HÀNH TRÌNH NHẬN THỨC NỖI ĐAU TINH THẦN TRONG TẬP THƠ ĐI QUA THƯƠNG NHỚ CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN PHONG VIỆT

HÀNH TRÌNH NHẬN THỨC NỖI ĐAU TINH THẦN TRONG TẬP THƠ ĐI QUA THƯƠNG NHỚ CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN PHONG VIỆT

Tập thơ Đi qua thương nhớ ra mắt năm 2012 với 62 bài thơ, được xem là tập thơ đầu tiên trong hành trình “mười năm thương nhớ” của Nguyễn Phong Việt, thu hút sự quan tâm đặc biệt từ đông đảo các bạn trẻ yêu thơ. Với hơn 3000 bản được bán hết chỉ sau 10 ngày, tập thơ đã chứng minh sự hấp dẫn mạnh mẽ của thơ trữ tình hiện đại trong thời đại kỹ thuật số. Ngoài những bài được nhà thơ trẻ chia sẻ trên mạng xã hội trước đó, tập thơ còn ra mắt với một số bài mới chưa từng công bố, từ đó mang đến những cảm xúc chân thật và sâu lắng về cuộc sống và tình yêu. 

Tình yêu và cuộc sống là những chủ đề nổi bật của tập thơ này. Bước qua từng bài thơ, độc giả sẽ chứng kiến được hành trình nhận thức nỗi đau tinh thần của tác giả và cách anh chữa lành qua thơ.

Nguồn: Internet

Hành trình nhận thức nỗi đau tinh thần

Điều thu hút độc giả đã biết và chưa biết đến Nguyễn Phong Việt ngay từ khi tập thơ Đi qua thương nhớ được ra mắt có lẽ là bởi câu hỏi được in trên trang bìa “Có bao nhiêu người đã đi qua thương nhớ mà quên được nhau?”. Câu hỏi này dường như chứa đựng tất cả cung bậc cảm xúc của tác giả khi đi qua một mối quan hệ nào đó. Nguyễn Phong Việt đã từng chia sẻ rằng tập thơ này như một món quà để dành tặng cho cảm xúc của những người đã và đang yêu nhau. Nhiều độc giả tìm đến
thơ của Nguyễn Phong Việt để lưu giữ những kỉ niệm và ký ức của mình, cũng có người tìm đến thơ của Nguyễn Phong Việt với hy vọng tìm được những cảm xúc mà mình đã từng đi qua bằng cách có những hình dung, định danh rõ ràng về những cảm xúc ấy trong hành trình trưởng thành. Vì thế, một trong những nét đặc sắc nhìn từ phương diện nội dung trong các tác phẩm của Nguyễn Phong Việt là hành
trình nhận thức nỗi đau tinh thần. 

Chúng ta cần có sự phân biệt giữa nỗi đau thể xác, vật lý với những nỗi đau thuộc về tinh thần được tác giả Nguyễn Phong Việt nhắc đến trong Đi qua thương nhớ. Nỗi đau, vết thương hay chấn thương tinh thần là những trải nghiệm tiêu cực gây ra tổn thương về mặt tinh thần, xuất phát từ nhiều nguyên nhân như những nỗi lo âu, trăn trở, phản ánh những nội tâm của con người và thực tại. Trên thực tế, nỗi đau phản ánh những cảm xúc, trạng thái tinh thần của con người trước những biến cố mang tính chất bi kịch, vượt xa khả năng chịu đựng của mỗi cá nhân. Nỗi đau cũng có có thể được xem là những biểu hiện ban đầu của chấn thương, khi trải qua một sự kiện đau lòng, con người sẽ cảm thấy đau buồn, lo lắng, sợ hãi,… đây là những biểu hiện ban đầu của chấn thương. Khi những tổn thương tinh thần không được chữa lành, chúng có thể chuyển hóa những cơn đau dai dẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của con người. Khi con người không được hỗ trợ để đối mặt với nỗi đau, họ có thể chìm đắm trong những cảm xúc tiêu cực, khiến nỗi đau tinh thần trở nặng hơn.

Những cuộc tình không trọn vẹn

“Chúng ta đã nhiều lần chết đi dù vẫn đang tồn tại giữa bao người

khi lướt qua nhau và nghe rõ nhịp tim của người kia đau nhói

xót xa nào hơn…”

Khi đi qua những cuộc tình không trọn vẹn đầy đau thương, tâm hồn dường như chết lặng trong khi thân xác vẫn hoạt động. Đó chính là sự mâu thuẫn giữa vẻ bề ngoài và cảm xúc bên trong của con người. Đoạn thơ còn gợi lên một nỗi đau khi nhìn thấy người mình yêu thương nhưng không thể đến gần, bất lực “không cách nào bước tới”. Đồng thời, nhịp tim “đau nhói” của đối phương cũng chính là nỗi đau của chính mình. Đó là nỗi đau khi phải chia xa, khi trong lòng vẫn còn nặng tình nhưng chẳng thể tiếp tục ở bên. Qua đoạn thơ trên, Nguyễn Phong Việt đã thể hiện một cách tinh tế và sâu sắc những cảm xúc
phức tạp của nỗi đau trong tình yêu. 

