Charles Darwin: Nhà Khoa Học Dũng Cảm Thách Thức Thời Đại

Charles Darwin: Nhà Khoa Học Dũng Cảm Thách Thức Thời Đại

Đây là câu chuyện về cuộc đời của một nhà khoa học vĩ đại, người đã dám thách thức những giới hạn tri thức để tìm ra chân lý. Ông không chỉ để lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử khoa học mà còn trở thành biểu tượng của sự can đảm và lòng tận tâm.

Những quan sát sắc bén cùng sự tận tụy trong nghiên cứu của Darwin đã tạo ra những khám phá khoa học đột phá, đồng thời thách thức những quan niệm truyền thống của xã hội và tôn giáo đương thời.

Tuổi thơ – Khởi đầu khiêm tốn của một nhà tư tưởng vĩ đại

Charles Darwin sinh ngày 12 tháng 2 năm 1809 tại Shrewsbury, Anh. Ông sinh trong một gia đình trí thức có tư tưởng tiến bộ. Cha ông, Robert Darwin, là bác sĩ và nhà tài chính giàu có; mẹ ông là Susannah, con gái của một họa sĩ vẽ gốm sứ nổi tiếng.

Bước vào tuổi niên thiếu, cha của Darwin lo ngại con trai sẽ trở thành nỗi ô nhục của gia đình nếu cứ tiếp tục tình trạng lông bông. Vì vậy, ông quyết định gửi Darwin theo học ngành y. Tham gia học, nhưng Darwin lại cảm thấy bản thân không phù hợp để trở thành bác sĩ. Ông chán ghét các bài vở, bị ám ảnh bởi những giờ phẫu thuật đầy máu me. Thời của Darwin, người ta chưa có phương pháp gây mê, các ca phẫu thuật thường diễn ra khi bệnh nhân còn tỉnh táo hoặc đang phải chịu đựng đau đớn. Một lần nữa, Darwin lơ là việc học, dành nhiều thời gian cho những sở thích như cưỡi ngựa và bắn súng. Chỉ hai năm sau, ông bỏ học.

Thật bất ngờ, môi trường tại Cambridge lại trở thành bệ phóng lý tưởng cho sự phát triển của Darwin. Tại đây, ông có cơ hội gặp gỡ nhiều nhà linh mục, nhà thực vật học có tư tưởng cởi mở và chân thành. Dưới sự hướng dẫn tận tâm của Giáo sư John Stevens Henslow, Darwin tìm thấy niềm cảm hứng mãnh liệt trong việc học. Ông dành nhiều thời gian tìm đọc tài liệu, tích cực trau dồi những kỹ thuật cần thiết để trở thành một nhà tự nhiên học.

Hành trình của tàu HMS Beagle dẫn Charles Darwin qua nhiều vùng miền khác nhau. Từ Anh, tàu băng qua Đại Tây Dương, cập bến các bờ biển Brazil. Sau đó, chuyến tàu tiếp tục đi về phía Nam, vòng qua Mũi Sừng, tiến về Thái Bình Dương, rồi đến New Zealand, Úc và Nam Phi. Trong suốt chuyến đi, Darwin đã thực hiện nhiều quan sát và ghi chép về sự đa dạng của các loài động thực vật.



Hành trình vòng quanh Trái Đất của con tàu&nbsp;<i>Beagle</i>, 1831-1836 (Nguồn:Internet)

Hành trình vòng quanh Trái Đất của con tàu Beagle, 1831-1836 (Nguồn:Internet)

Loài chim ăn hạt thường có mỏ to và chắc khỏe, phù hợp để nghiền nát các loại hạt vỏ cứng. Trong khi đó, loại ăn côn trùng lại sở hữu chiếc mỏ mảnh và dài, giúp chúng dễ dàng bắt mồi. Một số khác có mỏ rộng để ăn trái cây, còn mỏ hình kẹp để ăn hoa và lá.

Chuyến hải trình trên tàu HMS Beagle đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời Darwin. Chuyến đi là cơ hội giúp ông rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, thu thập bằng chứng quan trọng, đặt nền móng cho học thuyết tiến hóa – một lý thuyết thay đổi sâu sắc cách nhân loại hiểu về sự sống.

Một trong những bài học lớn nhất mà Darwin rút ra là giá trị của sự kiên nhẫn và tỉ mỉ trong quan sát. Trong 5 năm hành trình, ông không chỉ thu thập mẫu vật mà còn ghi chép chi tiết về môi trường sống, tập tính, sự khác biệt nhỏ lẻ nhưng ý nghĩa giữa các loài. Chính sự tỉ mỉ đã giúp Drawin hiểu rằng chính những biến đổi dù nhỏ, nếu tích lũy qua thời gian, có thể dẫn đến thay đổi to lớn – một nguyên lý cốt lõi của tiến hóa.

2. Đặt câu hỏi và tìm kiếm lời giải đáp

Tinh thần tò mò, kết hợp việc liên tục đặt ra câu hỏi đã giúp ông kết nối các mảnh ghép rời rạc để tìm ra những câu trả lời khách quan nhất.

3. Dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn

Chuyến hành trình trên tàu HMS Beagle của Darwin quả thực là minh chứng sống động cho thấy để trưởng thành và tạo nên điều vĩ đại, cần sự kiên nhẫn, tò mò, không ngừng đặt câu hỏi và dũng cảm bước ra khỏi chốn quen thuộc. 

Trong suốt 15 năm tiếp theo, Darwin làm việc vô cùng cần mẫn. Ông dành thời gian viết về địa chất, xuất bản các bài báo cáo về chuyến hành trình trên tàu HMS Beagle. Bên cạnh đó, ông âm thầm biên soạn, thu thập dữ liệu và hoàn thiện công trình nghiên cứu về học thuyết tiến hóa, giữ kín toàn bộ thông tin để tránh sự chú ý không mong muốn.



Giữa tháng 7 năm 1837, Darwin bắt đầu viết cuốn sổ "B" về&nbsp;<i>Sự dị biến của Các Loài</i>. Ở trang 36, ông có ghi dòng chữ "I think" (tôi nghĩ) bên trên phác thảo&nbsp;cây tiến hóa vì vẫn còn phân vân về học thuyết của chính mình (Internet)

Giữa tháng 7 năm 1837, Darwin bắt đầu viết cuốn sổ “B” về Sự dị biến của Các Loài. Ở trang 36, ông có ghi dòng chữ “I think” (tôi nghĩ) bên trên phác thảo cây tiến hóa vì vẫn còn phân vân về học thuyết của chính mình (Internet)

Bởi thời điểm đó, các Giáo Hội có một niềm tin mạnh mẽ rằng mọi sự sống đều được tạo ra bởi Chúa và sẽ trường tồn theo thời gian. Là một người từng được đào tạo để trở thành linh mục, Darwin hiểu rằng học thuyết của mình có thể gây ra làn sóng dư luận lớn, động chạm đến tôn giáo và cả tư tưởng truyền thống.

Để xác định quyền sở hữu lý thuyết tiến hóa, một cuộc thảo luận quan trọng đã diễn ra tại Hội Linnean vào tháng 7 năm 1858. (Hội Linnean là nơi các nhà khoa học nghiên cứu về thế giới tự nhiên tổ chức các cuộc họp để trình bày và thảo luận về quan sát và nhận định của họ.) 

Trong buổi họp, thư ký Hội Linnean đã đọc bản thảo của cả hai nhà khoa học trước sự chứng kiến của 30 thành viên. Sau khi xem xét kỹ lưỡng, các nhà khoa học đồng ý rằng dù ý tưởng của Darwin và Wallace có nhiều điểm tương đồng những Darwin vẫn được công nhận là người phát triển học thuyết tiến hóa. 

Bản thảo chính của Drawin ngay sau đó được xuất bản thành cuốn sách “Nguồn gốc các loài” (Tên tiếng anh: On the Origin of Species) vào năm 1859. “Nguồn gốc của loài” chứa đựng hai luận đề chính của sự tiến hóa:

– Thứ hai, sự tiến hóa ấy là kết quả của chọn lọc tự nhiên.

Với khái niệm về chọn lọc tự nhiên, Darwin giải thích rằng các loài sinh vật không cố định mà liên tục biến đổi để thích nghi với môi trường sống.

Cuốn sách “Nguồn gốc các loài” (1859) của Darwin đã thu hút sự chú ý lớn, tạo nên những cuộc tranh luận sôi nổi bao gồm cả sự ủng hộ lẫn phản đối. 

Những người ủng hộ Darwin

Alfred Russel Wallace: Là một nhà tự nhiên học, người đã phát triển lý thuyết tiến hóa cùng thời điểm với Drawin. Sau này ông đã hợp tác và trao đổi chuyên sâu qua thư từ với Darwin về lý thuyết tiến hóa. Wallace đồng tình với Darwin về chọn lọc tự nhiên, cho rằng sự đa dạng loài là kết quả của quá trình chọn lọc. 

