Review sách Phương Pháp Học Tập Feynman của Âm Hồng Tín & Lý Vĩ

Review sách Phương Pháp Học Tập Feynman của Âm Hồng Tín & Lý Vĩ

Phương Pháp Học Tập Feynman

Phương Pháp Học Tập Feynman là một cuốn sách khá thú vị và đặc sắc của hai tác giả Âm Hồng Tín, Lý Vĩ. Vì rất ngưỡng mộ phương pháp học tập của nhà vật lý học nổi tiếng Feynman nên hai tác giả đã dày công nghiên cứu về tư duy cũng như phương pháp học tập mà Feynman đã ứng dụng trong sự nghiệp lẫn công tác giảng dạy của ông.

Mình mong rằng các bạn không chỉ ứng dụng các phương pháp này cho bản thân mà còn lấy nó làm nền tảng để định hướng và đồng hành cùng các thế hệ sau của chúng ta. Đó có thể là bé con – quả ngọt giữa ta và người bạn đời, hoặc là các bạn học sinh, sinh viên, học viên – những người ta trực tiếp giảng dạy và đồng hành.

1. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU

Rất nhiều bạn bỏ dở việc học giữa chừng là vì không xác định được mục tiêu của bản thân ngay từ đầu. Điều này đúng trong nhiều tình huống khác nhau, có thể là một lớp học, một dự án nhưng cũng có thể là một cuốn sách.

Bước một là làm rõ mục đích của việc học:Việc học không những làm thay đổi suy nghĩ của chúng ta một cách sâu sắc mà còn là nền tảng để rèn giũa, hoàn thiện cách tư duy của bản thân theo 4 khía cạnh. Bao gồm tư duy cởi mở, phát triển tư duy phản biện, rèn luyện tư duy logic và tăng cường khả năng truyền đạt.

Mình ví dụ khi đọc cuốn sách nào đó, chúng ta phải xem cuốn sách ấy giúp được gì cho bản thân trong tương lai, về khía cạnh cụ thể nào (nuôi dạy con, phát triển tư duy, sự nghiệp, hay tài chính cá nhân). Đồng thời xem xét xem hiện tại ta có thể ứng dụng nó ra sao trong cuộc sống của bản thân. Từ đó lên lộ trình, kế hoạch để áp dụng ngay và luôn. Có thế kiến thức mới thực sự đi vào đời sống được.

Thứ nhất là ký ức ngắn hạn.Phần này ta cần xây dựng được hệ thống kiến thức với các bộ câu hỏi như: Tại sao chúng ta lại đọc sách? Nó mang tới nội dung cốt lõi gì? Làm thế nào để có thể áp dụng nó vào cuộc sống?

Thứ ba mã hoá kép.Phần này giúp chúng ta phát triển sâu hơn về hệ thống kiến thức của mình thông qua hai hệ thống chính đó là hệ thống ngôn ngữ thông qua ý nghĩa của từ ngữ và hệ thống hình ảnh thông qua ý nghĩa của hình ảnh.

Đây cũng chính là sự kết hợp giữa từ ngữ và hình ảnh mà mình đã chia sẻ lâu nay với các bạn học viên. Khi sử dụng sơ đồ hóa chúng ta có thể hệ thống kiến thức một cách trực quan, bài bản và logic. Kết hợp với việc suy ngẫm, liên hệ và đóng gói bằng những trải nghiệm cá nhân, chúng ta sẽ tạo lên hệ thống kiến thức cá nhân cho riêng mình.

Phần này tác giả cũng mang tới cho chúng ta một bộ nguyên tắc hệ thống hóa rất hữu ích thông qua ba khía cạnh. Bao gồm tư duy ngang, tư duy phân kỳ và tư duy hội tụ.

3. CHIA SẺ KIẾN THỨC

Chúng ta có hai cách học, một là học theo cách bị động và hai là học theo cách chủ động. Trong đó việc nghe, nhìn, đọc chỉ là học theo cách bị động.

Lý do phương pháp này hiệu quả đến như vậy là bởi nếu chúng ta không thực sự hiểu một cách sâu sắc, bài bản thì chúng ta rất khó lòng để có thể truyền tải đến người nghe.

Việc của ta lúc này đó chính là hệ thống hóa lại những kiến thức nền tảng của bản thân bằng s sơ đồ. Sau đó học cách trình bày, chia sẻ lại bằn ngôn ngữ của riêng mình thông qua sơ đồ ta đã tạo nên.

Đây cũng lĩnh chính là lý do vì sao mà mình luôn yêu cầu các học viên của mình phải cá nhân hóa những nội dung mà bản thân đã đọc được, học được thông qua việc suy ngẫm, quan sát và áp dụng thực tế.

Bằng việc nhận biết những kiến thức cốt lõi, quan trọng thông qua kinh nghiệm và cảm nhận của bản thân. Hãy luôn nhớ lấy chính mình làm trọng tâm trong việc học.

Mình thường hướng dẫn học viên là chia sẻ cùng với con, sao cho một đứa trẻ cũng có thể hiểu được nội dung mà chúng ta nói tới. Khi ấy ta chắc chắn thành công.Mình thường áp dụng phương pháp này, một mặt giúp phát triển kỹ năng truyền đạt của bản thân, một mặt giúp phát triển kiến thức nền cho con gái.

4. ÔN TẬP VÀ PHẢN TỈNH

Phần này giúp chúng ta lưu giữ kiến thức mạnh mẽ thông qua thông qua ba bước: nghi ngờ, khám phá; phản tỉnh và tăng cường khả năng ghi nhớ.

Nếu như khoa học giúp chúng ta phát triển về tư duy logic, thực tiễn giúp chúng ta phát triển về tính hiệu quả thì hệ thống giúp chúng ta phát triển về tính tổng thể, toàn diện.

5. ĐƠN GIẢN HOÁ VÀ TIẾP THU

Đây là bước cuối cùng trong phương pháp học tập của Feynman. Bước này giúp chúng ta hệ thống hóa được những gì mà mình đã học, biến nó thành kiến thức hữu dụng mang tính cá nhân. Để ta có thể áp dụng được vào sự nghiệp cũng như cuộc sống. Mục đích này đúng với tất cả các lớp học, các cuốn sách và các nguồn học liệu mà chúng ta tiếp nhận.

Bước một là ghi chép lại những kiến thức cốt lõi. Đâu là những kiến thức hữu ích có giá trị với chúng ta? Hãy tô màu, khoanh tròn và ghi chú lại nó.Bước hai là tổ chức lại kiến thức một cách toàn diện thông qua việc chọn lọc, sắp xếp lại thông tin sao cho logic và hệ thống nhất.

Bước ba để tiếp thu một cách hệ thống bằng việc mở rộng, tổng hợp theo những quan điểm cá nhân. Đây là phần mà mình thấy rất nhiều bạn yếu và sợ phải làm. Tuy nhiên nó lại là một phần vô cùng quan trọng để chúng ta có thể lưu trữ kiến thức trong tâm trí một cách sâu sắc.

Cuối cùng là sáng tạo và phát triển kiến thức mới. Khi chúng ta học tập, tư duy càng nhiều thì kiến thức sẽ luôn được tái tạo, kết nối và cộng hưởng với nhau.

Đây cũng chính là nền tảng để chúng ta có thể hệ thống hóa được kiến thức cá nhân. Mục tiêu mà bất cứ ai cũng nên hướng tới trong quá trình học tập và phát triển bản thân. Hi vọng bài chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm được những phương pháp, lộ trình đúng đắn trên hành trình ấy!

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *