Bão Yagi và những chuyện chưa kể
Nhắc đến những sự kiện nổi bật nhất trong năm 2024 vừa qua, không thể không kể đến cơn bão Yagi đổ bộ vào miền Bắc đầu tháng 9. Cơn bão số 3 (Yagi) được đánh giá là cơn bão lịch sử của Việt Nam, với những kỷ lục mà nó đổ xô về cả các yếu tố khí tượng cũng như những thiệt hại mà nó gây ra trên đất nước ta.
Cụ thể, theo báo cáo của Chính phủ gửi tới Quốc hội Việt Nam tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, bão Yagi và mưa lũ sau bão khiến 323 người chết, 22 người mất tích, 1.978 người bị thương; hơn 280.000 ngôi nhà bị hư hỏng, tốc mái; hơn 120.000 ngôi nhà bị ngập; gần 12.000 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi.[1] Theo tổng hợp từ báo VietNamNet, thiệt hại kinh tế hơn 88.700 tỷ đồng (tương đương 3,65 tỷ USD, bằng 0,62% GDP Việt Nam năm 2023), làm giảm 0,24% GDP Việt Nam năm 2024.[2] Tại Việt Nam, thiệt hại kinh tế do bão Yagi và mưa lũ sau bão là lớn nhất từ trước tới nay do thiên tai gây ra, thiệt hại kinh tế gấp 4 lần so với trung bình thiệt hại do thiên tai 10 năm gần đây, vượt qua tổng số thiệt hại khoảng 60.000 tỷ đồng của năm 2017.[3]
Đây sẽ là một bài viết rất dài, và cũng có thể chứa một số chi tiết khó hiểu, nhưng tóm tắt lại được như sau:
– Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia của Việt Nam (TTDBKTTVQG) đã dự báo và đánh giá về cường độ cực đại của bão Yagi trên biển Đông có xu hướng thấp hơn so với các cơ quan khí tượng quốc tế uy tín trong khu vực.
– TTDBKTTVQG cũng dự báo và đánh giá bão Yagi suy yếu dần trên Vịnh Bắc Bộ trước khi đổ bộ vào Việt Nam với cấp 11 – 12. Dự báo này ngược lại và thấp hơn đáng kể so với các dự báo từ các cơ quan khí tượng khác trong khu vực.
– Trong thời gian bão đổ bộ, TTDBKTTVQG chỉ báo cáo 1 lần về số liệu quan trắc được cấp 14 tại trạm Bãi Cháy khi bão bắt đầu ảnh hưởng mạnh nhất vào bản tin lúc 14h ngày 7/9/2024. Mọi bản tin và báo cáo sau đó vài ngày thì số liệu này đều được loại bỏ. Trong thời gian đó TTDBKTTVQG báo cáo bão Yagi đã đổ bộ với cường độ mạnh nhất cấp 12-13.
– Chỉ đến bản tin và báo cáo ngày 21/9/2024, số liệu của trạm này mới xuất hiện trở lại với đầy đủ chi tiết, trạm Bãi Cháy đo được 45 m/s (cấp 14) vào lúc 13h00 ngày 7/9/2024 và gió giật 62 m/s (cấp 17). TTDBKTTVQG chính thức xác nhận trong bản tin này bão đổ bộ cấp 13-14.
– 2 tháng sau, một báo cáo được cho là do phía TTDBKTTVQG của Việt Nam cung cấp gửi tới Ủy ban Liên Chính phủ về Bão trên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương để trình bày trong hội thảo thường niên vào 19-22/11/2024 diễn ra ở Thượng Hải đã bị lộ ra và được một số người biết, thậm chí còn được dẫn nguồn để sử dụng trên Wikipedia. Báo cáo này cho biết trạm Bãi Cháy đo được gió 50 m/s (cấp 15) vào lúc 13h21 ngày 7/9/2024 với gió giật 63 m/s (trên cấp 17), bão đổ bộ cấp 14-15. Thậm chí, một bài viết trên Báo Công lý cuối năm 2024 cũng nói về bản báo cáo gốc này nhưng chỉ trong một câu duy nhất.
– Sau khi thông tin này lộ ra tới tai TTDBKTTVQG, ngay sáng hôm sau một báo cáo khác đã được đăng tải lên thay thế, dù vẫn giống y hệt báo cáo cũ (thậm chí giữ nguyên các lỗi sai chính tả và địa danh) và chỉ sửa số liệu trạm Bãi Cháy về lại 45 m/s lúc 13h00 ngày 7/9/2024, gió giật 62 m/s và bão đổ bộ vào Việt Nam cấp 13-14. Báo cáo mới update này được giữ nguyên khi hội thảo của Ủy ban Bão đã qua.
– Khi được hỏi về số liệu 50 m/s lúc 13h21 ở trạm Bãi Cháy trong bản báo cáo cũ, Phó Giám Đốc của TTDBKTTVQG là ông Hoàng Phúc Lâm xác nhận sự tồn tại của con số đó, tuy nhiên cho rằng trạm đó đo sai vì đo ở độ cao không chuẩn và là trạm tự động. Số liệu 45m/s lúc 13h được đo ở trạm quan trắc thủ công. Tuy nhiên quan trắc thủ công chỉ diễn ra 8 lần trên một ngày vào các khung giờ tròn 01h, 04h, 07h, 10h, 13h, 16h, 19h và 22h, khó có thể đánh giá hết sức mạnh của cơn bão. Cũng trong bản báo cáo chính thức trong nước ngày 21/9/2024, nhiều trạm khác được công bố là các trạm tự động nằm ở nhiều độ cao khác nhau, trong đó có trạm Phù Liễn.
– Số liệu của trạm tự động tại Bãi Cháy vẫn được sử dụng trong các báo cáo và đánh giá về cường độ của nhiều cơn bão tác động đến khu vực trong những năm trước đó cho đến trước bão Yagi, nhưng bị loại bỏ khi báo cáo về cường độ của bão Yagi.
– TTDBKTTVQGVN từng có tiền lệ dự báo không chính xác nhưng vẫn báo cáo ở trong nước với cường độ sát dự báo nhất có thể; chỉ công bố số liệu chính xác trong hội thảo quốc tế tại Ủy ban Bão, và đánh giá lại trong nước vào đầu năm tiếp theo, ví dụ như trường hợp bão Mirinae năm 2016.
– TTDBKTTVQG cũng dự báo và đánh giá bão Yagi suy yếu dần trên Vịnh Bắc Bộ trước khi đổ bộ vào Việt Nam với cấp 11 – 12. Dự báo này ngược lại và thấp hơn đáng kể so với các dự báo từ các cơ quan khí tượng khác trong khu vực.
– Trong thời gian bão đổ bộ, TTDBKTTVQG chỉ báo cáo 1 lần về số liệu quan trắc được cấp 14 tại trạm Bãi Cháy khi bão bắt đầu ảnh hưởng mạnh nhất vào bản tin lúc 14h ngày 7/9/2024. Mọi bản tin và báo cáo sau đó vài ngày thì số liệu này đều được loại bỏ. Trong thời gian đó TTDBKTTVQG báo cáo bão Yagi đã đổ bộ với cường độ mạnh nhất cấp 12-13.
– Chỉ đến bản tin và báo cáo ngày 21/9/2024, số liệu của trạm này mới xuất hiện trở lại với đầy đủ chi tiết, trạm Bãi Cháy đo được 45 m/s (cấp 14) vào lúc 13h00 ngày 7/9/2024 và gió giật 62 m/s (cấp 17). TTDBKTTVQG chính thức xác nhận trong bản tin này bão đổ bộ cấp 13-14.
– 2 tháng sau, một báo cáo được cho là do phía TTDBKTTVQG của Việt Nam cung cấp gửi tới Ủy ban Liên Chính phủ về Bão trên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương để trình bày trong hội thảo thường niên vào 19-22/11/2024 diễn ra ở Thượng Hải đã bị lộ ra và được một số người biết, thậm chí còn được dẫn nguồn để sử dụng trên Wikipedia. Báo cáo này cho biết trạm Bãi Cháy đo được gió 50 m/s (cấp 15) vào lúc 13h21 ngày 7/9/2024 với gió giật 63 m/s (trên cấp 17), bão đổ bộ cấp 14-15. Thậm chí, một bài viết trên Báo Công lý cuối năm 2024 cũng nói về bản báo cáo gốc này nhưng chỉ trong một câu duy nhất.
– Sau khi thông tin này lộ ra tới tai TTDBKTTVQG, ngay sáng hôm sau một báo cáo khác đã được đăng tải lên thay thế, dù vẫn giống y hệt báo cáo cũ (thậm chí giữ nguyên các lỗi sai chính tả và địa danh) và chỉ sửa số liệu trạm Bãi Cháy về lại 45 m/s lúc 13h00 ngày 7/9/2024, gió giật 62 m/s và bão đổ bộ vào Việt Nam cấp 13-14. Báo cáo mới update này được giữ nguyên khi hội thảo của Ủy ban Bão đã qua.
– Khi được hỏi về số liệu 50 m/s lúc 13h21 ở trạm Bãi Cháy trong bản báo cáo cũ, Phó Giám Đốc của TTDBKTTVQG là ông Hoàng Phúc Lâm xác nhận sự tồn tại của con số đó, tuy nhiên cho rằng trạm đó đo sai vì đo ở độ cao không chuẩn và là trạm tự động. Số liệu 45m/s lúc 13h được đo ở trạm quan trắc thủ công. Tuy nhiên quan trắc thủ công chỉ diễn ra 8 lần trên một ngày vào các khung giờ tròn 01h, 04h, 07h, 10h, 13h, 16h, 19h và 22h, khó có thể đánh giá hết sức mạnh của cơn bão. Cũng trong bản báo cáo chính thức trong nước ngày 21/9/2024, nhiều trạm khác được công bố là các trạm tự động nằm ở nhiều độ cao khác nhau, trong đó có trạm Phù Liễn.
– Số liệu của trạm tự động tại Bãi Cháy vẫn được sử dụng trong các báo cáo và đánh giá về cường độ của nhiều cơn bão tác động đến khu vực trong những năm trước đó cho đến trước bão Yagi, nhưng bị loại bỏ khi báo cáo về cường độ của bão Yagi.
– TTDBKTTVQGVN từng có tiền lệ dự báo không chính xác nhưng vẫn báo cáo ở trong nước với cường độ sát dự báo nhất có thể; chỉ công bố số liệu chính xác trong hội thảo quốc tế tại Ủy ban Bão, và đánh giá lại trong nước vào đầu năm tiếp theo, ví dụ như trường hợp bão Mirinae năm 2016.
Bài viết sử dụng các tài liệu tham khảo, có thể thấy danh sách ở cuối bài.
Công tác dự báo bão số 3 (Yagi) tại Việt Nam trong suốt vòng đời của nó đã có những chênh lệch đáng kể so với các cơ quan khí tượng quốc tế khác trên thế giới và trong khu vực, bao gồm những cơ quan uy tín và hiện đại hạng nhất như JMA (Cục Khí tượng Nhật Bản), JTWC (Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp – Hải quân Mỹ), CMA (Cục Khí tượng Trung Quốc), và HKO (Đài quan sát Hồng Kông).
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia của Việt Nam (gọi tắt là NCHMF hoặc TTDBKTTVQG) theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg cũng có thời gian lấy mẫu là 2 phút, giống với Trung Quốc.
“Gió giật” được đề cập trong các báo cáo về cường độ bão là vận tốc gió tức thời, khi so sánh với gió duy trì thì thường cao hơn với các biến động lớn hơn, thường được tính trong khoảng thời gian 1s-2s hoặc 3s. Vận tốc gió giật cực đại thường là những trị số cao nhất mà một cơn gió đạt được.
Trước hết tại thời điểm bão đạt sức mạnh lớn nhất trên Biển Đông vào ngày 5 và 6 tháng 9/2024 được các cơ quan khí tượng trên thế giới đánh giá như sau:
JMA (Nhật Bản): 105 kt (1 kt = 1 hải lý/giờ) (tương đương 54 m/s, cấp 16 trên thang Beaufort), trị số khí áp 915 hPa[6]
JTWC (Mỹ): 140 kt (tương đương 72m/s, bão Category 5 trên thang Saffir–Simpson), trị số khí áp 916 hPa[7]
CMA (Trung Quốc): 68 m/s (vượt quá cấp 17 theo thang Beaufort), trị số khí áp 905 hPa[8]
JTWC (Mỹ): 140 kt (tương đương 72m/s, bão Category 5 trên thang Saffir–Simpson), trị số khí áp 916 hPa[7]
CMA (Trung Quốc): 68 m/s (vượt quá cấp 17 theo thang Beaufort), trị số khí áp 905 hPa[8]
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia của Việt Nam cho biết, thời điểm mạnh nhất của bão Yagi trên Biển Đông là cấp siêu bão – cấp 16 giật trên cấp 17. Bản tin phát lúc 14h ngày 6/9/2024 cho biết bão đạt cấp 16, Vmax = 194 km/h (54 m/s), trị số khí áp thấp nhất 915 hPa.[9] (Cần lưu ý rằng trong các bản tin của Việt Nam, khí áp có lúc được biểu diễn theo mb (millibar), nhưng về bản chất 1 mb = 1 hPa, nên hai đơn vị này là như nhau, và toàn bộ bài viết sẽ quy ước sử dụng ký hiệu hPa)
Như vậy ta có thể thấy, so với các cơ quan quốc tế, đánh giá cường độ cực đại của bão Yagi theo phía Việt Nam như sau:
– Gió duy trì 2 phút theo Việt Nam tương đương vận tốc gió duy trì 10 phút theo Nhật Bản (về lý thuyết đáng ra phải lớn hơn), nhỏ hơn so với gió duy trì 10 phút của Hồng Kông (về lý thuyết đáng ra phải lớn hơn rất nhiều).
– Gió duy trì 2 phút theo Việt Nam đánh giá được nhỏ hơn đáng kể so với của Trung Quốc (với cùng thời gian lấy mẫu là 2 phút, về lý thuyết đáng ra phải gần bằng nhau).
– Gió duy trì 2 phút theo Việt Nam đánh giá được nhỏ hơn khá nhiều so với đánh giá của Mỹ (1 phút) (về lý thuyết đáng ra chỉ nhỏ hơn một chút).
– Gió duy trì 2 phút theo Việt Nam tương đương vận tốc gió duy trì 10 phút theo Nhật Bản (về lý thuyết đáng ra phải lớn hơn), nhỏ hơn so với gió duy trì 10 phút của Hồng Kông (về lý thuyết đáng ra phải lớn hơn rất nhiều).
– Gió duy trì 2 phút theo Việt Nam đánh giá được nhỏ hơn đáng kể so với của Trung Quốc (với cùng thời gian lấy mẫu là 2 phút, về lý thuyết đáng ra phải gần bằng nhau).
– Gió duy trì 2 phút theo Việt Nam đánh giá được nhỏ hơn khá nhiều so với đánh giá của Mỹ (1 phút) (về lý thuyết đáng ra chỉ nhỏ hơn một chút).
Cần thêm 1 chú ý rằng, Hồng Kông và Trung Quốc là các cơ quan đã cho máy bay đi vào tâm bão để đo đạc, quan trắc trực tiếp, vì thế số liệu mà các cơ quan này cung cấp thường được đánh giá cao về độ chính xác với thực tế tại thời điểm tồn tại của cơn bão.
Trước khi di chuyển vào Vịnh Bắc Bộ, bão Yagi đã đổ bộ vào Hải Nam, Trung Quốc. Phía cơ quan khí tượng của Trung Quốc cho biết bão Yagi đổ bộ vào Văn Xương (Hải Nam) với sức gió mạnh nhất là 62 m/s, trị số khí áp 915 hPa[10], suy yếu dần rồi sau đó tiếp tục đổ bộ vào Trạm Giang (Quảng Đông) với sức gió mạnh nhất 58 m/s, trị số khí áp 925 hPa[11] và tiến vào Vịnh Bắc Bộ với sức gió suy yếu xuống 52 m/s và được dự báo tiếp tục suy yếu trên vịnh Bắc Bộ.[12]
Trung tâm Khí tượng của Trung Quốc CMA sau đó cho biết bão số Yagi đã đổ bộ vào bờ biển phía Nam tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam vào khoảng 3h30 chiều giờ Bắc Kinh, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm là cấp 17 (58 m/s, cấp siêu bão) với khí áp 925 hPa. Tại thời điểm phát tin, bão đang ở trên địa phận Hải Phòng với sức gió 50 m/s (cấp 15).[14]
Theo đánh giá của JTWC (Mỹ), sau khi đi vào đảo Hải Nam và bán đảo Quỳnh Châu (Trung Quốc) vào chiều ngày 6/9 với sức gió 120kt, bão Yagi đi vào Vịnh Bắc Bộ với sức gió suy yếu xuống 105 kt (54m/s, bão Category 3).[16] Tuy nhiên, bão mạnh trở lại ngay trên Vịnh Bắc Bộ theo phiên báo cáo và dự báo vào rạng sáng 7/9 với sức gió 115kt (59m/s, bão Category 4).[17]
FORECAST DISCUSSION: TY 12W IS QUICKLY APPROACHING THE COAST OF VIETNAM, WHERE IT IS EXPECTED TO MAKE A HISTORICAL LANDFALL AS ONE OF THE, IF NOT THE MOST, INTENSE TYPHOON ON RECORD TO MAKE A LANDFALL IN THIS REGION OF VIETNAM. THE SYSTEM HAS SLOWED DOWN SLIGHTLY, TO ABOUT 9 KNOTS, AND IS EXPECTED TO MAKE LANDFALL NEAR HAIPHONG, VIETNAM WITHIN THE NEXT SIX HOURS. IN THE REMAINING TIME OVER WATER, THERE REMAINS A POSSIBILITY OF A SLIGHT BIT OF ADDITIONAL INTENSIFICATION, WITH LANDFALL EXPECTED AS A 115-120 KNOT TYPHOON. […]
Với phương pháp đo gió duy trì trung bình 10 phút, phía Nhật Bản thường đưa ra những báo cáo và dự báo về vận tốc gió duy trì cực đại thấp hơn các cơ quan của Trung Quốc và Mỹ. JMA cho biết, bão Yagi đổ bộ vào Hải Nam với sức gió duy trì mạnh nhất 100kt (tương đương cấp 15-16 theo thang Beaufort), trị số khí áp 925hPa. Bão tiến vào Vịnh Bắc Bộ suy yếu xuống còn 85kt (tương đương cấp 14), trị số khí áp 945hPa. (Cần chú ý rằng với một cơn bão nhiệt đới về bản chất là một vùng xoáy khí áp thấp, khí áp trong tâm bão càng thấp thì bão càng có xu hướng mạnh lên và ngược lại). Tuy nhiên, JMA cho biết bão mạnh trở lại trên Vịnh Bắc Bộ, trước khi đổ bộ vào Việt Nam, bão Yagi đã mạnh lên 90kt (tương đương cấp 14-15), trị số khí áp 935hPa và giữ nguyên cường độ này khi đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng.[6]
Như vậy, tất cả các cơ quan khí tượng lớn trong khu vực trong các phiên dự báo và báo cáo vào thời điểm ngay trước khi bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đều cho biết bão đã mạnh trở lại trong quá trình di chuyển qua Vịnh Bắc Bộ.
Tin phát lúc 8h ngày 7/9 cho biết bão đang mạnh cấp 14, trị số khí áp 945 hPa, dự báo sẽ đổ bộ đất liền với cường độ mạnh nhất gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14.[18]
Tin phát lúc 14h ngày 7/9 cho lúc 13h biết bão đang áp sát Hải Phòng – Quảng Ninh với sức gió mạnh nhất cấp 13, trị số khí áp 965 hPa và vẫn được dự báo gió trong đất liền khu vực gần tâm bão đạt cấp 10-12.[20]
Không có một dự báo và cảnh báo nào từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết đây sẽ là cơn bão lịch sử đổ bộ vào miền Bắc. Trong cuộc phỏng vấn với Giám đốc trung tâm vào chiều ngày 6/9, ông Mai Văn Khiêm chỉ cho biết bão số 3 YAGI là siêu bão có cường độ mạnh nhất trong khoảng 30 năm gần đây hoạt động trên Biển Đông, còn khi đổ bộ bão sẽ đạt cấp 11-12 giật cấp 14 (tức là tương đương với một số cơn bão mạnh gần đây đổ bộ vào miền bắc như Sơn Tinh 2012, Mirinae 2016)[22]
Cơ quan khí tượng của Việt Nam là cơ quan duy nhất vào thời điểm bão đang chuẩn bị đổ bộ cho rằng bão Yagi liên tục suy yếu dần trên Vịnh Bắc Bộ cũng là cơ quan dự báo, báo cáo bão đổ bộ với cường độ thấp nhất cùng với trị số khí áp cao nhất so với các cơ quan nêu trên – cấp 12.
Còn theo trích xuất từ các trạm Cảng Xi măng Hạ Long và Cảng xăng dầu B12 Hạ Long vào ngày 7/9 trong Hệ thống giám sát khí tượng thủy văn tự động, các trạm này đều đã ghi nhận sức gió cấp 13, giật cấp 16-17.[24]
Sau khi công bố số liệu quan trắc tại trạm Bãi Cháy trong bảng tin lúc 14h ngày 7/9 và đăng lại trên Facebook lúc 15h20, số liệu này hoàn toàn bị loại bỏ trong các bản tin tiếp theo về bão số 3 trong ngày 7/9 và cả các báo cáo chính thức về ảnh hưởng của bão số 3 trong nhiều ngày tiếp theo, như bản tin phát lúc 17h[25] hay bản tin phát lúc 20h.[26]
Trong Bản tin dự báo khí hậu thời hạn tháng trên phạm vi toàn quốc (từ ngày 11/9-10/10/2024) phát ngày 11/9/2024 (4 ngày sau bão Yagi) đánh giá về bão số 3 Yagi, TTDBKTTVQG vẫn cho rằng bão Yagi đã đổ bộ cấp 12-13, và trạm Bãi Cháy vẫn không được nhắc lại trong bản tin này.[28]