2. Những bên phản đối Darwin

Richard Owen: Một nhà sinh vật học nổi tiếng ở Anh. Mặc dù Owen đồng ý với ý tưởng tiến hóa nhưng ông không ủng hộ cơ chế chọn lọc tự nhiên của Darwin. Ông cho rằng tiến hóa có thể xảy ra qua các yếu tố khác, không phải lúc nào cũng là quá trình ngẫu nhiên như Darwin đã mô tả.

3. Một số phản biện khác về lý thuyết của Darwin

– Lý thuyết quá đơn giản: Một số nhà khoa học cho rằng lý thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin quá đơn giản để giải thích sự đa dạng phức tạp trong thế giới sinh vật. Họ tin rằng ngoài chọn lọc tự nhiên, còn có những yếu tố khác đóng vai trò quan trọng trong sự tiến hóa.

Tuy nhiên học thuyết tiến hóa của ông được xem là những bước phát triển của khoa học. Chính những thiếu sót trong lý thuyết của Darwin đã mở ra con đường mới cho những nghiên cứu chuyên sâu về các ngành liên quan như di truyền và tiến hóa hiện đại.

Khoa học tiến hóa: Đây là nền tảng để giải thích cách sự sống phát triển và thích nghi theo thời gian, là cơ sở cho các ngành như di truyền học và tâm lý học tiến hóa.

– Giáo dục khoa học: Mặc dù vấp phải tranh cãi từ một số nhóm tôn giáo hoặc quan điểm truyền thống, công trình của Darwin đã thúc đẩy sự hiểu biết về khoa học trong công chúng, nâng cao nhận thức về vai trò của nghiên cứu khoa học trong đời sống.

Trong những năm cuối đời, Darwin chọn lối sống giản dị, tránh xa sự ồn ào của xã hội. Ông tìm thấy sự an ủi và cảm hứng từ thiên nhiên qua những chuyến dạo bộ trong khu vườn. Cạnh đó, ông dành nhiều thời gian bên gia đình, tận hưởng những giây phút bình yên cuối đời.

Đây không chỉ là sự tri ân dành cho một nhà khoa học xuất chúng, mà còn là sự công nhận về những đóng góp mang tính cách mạng của Darwin đối với nguồn tri thức của nhân loại.

1. Thích ăn các món kỳ lạ

Darwin có một cách tiếp cận khá đặc biệt đối với hôn nhân. Khi còn độc thân, vì phân vân không biết nên kết hôn hay sống một mình. Để đưa ra quyết định, ông đã lập một danh sách các ưu và nhược điểm của cả hai lựa chọn. Trong danh sách, ông ghi nhận những lợi ích của việc kết hôn như có con cái và một người bạn đời, nhưng cũng nhận ra những nhược điểm như “mất thời gian” và “ít tiền cho sách.” Cuối cùng, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, ông nhận thấy rằng việc kết hôn vẫn có lợi hơn. Do đó, ông đã quyết định cầu hôn với người chị họ, Emma Wedgwood. Họ đã có một cuộc hôn nhân hạnh phúc kéo dài 43 năm cho đến khi Darwin qua đời vào năm 1882.

3. Cùng ngày sinh với Abraham Lincoln

Bảo tàng đầu tiên là bảo tàng Quốc gia Darwin tại Moskva, là bảo tàng lớn nhất trên thế giới về thuyết tiến hóa của Charles Darwin. Tọa lạc tại phố Vavilova, thủ đô Moskva (Nga), bảo tàng trưng bày một bộ sưu tập phong phú với hơn 9000 tư liệu bao gồm các mẫu vật sinh học, hóa thạch, mô hình sinh vật, ấn phẩm đầu tiên của tác phẩm “Nguồn gốc của loài”, bức thư của Drawin, các mô hình minh họa quá trình tiến hóa về sự đa dạng của loài.

Lời kết 

Những đóng góp của Drawin cho cộng đồng đã tạo ra ảnh hưởng sâu rộng, tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Lý thuyết tiến hóa của Darwin không chỉ làm thay đổi cách nhìn nhận về sự phát triển của sự sống mà còn khuyến khích các nhà khoa học tiếp tục khám phá những bí ẩn của tự nhiên. 

Darwin được tôn kính và công nhận như một trong những nhà khoa học vĩ đại trong lịch sử đương thời.

2. Cuốn sách: Darwin và cuộc hành trình của con tàu Beagle

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *