Hé lộ bí ẩn về sự sụp đổ của các nền văn minh cổ đại qua bộ hài cốt cũ
Các nhà khoa học cho biết, các mầm bệnh tuyệt chủng đã mở ra sự sụp đổ của các nền văn minh cổ đại.
Hàng ngàn năm trước, trên khắp Đông Địa Trung Hải, nhiều nền văn minh thời đại đồ đồng đã có những bước chuyển mình rõ rệt theo chiều hướng xấu vào cùng một thời điểm.
Bên cạnh sự biến đổi khí hậu và di cư, thì dịch bệnh cũng là nguyên nhân góp phần dẫn đến sự sụp đổ của nhiều nền văn minh cổ (Ảnh: History).
Vương quốc Ai Cập cổ đại và Đế chế Akkadian đều sụp đổ, đi cùng một cuộc khủng hoảng xã hội lan rộng khắp khu vực Cận Đông Cổ đại và Aegean, biểu hiện chính là sự sụt giảm dân số, thương mại đóng băng và những thay đổi lớn về văn hóa.
Như chúng ta thường hay được nghe, nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ này là do sự thay đổi khí hậu và sự trung thành từ các tướng lĩnh với Vua của các nền văn minh. Nhưng các nhà khoa học vừa tìm ra thủ phạm mới nhờ nghiên cứu một số bộ hài cốt của người cổ đại.
Nhóm nghiên cứu do nhà cổ sinh vật học Gunnar Neumann, thuộc Viện Nhân chủng học Tiến hóa Max Planck, Đức dẫn đầu đã phân tích những bộ xương được khai quật ở khu chôn cất trong hang động Hagios Charalambos trên đảo Crete, Hy Lạp, đã tìm thấy bằng chứng di truyền của vi khuẩn gây ra hai căn bệnh quan trọng nhất trong lịch sử – bệnh thương hàn và dịch hạch.
Theo các chuyên gia, bệnh tật lan rộng do những mầm bệnh này gây ra không thể được coi là một yếu tố góp phần vào những thay đổi xã hội phổ biến vào khoảng năm 2200 đến 2000 trước Công nguyên.
“Sự xuất hiện của hai mầm bệnh độc hại này vào cuối thời kỳ Minoan sớm ở Crete, nhấn mạnh sự cần thiết phải đưa các bệnh truyền nhiễm trở lại như một yếu tố bổ sung có thể góp phần vào sự biến đổi của các xã hội phức tạp ban đầu ở Aegean và hơn thế nữa”, các tác giả cho biết.
Yersinia pestis là một loại vi khuẩn gây ra bệnh dịch hạch, dẫn tới hàng chục triệu ca tử vong, hầu hết xảy ra trong quá trình của ba đại dịch toàn cầu tàn khốc kéo dài hàng thế kỷ.
Vì thế, rất khó đánh giá tác động của nó trước khi xảy ra bệnh dịch hạch Justinian, bắt đầu vào năm 541 sau Công nguyên. Song nhờ những tiến bộ khoa học và công nghệ gần đây, đặc biệt là việc phục hồi và giải trình tự DNA cổ đại từ xương cũ, đã tiết lộ một số lịch sử đã mất.
Các chuyên gia nghi ngờ rằng, vi khuẩn này đã lây nhiễm sang người ít nhất là từ thời kỳ đồ đá mới.
Vào năm ngoái, các nhà khoa học tiết lộ một người săn bắn hái lượm từ thời kỳ đồ đá có khả năng đã chết vì bệnh dịch hạch, trước khi chúng ta có bằng chứng về việc căn bệnh này và để nó lây lan đến mức đại dịch.
Tuy nhiên, các bằng chứng về bộ gen được phục hồi cho đến nay vẫn là từ các vùng lạnh hơn. Người ta biết rất ít về tác động của nó đối với các xã hội cổ đại ở những vùng khí hậu ấm, chẳng hạn như khu vực ở Đông Địa Trung Hải, do DNA bị suy thoái khi nhiệt độ cao hơn.
Vi khuẩn Yersinia pestis là nguyên nhân gây ra căn bệnh dịch hạch (Ảnh: NIH).
Vì vậy, Neumann và nhóm của ông đã đi đào xương được phục hồi từ một địa điểm trên đảo Crete được biết đến với điều kiện ổn định và mát mẻ. Họ đã phục hồi DNA trong răng của 32 cá nhân chết trong khoảng thời gian từ năm 2290 đến 1909 trước Công nguyên và phát hiện dữ liệu di truyền cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn.
Đó chính là vi khuẩn Yersinia pestis và hai dòng Salmonella enterica – một loại vi khuẩn thường gây ra bệnh sốt thương hàn. Khám phá này cho thấy cả hai mầm bệnh đã có mặt từ thời điểm này và có thể lây truyền ở Crete thời kỳ đồ đồng.
Khó khăn trong quá trình nghiên cứu chính là, mỗi dòng họ (vi khuẩn) được tìm ra hiện đã tuyệt chủng, khiến việc xác định bệnh nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến cộng đồng lúc bấy giờ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Dòng dõi của Yersinia pestis mà họ phát hiện ra có lẽ không thể lây truyền qua bọ chét – một trong những đặc điểm khiến các dòng vi khuẩn khác rất dễ lây lan trong quần thể người.
Verto bọ chét mang phiên bản của bệnh dịch hạch; con người bị nhiễm khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống bạch huyết qua vết cắn của nó. Do đó, đường lây truyền của dạng vi khuẩn cổ đại này có thể khác và gây ra một dạng bệnh dịch hạch khác.
Các nhà nghiên cứu cho biết các vi khuẩn dòng Salmonella enterica cũng thiếu những đặc điểm chính góp phần gây ra bệnh nặng ở người, do đó độc lực (phương thức để phát động quá trình nhiễm trùng và gây bệnh của vi khuẩn) và đường lây truyền của cả hai mầm bệnh vẫn chưa được biết rõ.
Tuy nhiên, khám phá cho thấy rằng chúng đã tồn tại và lưu hành, đặc biệt ở những vùng của Crete với mật độ dân số cao, có thể lây lan thành đại dịch.
Mặc dù không chắc chắn Yersinia pestis hay Salmonella enterica là thủ phạm duy nhất gây ra những thay đổi xã hội được quan sát thấy ở Địa Trung Hải vào cuối thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên.
Nhóm tác giả cho biết: “Chúng tôi đề xuất rằng, bằng chứng từ những DNA cổ được nghiên cứu mang các bệnh truyền nhiễm nên được coi là một yếu tố góp phần bổ sung dẫn đến sự sụp đổ của các nền văn minh, cùng với vấn đề khí hậu và di cư”.
Bởi vì các bệnh như bệnh dịch hạch và thương hàn không để lại dấu vết trên xương, nên chúng không thường xuyên được ghi nhận trong hồ sơ khảo cổ học.
Nhóm nghiên cứu gợi ý rằng, việc sàng lọc di truyền chi tiết hơn của nhiều hài cốt cổ đại từ Đông Địa Trung Hải có thể giúp khám phá mức độ ảnh hưởng của những căn bệnh này đối với các nền văn minh sống ở đó.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Current Biology.