được làm việc với rất nhiều người, có những khoảng thời gian “ăn dầm nằm dề” cùng với những người chung lí tưởng. (Đây là thứ mà đối với mình nó là thứ quý giá nhất)
3. Có kỉ niệm đẹp thời sinh viên ~
4. Trải nghiệm công việc của người làm Event
5. Bước đệm “vào nghề”, nếu bạn có hứng thú đi vào ngành event. Mình có thể viết vào CV
6. Học được thêm về: Cách nhịn cọc :> (Khi có nhiều thứ khó chịu khi làm event), cách quản lí thời gian khi mình “hơi bận”, học hỏi từ những chia sẻ đời sống và học hành của những anh chị đi trước, cách teamwork (khi phải làm việc với nhiều người ở các ban ở event),… và ti tỉ thứ mà bạn có thể học nếu bạn là một người ham học và ham hỏi.
3. Vậy làm CTV thì mình mất gì?
Trên đời này thì làm gì chỉ có “được” đúng hemm, làm CTV thì cũng như vậy thôi. Bạn cũng sẽ phải “đánh đổi” thứ gì đó để “được”.
Vậy thì thứ mà mình nghĩ làm CTV sẽ nhất nhiều nhất đó là:
– Thời gian
– Công sức
Cũng tùy vào sự kiện và vị trí CTV, nhưng nếu là một sự kiện dài hơi thì cũng mất maybe là vài tuần. Đồng nghĩa với việc bỏ ra kha khá thời gian và công sức
Yeah, mất nhiều nhất thì có hai cái đó. Ngoài ra, nếu “nằm vùng” đủ lâu thì bạn có thể cũng sẽ gặp nhiều trường hợp bực bội khi làm event khi phải va chạm rất nhiều vấn đề từ “con người, thủ tục, máy móc”.
Và tình trạng này diễn ra rất thường xuyên, vì vậy những tố chất mà người làm event phải có và phải rèn luyện là: Chịu được áp lực tốt, linh hoạt, nhanh nhẹn và sức khỏe tốt.
Và… tại sao mình lại nhấn mạnh vào “thời gian” và “công sức”.
=> Bởi vì, nếu bạn lựa chọn làm CTV Event mà bạn không tận dụng nó để học hỏi và trải nghiệm thì bạn đang lãng phí chính thời gian và công sức của mình.
Bên cạnh đó, bạn không có đủ “nguồn lực” để tập trung vào những ưu tiên khác đôi khi là quan trọng hơn (MQH với bạn bè – gia đình, học thêm kĩ năng chuyên môn, english, việc học trên trường,…)
Khi bạn chọn một cái thì đồng nghĩa bạn đã mất cơ hội chọn cái khác, Bây giờ giả sử: Bạn chỉ có thể chọn 1 cô gái làm bạn gái, thì khi bạn chọn cô gái A, bạn không thể chọn cô gái B (Đấy là “Chi phí cơ hội”)
Thời gian và công sức của bạn cũng thế, nên hãy cân nhắc trước khi làm CTV sự kiện nhé.
4. Đăng kí làm CTV có khó không?
Câu trả lời là: Thông thường thì sẽ không khó lắm.
Tùy vào tính chất của từng sự kiện mà việc “đăng kí” làm CTV sẽ khó hoặc dễ.
Lấy ví dụ như thế này:
– Nếu bạn đăng kí làm CTV mà người tổ chức là sinh viên và event cũng là quy mô nho nhỏ thì việc đăng kí thường sẽ không khó.
– Nếu bạn đăng kí làm CTV của một chương trình lớn (tạm gọi quy mô > 500 người) thì sẽ khó hơn một chút và phải trải qua “phỏng vấn” để đảm bảo phù hợp với công việc.
Ngoài ra thì còn một vài tính chất khác nữa như:
– Đối tượng tham gia Event đấy là ai (sinh viên thì khác, dân văn phòng thì khác, cấp quản lí – giám đốc thì khác)
– Quy mô: Lớn và nhỏ (Vài chục người, vài trăm, một nghìn người)
– Người tổ chức (Một CLB, một khoa, một công ty,…)
– Kinh phí chương trình (Event sinh viên thường thì lương CTV không nhiều, còn 1 chương trình ở ngoài thì cũng đủ tiền “cơm nước”)
– Loại Event (Hội nghị, Show âm nhạc, họp báo,…)
– Vị trí CTV nhưng thông thường không yêu cầu quá cao (Ví dụ: Công việc hậu cần thì thường yêu cầu không nhiều, nhưng những công việc như “nội dung” thì cũng cần một số tố chất và kinh nghiệm)
… Trên đây là một vài yếu tố mà mình nghĩ nó sẽ tác động đên việc “đăng kí làm CTV” khó hay dễ.
5. Vậy làm CTV sự kiện “có đáng” với những gì mà mình bỏ ra không?
Đối với riêng Liam, đây là một trong những trải nghiệm mà mình nghĩ cũng rất đáng để bạn có thể cân nhắc và thử sức.
Đến tận bây giờ, mình vẫn còn giữ một vài MQH bạn bè từ hồi ” bập bẹ – chân ướt chân ráo” lên học ở đất Sài Gòn và làm CTV chung Event.
Từ đó mình cũng đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp, một vài pose ảnh, MQH, kinh nghiệm đời sống, học và hiểu được một chút về vận hành event, trao dồi thêm một số kĩ năng mềm,…
Yeah, một trải nghiệm đáng giá đối với mình :> Nhưng nói trước là cũng có không ít “khó chịu” nếu bạn dấn thân vào “cái nghiệp” này đâu. Haha
Nếu bạn có chưa thử và có thời gian rãnh thì bạn có thể thử sức xem một lần xem có ai trầm trồ hay không, hay chỉ đơn giản là xem mình có phù hợp với Event hay không?
Còn nếu bạn chọn event để “làm và nghiêm túc” thì chúc bạn may mắn trên con đường “nghề” phía trước.
Sau cùng, nếu có bất cứ thắc mắc – câu hỏi – và chia sẻ nào của các “đồng cái nghiệp” thì mình rất vuii khi nhận được ở dưới phần “bình luận”
Cảm ơn mọi người đã đọc đến tận đây và See Ya~
3:25 AM – 13/6/2024 – Phòng trọ
Liam – Thằng Khờ