Công nghệ định danh tạo giá trị mới cho bảo tàng, cổ vật

Tháng năm 29, 2024

Công nghệ định danh tạo giá trị mới cho bảo tàng, cổ vật

Không nằm ngoài xu thế chung của thế giới, các bảo tàng trong nước đã nỗ lực số hóa để nâng cao trải nghiệm, đồng thời thu hút khách tham quan mới. Những hoạt động số hóa phổ biến bao gồm phát triển các tour tham quan ảo, tạo ra các bản ghi kỹ thuật số và hình ảnh 3D của hiện vật.

Công nghệ định danh tạo giá trị mới cho bảo tàng, cổ vật- Ảnh 1.

Bảo tàng trực tuyến của Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam

Chụp màn hình

Như Bảo tàng Lịch sử TP.HCM đã ứng dụng robot Batalis để giới thiệu các thông tin về bảo tàng, robot này còn có thể nhảy múa theo nhạc, di chuyển và tương tác với khách tham quan. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đưa ra ứng dụng iMuseum – thuyết minh đa phương tiện thay thế cho hướng dẫn viên. Còn tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh đã tái hiện không gian qua ứng dụng công nghệ 3D, âm thanh và ánh sáng.

Mặc dù vậy, các công nghệ nói trên chưa thật sự khai thác được vẻ đẹp của vật phẩm trưng bày, trải nghiệm của khách tham quan, chưa gắn kết hết câu chuyện văn hóa mà bảo tàng muốn truyền tải… và đặc biệt chưa thể “làm giàu” kho tài nguyên, hay nói cách khác là tạo ra nguồn thu mới cho bảo tàng từ tài sản đã được số hóa. Tức là các bảo tàng cần một giải pháp công nghệ để tạo ra các giá trị mới hơn.

Công nghệ định danh tạo giá trị mới cho bảo tàng, cổ vật- Ảnh 2.

Các cổ vật được định danh số

Chụp màn hình

Mới đây, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế đã kết hợp với startup công nghệ Phygital Labs định danh số cho 10 cổ vật triều Nguyễn tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Những cổ vật đã được lựa chọn để định danh là các cổ vật tiêu biểu, đặc trưng của vua quan nhà Nguyễn như: ngai, kiệu, hia (đồ ngự dụng dùng trong sinh hoạt và lễ nghi), cành vàng lá ngọc (dùng để trang trí nội thất), hay bộ xăm hường (thú tiêu khiển)…

Phygital Labs với giải pháp công nghệ Nomion cùng chip gắn trên cổ vật, đã mã hóa dữ liệu, tạo thêm một phiên bản số cho cổ vật. Công nghệ này đảm bảo sự độc bản và liên kết 1-1 giữa phiên bản vật lý và phiên bản số. Như vậy cổ vật của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế đã được định danh bằng công nghệ blockchain và được chứng thực sở hữu, cũng từ đây tạo ra tài sản số từ tài sản thật là cổ vật. Không chỉ dừng lại ở đây, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cùng Phygital Labs tiếp tục triển lãm cổ vật trên metaverse, là triển lãm văn hóa số metaverse đầu tiên tại Việt Nam, tích hợp Apple Vision Pro.

Công nghệ định danh tạo giá trị mới cho bảo tàng, cổ vật- Ảnh 3.

Tham quan ảo bên trong Hoàng Thành Thăng Long

Chụp màn hình

Bằng công nghệ, cổ vật của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế đã tạo thêm nhiều giá trị, đó là phiên bản số. Khách tham quan hay người có nhu cầu có thể mua phiên bản quà lưu niệm có chứng thực cùng phiên bản số… và trong tương lai, hai đơn vị này còn hướng đến khai thác không gian triển lãm metaverse như một loại hình dịch vụ mới mẻ ở không gian số.

Hay với vật phẩm tượng Nghê đồng Văn Miếu có gắn chip định danh, là kết quả của dự án “Tầm Chân” do Trung tâm Thông tin UNESCO (UNET) và Phygital Labs thực hiện. Bằng việc dùng smartphone tương tác với chip gắn ở tượng Nghê đồng Văn Miếu, người dùng sẽ truy cập được toàn bộ thông tin về tượng Nghê đồng như chủ sở hữu, lịch sử, nguồn gốc. Đã có hàng trăm người đã sở hữu tượng Nghê Văn Miếu gắn chip cùng giải pháp công nghệ Nomion.

Hình thức khai thác thêm giá trị của cổ vật, bảo tàng hay sản phẩm văn hóa để góp phần thúc đẩy kinh tế số đang là xu hướng hiện nay. Như Bảo tàng Hà Nam (Trung Quốc) đã bán các bản sao của các hiện vật khảo cổ thông qua hộp mù (museum blind box). Bên trong các hộp mù là bản sao của các cổ vật như Chuông đồng thời nhà Chu, tượng ngọc bích có niên đại 2 thiên niên kỷ… Từ tháng 12.2020 đến tháng 11.2021, bảo tàng Hà Nam đã phát hành hơn 100 bộ museum blindbox khác nhau và thu được 4,7 triệu USD.

Với Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ định danh số của Phygital Labs cho các cổ vật, vật phẩm… và từ đó tạo ra tài sản số được chính đơn vị quản lý chứng thực là mục tiêu theo đuổi để startup này dần mở rộng các lĩnh vực, thị trường khác nhằm thực hiện mục tiêu đóng góp cho nền kinh tế số là điều rất đặc biệt. 

Theo thống kê từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cả nước hiện có 188 bảo tàng, lưu giữ trên 4 triệu hiện vật, trong đó có nhiều bộ sưu tập hiện vật quý giá về lịch sử, văn hóa, dân tộc học, mỹ thuật… nên đây là thị trường to lớn để Phygital Labs kết nối và chia sẻ các giá trị đang “nằm yên”, chờ khai thác.


Bạn đang đọc Công nghệ định danh tạo giá trị mới cho bảo tàng, cổ vật tại website hungday.com