Các tục lệ giáng sinh kỳ quặc nhất thế giới
Xem phim hoạt hình vịt Donald, trượt patin đến nhà thờ… là những phong tục đón giáng sinh kỳ lạ ở các nước.
Phong tục đón Noel kỳ quái trên thế giới
Bắt gỗ thải ra bánh kẹo (Catalonia)
Phong tục bắt nguồn từ xứ Catalan, Tây Ban Nha vẫn còn lưu truyền đến ngày nay. Caga Tio là tên gọi một khúc cây, biểu tượng của mùa giáng sinh. Người ta vẽ mặt và gắn chân lên khúc gỗ còn nguyên vỏ để nhân cách hoá. Trong hai tuần đầu tháng 12, chủ nhà cho anh chàng người gỗ này “ăn” bánh kẹo và các loại hạt mỗi ngày qua một lỗ rỗng ở giữa rồi phủ một tấm chăn màu đỏ. Đến đêm giáng sinh, họ đặt khúc cây trước lò sưởi và đánh bằng gậy cho đến khi người gỗ thải ra các loại bánh kẹo, hạt đã được cho ăn trước đó, vừa đánh vừa hát các bài hát giáng sinh truyền thống.
Xem phim hoạt hình vịt Donald (Thụy Điển)
Giáng sinh đối với người Thụy Điển cũng giống một số nước khác là thời gian đặc biệt dành cho gia đình và bạn bè thân thiết. Hằng năm, vào 3h chiều ngày giáng sinh, các gia đình ngồi quây quần trước tivi để xem “Vịt Donald và những người bạn” và một số bộ phim hoạt hình ngộ nghĩnh khác. Chương trình tivi này có tên “From All of Us to All of You”, hay tiếng địa phương gọi là Kalle Anka, được chiếu trên một kênh vào đúng 3h chiều ngày 24/12 kể từ năm 1959. Người Thụy Điển xem đi xem lại chương trình này mỗi năm nhưng chưa bao giờ thấy chán mà luôn háo hức chờ đợi. Mỗi khi đài truyền hình định ngừng chiếu, họ phải đối mặt với sự phản đối dữ dội của công chúng.
Ác quỷ Krampus dọa trẻ con (Áo, Đức)
Hai nước này có phong tục dọa trẻ con bằng cách mặc trang phục ác quỷ Krampus lượn lờ ngoài đường để dọa những đứa trẻ có tên trong danh sách đen của ông già Noel. Ác quỷ Krampus là người anh em song sinh đối lập với ông già Noel, có nhiệm vụ “bắt cóc” những đứa trẻ hư và “ăn thịt” chúng trong đêm Giáng sinh. Những người hóa thân thành ác quỷ Krampus cầm roi chạy quanh thị trấn để đuổi đánh những đứa trẻ. Phong tục kỳ quặc này bắt nguồn từ vùng miền núi Alps nước Đức và lan rộng ra khắp Hungary, Bavaria, Slovenia, đặc biệt phổ biến ở Áo.
Trượt patin đến nhà thờ (Venezuela)
Venezuela bắt đầu đón giáng sinh từ ngày 16/12 bằng một nghi lễ sáng sớm có tên Misa de Aguinaldo, mọi người đến dự bằng cách trượt patin. Các đường phố bị chặn cho tới 8h sáng để đảm bảo an toàn cho các tay trượt patin. Ngoài ra, trước khi đi ngủ đêm hôm trước, những đứa trẻ trong thị trấn còn buộc một sợi dây vào ngón chân cái rồi buộc đầu sợi dây vào cửa sổ. Những người đi lễ về ngang qua sẽ giật sợi dây để đánh thức bọn trẻ.
Quỷ lùn mặt đen Piet (Hà Lan)
Theo truyền thống tại Hà Lan, trong ba tuần trước ngày 5/12, cứ mỗi tối trẻ em lại đặt guốc gỗ trước lò sưởi. Phụ tá của Sinterklaus là quỷ lùn mặt đen Piet (Zwarte Piet), sẽ leo xuống theo đường ống khói để đổ đầy kẹo và đồ chơi vào guốc gỗ cho những đứa trẻ ngoan, trong khi Sinterklaus cùng chú ngựa trắng sẽ đợi trên mái nhà. Ngoài ra, người ta tin rằng những đứa trẻ hư sẽ bị bắt mang đến Tây Ban Nha để trừng phạt. Vào ngày này, trẻ em, người lớn hóa trang và vẽ mặt đen thành quỷ lùn Piet đi khắp các đường phố để phân phát kẹo.
Tượng người đang đại tiện (Tây Ban Nha)
Canager là bức tượng một người đàn ông với chiếc mũ đỏ giống ông già Noel, tay kéo quần xuống quá gối, và ở dưới gót chân là đống “sản phẩm” thải ra. Đây là biểu tượng của cho sự màu mỡ và quyền bình đẳng của người dân. Hàng năm, vào dịp Giáng sinh, người ta thường mua tượng Caganer và nhét tiền vào trong bức tượng, rồi giấu chúng trong những cái máng ăn của vật nuôi để trẻ em đi tìm kiếm. Caganer còn được cải biên thành những bức tượng biếm họa các nhân vật nổi tiếng ở mọi lĩnh vực.
Ngủ trên sàn ở Phần Lan
Người Phần Lan tin rằng, vào đêm Noel, giường trong nhà sẽ được dành cho người chết nên họ chọn cách ngủ trên sàn nhà.
Ngoài ra ở Phần Lan, Giáng sinh cũng là dịp người dân nước này đi tảo mộ tưởng nhớ về những người đã khuất. Họ thường chuẩn bị các bữa ăn cho người đã mất, cùng nhau thắp các cây nến nhỏ tại phần mộ của tổ tiên tạo nên một khung cảnh lung linh tại nghĩa trang.
Tục ném giày của phụ nữ độc thân ở Czech
Giáng sinh là dịp đặc biệt với phụ nữ độc thân ở Cộng hòa Czech. Họ sẽ đứng quay lưng về phía cổng nhà, ném giày qua vai. Nếu giày quay mũi vào cửa, thì năm tới họ sẽ tìm được người bạn đời. Còn nếu giày quay gót vào cửa, các cô gái này sẽ vẫn tiếp tục sống cô đơn.
Ăn gà rán KFC ở Nhật Bản
Thay vì ăn gà Tây như các nước phương Tây, người Nhật Bản có một truyền thống khá kỳ lạ vào Giáng Sinh đó là ăn gà rán Kentucky. Vào ngày này các cửa hàng KFC trên khắp nước Nhật hoạt động hết công suất, còn người dân thì thường đặt hàng cả xô gà rán để ăn cùng gia đình mình vào lễ Giáng Sinh. Bánh kem Giáng Sinh cũng rất phổ biến tại Nhật. Chúng không phải là những chiếc bánh trái cây mà là những chiếc bánh tròn có hai lớp với socola hoặc kem bông màu trắng và hình ông già Noel bên trên.
Ngoài ra, người dân ở đất nước mặt trời mọc gửi cho nhau những tấm thiệp màu trắng tượng trưng cho sự trong sạch trong dịp Noel chứ không phải màu đỏ như ở các nước khác. Vì theo họ, màu đỏ chỉ được sử dụng để viết những tờ cáo phó mà thôi.
Trang trí cây thông Giáng sinh bằng mạng nhện ở Ukraine
Người dân Ukraine sử dụng mạng nhện để trang trí cho cây thông Giáng sinh và cho rằng, ai là người đầu tiên nhìn thấy mạng nhện trên cây thông vào buổi sáng Giáng sinh thì người ấy sẽ gặp may mắn cả năm.
Truyền thông này xuất phát từ một truyền thuyết dân gian về một gia đình Ukraine nghèo, không có tiền để mua đồ trang trí cây thông vào dịp lễ. Bất ngờ vào buổi sáng ngày hôm sau, lũ trẻ trong nhà thức dậy và nhìn thấy cây thông được bao phủ đầy mạng nhện bằng vàng và bạc. Kể từ đó, người dân Ukraine cho rằng, phủ mạng nhện lên cây thông Noel thì sẽ giúp gia đình sung túc, làm ăn phát tài.
Giấu chối ở Na Uy
Vào dịp lễ giáng sinh, người dân Na Uy lại đặc biệt lo sợ sự xuất hiện của phù thủy và những linh hồn xấu xa. Họ thường giấu hết chổi đi để những mụ phù thủy không thể phát hiện và sử dụng chúng được. Phụ nữ ẩn mình trong nhà trong khi đàn ông ra đường và bắn súng chỉ thiên để dọa các hồn ma.
Ông già Noel và súng máy tại Mỹ
Nước Mỹ nổi tiếng với việc sử dụng súng dễ dãi nhưng còn đặc biệt hơn khi văn hóa súng đạn còn gắn cả vào dịp Giáng sinh. Tại bang Arizona, Mỹ, cứ mỗi khi đến dịp Giáng sinh, câu lạc bộ súng Scottsville lại tổ chức sự kiện “Ông già Noel và súng máy”.
Vào dịp này, tất cả các thành viên trong câu lạc bộ này sẽ cùng nhau mang ra “khoe” các loại súng “khủng” từ súng trường, súng săn hay súng máy và ngồi vây quanh ông già Noel để chụp ảnh. Mỗi năm, có hàng trăm người xếp hàng để được tham gia sự kiện này.
Đuổi theo ông già Noel ở Thụy Sĩ
Tại thành phố Kussnacht, Thụy Sĩ vào dịp Giáng sinh diễn ra một ngày hội vô cùng thú vị có tên gọi Đuổi theo ông già Noel. Trong 2 giờ diễn ra lễ hội, người dân địa phương sẽ dùng những cây roi dài hơn 2m để đuổi theo ông già Noel.
Sau đó, khoảng 200 người sẽ đổi những chiếc mũ khổng lồ rực rỡ sắc màu xuống phố diễu hành. Sau màn diễu hành mũ, hơn 1.000 người khác sẽ tuần hành khắp các con phố, đem theo các lục lạc, tù và hay bất kỳ cái gì có thể tạo ra âm thanh lớn. Người dân Kussanacht tin rằng, âm thanh càng lớn càng xua đuổi được nhiều tà ma. Ước tính mỗi năm có khoảng hơn 20.000 người đổ về đây để theo dõi lễ hội độc đáo này.
Tưởng nhớ người thân tại Bồ Đào Nha
Ở Bồ Đào Nha, lễ Giáng sinh không chỉ là dịp người thân đoàn tụ, sum họp mà còn là dịp tưởng nhớ những người thân đã qua đời. Các gia đình luôn kê thêm chỗ ngồi trên bàn ăn cho những người thân quá cố với mong muốn họ sẽ đem lại may mắn cho những thành viên trong gia đình.
Cây Noel có 1-0-2 tại Ấn Độ
Ấn Độ chỉ có khoảng 2,3% dân số theo đạo Kito nhưng ở đất nước đông dân số vào top đầu của thế giới thì con số này cũng tương đương 25 triệu người. Trong lễ Giáng sinh, một người ăn uống linh đình và tặng nhau những món quà ý nghĩa. Nhưng tại đây, họ sử dụng cây chuối hoặc xoài để trang trí thay thế cây thông để chào mừng Giáng sinh.
Cây chuối cũng có thắp đèn và treo các hình trang trí khác được đặt trong nhà cũng như là trưng bày trên các con phố. Thậm chí họ còn dùng lá chuối để trang trí nhà cửa. Người Ấn Độ cho rằng “cây chuối Noel” sẽ mang lại nhiều may mắn cho họ trong năm mới.
Tặng táo ở Trung Quốc
Là dân tộc đông dân nhất trên thế giới nhưng thực tế người Trung Quốc biết rất ít về Giáng sinh, thậm chí không có truyền thống đón Giáng sinh vì chỉ 1% dân số là người theo đạo Cơ đốc. Điều thú vị là đây là xưởng sản xuất những cây thông noel và đồ trang trí noel lớn nhất cho cả thế giới.
Mặc dù vậy, vì là một dịp nghỉ lễ thú vị nên Giáng sinh vẫn được tổ chức một cách rộng rãi ở Trung Quốc, đặc biệt là ở những thành phố lớn. Vào ngày này, người ta thường tặng nhau những trái táo. Nguyên do là bởi phát âm “đêm Giáng sinh” trong tiếng Trung là Ping An Ye khá tương đồng với từ “trái táo” là Ping Guo.
Ăn sâu bướm mopane ở một số nước miền Nam châu Phi
Một số nước ở miền Nam châu Phi coi sâu bướm là một món ăn đặc biệt và thường chỉ được ăn trong dịp quan trọng như Giáng sinh. Sâu bướm được chế biến bằng cách luộc chín trong nước muối rồi phơi nắng hoặc hun khói để tăng mùi vị.
Sâu bướm được đóng hộp và bán tại các chợ ở khắp miền Nam châu Phi. Chúng được ưa chuộng và có giá trị dinh dưỡng cao tới mức buôn bán loại thực phẩm này đã trở thành một ngành công nghiệp trị giá triệu đô ở đây.
Diễu hành với những chiếc sọ ngựa ở Wales
Mari Lwyd là một phong tục ở South Wales, nơi một dân làng diễu hành quanh thành phố với mảnh vải/giấy lớn trùm quanh người, trên đầu là chiếc sọ ngựa có thể nhìn qua được. Những chiếc sọ này được trang trí với những dải ruy băng sặc sỡ, những chiếc chuông leng keng vui tai. Nhưng hình ảnh này thì không dễ thương như chúng ta thường thấy trong Giáng sinh chút nào.
Dùng bỏng ngô làm vật trang trí, Mỹ
Nếu những cây thông Noel bắt nguồn từ Đức vào thế kỷ XVI, thì việc trang trí bằng bỏng ngô lại bắt nguồn từ nước Mỹ. Trang trí giáng sinh phụ thuộc vào sự sáng tạo của mỗi người, nhưng người ta thường trang trí cây thông Noel, vòng nguyệt quế bằng các loại trái cây, các loại hạt, bỏng ngô…
Đi tảo mộ trong lễ Giáng sinh ở Phần Lan
Hầu hết người dân thế giới không đi tảo mộ trong dịp Giáng sinh, nhưng người Phần Lan lại có phong tục này. Đây là dịp để họ tới thăm những người thân yêu đã qua đời. Mọi người cùng tới nghĩa trang thắp nến. Bởi vậy, tới các nghĩa trang tại Phần Lan trong thời gian này luôn rực sáng màu sắc của nến và ánh sáng.
Việc dùng bỏng ngô, một món ăn nhẹ trong các rạp chiếu phim, để trang trí cây thông Noel khiến nhiều người khó hiểu.
Phù thủy Giáng sinh ở Ý
Người Ý còn có ngày lễ Befana được coi là lễ Giáng sinh thứ 2, tổ chức ngày 5-6/1 hàng năm. Vào ngày này, người ta sẽ cải trang làm bà phù thủy Befana mặc đồ đen, đi giày ủng với chiếc bị lớn trên vai, cưỡi chổi và mang món quà Noel tới cho trẻ nhỏ. Phù thủy Befana cũng dùng chổi để quét đi những điều không may mắn của năm cũ.
New Zealand: Thay vì sử dụng cây thông, người New Zealand dùng cây Pohotukawa để trang trí trong ngày Giáng sinh.
Guatemala: Người dân đất nước này quét sạch nhà vào ngày Giáng sinh. Sau đó những người hàng xóm lại tạo ra những đống rác khi đến chơi nhà bằng cách đặt một hình nộm con quỷ bằng rơm và đốt nó.
Bavaria: Ở Bavaria, Giáng Sinh được chào đón khá “ồn ào”. Trong chiếc quần short truyền thống, những người dân vùng núi bắn những loạt súng cối lên trời.
Slovakia: Tại Slovakia, người đàn ông có tiếng nói lớn nhất trong nhà sẽ hất một thìa bánh loksa lên trần nhà. Bánh càng bám lâu vào trần tức là gia đình sẽ càng nhiều may mắn.
Iceland: Người Iceland cho rằng con mèo Yule đang rình rập trên những ngọn đồi. Những ai không nhận được bộ quần áo mới vào đêm trước Giáng sinh sẽ bị con quái vật hung dữ này cắn xé.
Nam Phi: Trẻ em Nam Phi được nghe kể câu chuyện về Danny, một cậu bé đã trái lời bà mà ăn những chiếc bánh để dành cho ông già Noel. Vì điều này, bà cậu bé đã… giết chết cậu và hồn ma cậu bé ám ảnh các ngôi nhà vào ngày Giáng Sinh.
Estonia: Vào đêm trước Giáng sinh, mọi người trong gia đình ở Estonia thường xông hơi chung với nhau.
Ethiopia: Người Ethiopia chào mừng Giáng sinh vào ngày mùng 7 tháng 1. Mọi người mặc trang phục trắng còn những người đàn ông chơi trò ganna, một trò chơi với bóng gỗ và gậy.
Greenland: Greenland có một số món ăn rất kỳ lạ trong ngày Giáng sinh như Mattak hay Kiviak. Mattak là da cá voi có một dải mỡ bên trong hay Kiviak là món ăn làm từ xác của một loại chim biển bọc trong da hải cẩu và để phân hủy hoàn toàn trong vòng 7 tháng.
Nhật: Tại nhiều quốc gia, đỏ là sắc màu chủ đạo khi nhắc về Giáng sinh. Tuy nhiên, với người Nhật, đó là màu dành cho những tờ cáo phó. Vì vậy, thiệp Giáng sinh của họ thường là màu trắng, tượng trưng cho sự trong sạch.