Cũng trong bài Còn biết bao nhiêu lần trong đời sẽ gặp lại nhau nữa đây?, độc giả cảm nhận được nỗi đau và sự thất vọng trong tình yêu qua hai câu thơ: 

khi nhìn thấy người bước đi bên cạnh người không phải ta mà là một người khác…

để biết cuối cùng cũng phải nhường bờ vai kia cho một ai bước đến

để biết không có nỗi đau nào là cân đong đo đếm được ngày hạnh phúc bỏ rơi…

Với bài Ngoài giông bão, Nguyễn Phong Việt đã thể hiện sự luyến tiếc và nỗi buồn của nhân vật trữ tình trước một cuộc tình không trọn vẹn: 

mọi người có thể đi mà không cần thiết nhìn lại phía sau

nhưng ta không thể nào
không ngoảnh mặt

không thể bước đi khi trái tim đã sống bằng nhịp đập trong lồng ngực của một người khác

không thể bước đi khi ý nghĩa cuộc đời ta đã đánh mất

tại sao không thể nắm tay nhau đi trọn một con đường?

Tình yêu tan vỡ khiến cho nhân vật trữ tình “không thể bước đi”, cảm giác sống không còn ý nghĩa. Câu thơ “không thể bước đi khi biết rằng ta sống mà hạnh phúc không hơn là được cùng nhau chết” nhấn mạnh sự bất lực và tuyệt vọng trong tình yêu. Sự so sánh ấy làm bật lên nỗi đau đớn của nhân vật trữ tình, cho thấy tình yêu đã trở thành lẽ sống duy nhất. Câu hỏi tu từ “tại sao không thể nắm tay nhau đi trọn một con đường?” được tác giả Nguyễn Phong Việt đặt ra một cách đầy tiếc nuối. Nó phản ánh sự khao khát muốn cùng người yêu vượt qua giông bão để đến bến bờ hạnh phúc. Tuy nhiên, thực tế phũ phàng đã làm cho niềm hy vọng ấy trở thành một vết thương tinh thần trong tình yêu. 

Từ giây phút chúng ta cùng nói một lời mà  không nỗi đau nào có thể
diễn tả được

– xin lỗi vì đã yêu nhau!

xin lỗi vì những ngón tay phải tách rời khỏi bàn tay cần nắm

xin lỗi vì yêu thương kia có khi chỉ là sự ngộ nhận của ngày tháng cô đơn…

Qua những bài thơ trên, Nguyễn Phong Việt đã khắc họa nỗi đau từ những nuối tiếc, chia ly trong tình yêu với một cái nhìn chân thực và sâu sắc. Từ nỗi đau khi đi qua những cuộc tình không trọn vẹn, Nguyễn Phong Việt dần học được cách đón nhận những mất mát trong cuộc sống, xem nó là một phần không thể thiếu trong hành trình trưởng thành của bản thân. Trong bài thơ Bên kia là nắng ấm, Nguyễn Phong Việt sẵn sàng đón nhận những mất mát trong tình yêu: 

là khi ta biết mình bắt đầu sống một cuộc đời vô cảm

Không ai mang những nỗi đau ra so sánh trong tình yêu

có người cần nỗi buồn để soi mình có trẻ dại

(như ta đang bạc tóc mỗi ngày…)

(Bên kia là nắng ấm) 
câu thơ là hệ quả của việc đã quá quen thuộc với nỗi đau. Đó chính là sự đối lập giữa việc chấp nhận những mất mát và việc đánh mất cảm xúc chân thật trong cuộc sống. 

Hay ở trong bài thơ Đám cưới (2), ta cũng thấy được một Nguyễn Phong Việt sẵn sàng đối mặt với những mất mát, những đau thương trong quá khứ để đón nhận những điều tốt đẹp ở tương lai: 

vào thời khắc sinh ra chúng ta đã thuộc về người khác

vì sẽ đến một ngày có một người nắm chặt lấy tay ta…

đừng mang những vết thương bám bụi lên ngón tay đã duỗi thẳng

đừng cô đơn và đừng khóc mướt

Rồi sẽ đến một ngày có người ôm lấy ta và hỏi về tình yêu

một người choàng tay lặng yên và một người mở lòng ra mà khóc

mang chuỗi ngày dài thứ tha…

(Đám cưới 2)
những tổn thương chỉ là bước đầu tiên trong hành trình sống. Mỗi người chúng ta cần phải học cách đối mặt với nó vì điều đó sẽ giúp ta trưởng thành qua từng ngày. 
Có thể thấy, tập thơ “Đi qua thương nhớ” của Nguyễn Phong Việt là một hành trình sâu lắng và chân thực về nỗi đau tinh thần khi tác giả trải qua những cuộc tình không trọn vẹn, cũng như khi đón nhận những mất mát và chấp nhận nỗi đau ấy như một phần không thể thiếu của cuộc sống. Nguyễn Phong Việt không né tránh hay che giấu nỗi đau của những mối tình tan vỡ. Thay vào đó, tác giả chấp nhận và đối diện với chúng, chấp nhận thể hiện một cái tôi bất lực, đau đớn và yếu đuối khi đứng trước những nỗi đau để rồi biến nỗi đau thành những bài học cho riêng mình. Những cuộc tình không trọn vẹn trong thơ Nguyễn Phong Việt không chỉ là những mối quan hệ tình cảm dở dang mà còn là những lần con tim bị tổn thương, những giấc mơ tình yêu tan vỡ. Qua những dòng thơ, ta cảm nhận được nỗi buồn man mác, sự tiếc nuối và cả những hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Đồng thời, tác giả không chỉ bộc lộ những cảm xúc cá nhân mà còn chạm đến trái tim người đọc, tạo nên sự đồng cảm sâu sắc.

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *