Điểm xung đột: Ukraine gặp khó với F-16; Mỹ phải nhức đầu vì Houthi?
Điểm xung đột: Ukraine gặp khó với F-16; Mỹ phải nhức đầu vì Houthi?
Thủ tướng Đức Olaf Scholz gọi hội nghị này là bước đi quan trọng để thảo luận những câu hỏi về viễn cảnh hòa bình và an ninh liên quan đến Ukraine. Tuy nhiên, Tổng thống Biden không tham gia mà cử Phó tổng thống Kamala Harris. Ấn Độ chỉ cử phái đoàn cấp thấp. Trung Quốc và Nga đều không tham gia.
Trước khi hội nghị bắt đầu, Phó tổng thống Harris công bố gói viện trợ quân sự và nhân đạo trị giá hơn 1,5 tỉ USD cho Ukraine. Lịch trình dự hội nghị hòa bình của bà Harris kéo dài chưa đầy 24 giờ.
Hãng thông tấn TASS dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói Nga không gửi bất kỳ thông điệp nào đến những phái đoàn tham dự hội nghị Thụy Sĩ, và hy vọng lần sau cuộc xung đột sẽ được thảo luận tại một sự kiện có tính xây dựng hơn.
Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng các nước có mặt tại hội nghị Thụy Sĩ nên cân nhắc sáng kiến hòa bình của Tổng thống Nga Vladimir Putin nếu muốn “cứu lấy thế giới”.
Cũng trong ngày 15.6, TASS dẫn lời nghị sĩ Duma Quốc gia (hạ viện Nga) Viktor Vodolatsky dự báo Nga sẽ kiểm soát huyện Kremensky của Luhansk trong vòng một tháng rưỡi nữa. Điều này đồng nghĩa nghị sĩ Vodolatsky cho rằng quân đội Nga sẽ hoàn toàn kiểm soát Luhansk sau 90 ngày.
Sau khi hoàn tất mục tiêu trên, lực lượng Nga sẽ bắt tay xây dựng cái gọi là “vùng phi quân sự” như Tổng thống Putin từng đề cập trước đó.
Nghị sĩ Nga nói rằng “(Vùng phi quân sự) nên có chiều dài tương đương tầm bắn của các dòng tên lửa mà các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang triển khai trên lãnh thổ Ukraine… Nếu họ chuyển giao tên lửa tầm xa đến 500km, vậy thì vùng phi quân sự sẽ trải dài 500km”. Ukraine chưa bình luận về thông tin trên.
Theo đó, Nga sẽ ngừng bắn và ngồi vào bàn đàm phán hòa bình nếu Ukraine rút binh sĩ khỏi bốn vùng mà Moscow sáp nhập hồi năm 2022, gồm Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia.
Bên cạnh đó, Ukraine cũng phải từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO trong tương lai, phi quân sự hóa, phi phát xít hóa. Tổng thống Putin còn yêu cầu phương Tây dỡ bỏ toàn bộ lệnh cấm vận đối với Nga như một phần của thỏa thuận hòa bình.
Liên quan đến xung đột tại Trung Đông, kể từ tháng 11.2023, Houthi đã nhắm mục tiêu vào các tàu thương mại ở biển Đỏ và vịnh Aden trong các cuộc tấn công mà họ cho là nhằm thể hiện tình đoàn kết với người Palestine trong cuộc xung đột Hamas – Israel ở Dải Gaza.
Mỹ và Anh đã nhiều lần phối hợp để chặn đứng các cuộc tấn công như vậy, nhưng tình hình căng thẳng ngày càng gia tăng trong vài ngày qua.
Mới đây, quân đội Mỹ cho biết một tàu chở hàng thuộc sở hữu Ukraine đã bị hư hại trong một cuộc tấn công bằng tên lửa của Houthi ở vịnh Aden.
Trong khi đó, lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 16.6 thông báo các đợt “ngừng bắn chiến thuật” sẽ diễn ra từ 8h đến 19h hàng ngày, dọc theo hành lang nhân đạo do Israel thiết lập trong vùng tác chiến ở phía nam Dải Gaza.
IDF cho biết: “Đây là nỗ lực tăng cường viện trợ nhân đạo, thuộc khuôn khổ hợp tác từ đầu chiến sự giữa IDF và Cơ quan điều phối Israel về các hoạt động trong lãnh thổ Palestine”.
Hành lang nhân đạo có điểm khởi hành là cửa khẩu Kerem Shalom ở biên giới Israel – Gaza, di chuyển đến đường Salah al-Din ở ngoại ô phía đông thành phố Rafah, sau đó đến khu vực ngoại ô Khan Younis.
Phương án này cho phép các đoàn xe viện trợ di chuyển qua lãnh thổ Israel đến Bệnh viện châu Âu – Gaza, là cơ sở y tế do Liên Hiệp Quốc quản lý gần Khan Younis nhưng đã ngừng hoạt động từ giữa tháng 5 vì hết nhiên liệu.
IDF nói hành lang nhân đạo từ Kerem Shalom đến Khan Younis không đồng nghĩa “ngừng giao chiến ở miền nam Dải Gaza”. Thông cáo cũng nhấn mạnh quân đội Israel sẽ tiếp tục hoạt động ở Rafah.
Kính mời quý vị đón xem bản tin cập nhật tình hình tại các điểm nóng xung đột thế giới ngày 16.6.2024 của Báo Thanh Niên.
Bạn đang đọc Điểm xung đột: Ukraine gặp khó với F-16; Mỹ phải nhức đầu vì Houthi? tại website hungday.com