Bi kịch của những con chó ngao Tây Tạng chó hoang trên cao nguyên
Ban đầu, chó ngao Tây Tạng chỉ phổ biến trong giới nhỏ như những người chăn gia súc, về sau chúng được người Trung Quốc biết đến rộng rãi. Giá trị của chó ngao Tây Tạng cũng theo đó mà có một thời tăng chóng mặt, để mua một con chó ngao Tây Tạng, người ta phải bỏ ra cả chục hoặc cả trăm hay thậm chí là cả tỷ đồng.
Sau đó, khi cơn sốt chó ngao Tây Tạng lắng xuống, một số lượng lớn chó ngao Tây Tạng không thể bán được đã bị bỏ rơi trong tự nhiên và trở thành chó hoang trên cao nguyên. Chúng đã tập hợp lại với nhau và hình thành những “quân đoàn” với sự lãnh đạo của một con đầu đàn, chúng đã chiến đấu với báo tuyết và cướp thức ăn của bầy sói, dường như ở thời điểm hiện tại, những quân đoàn ngao tạng này đng là chúa tể trên cao nguyên.
Chó ngao Tây Tạng bị bỏ rơi trong tự nhiên và trở thành chó hoang trên cao nguyên.
Ở Cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng sơ khai không có giống chó nào như chó ngao Tây Tạng. Khoảng 24.000 năm trước, một số giống chó sống ở độ cao thấp đã vào Cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng với những người nhập cư sớm.
Trong quá trình sinh sống lâu dài trên cao nguyên, một số con chó còn được lai với sói Tây Tạng cổ và đàn chó con sau đó đã mang một nửa gene của sói Tây Tạng, trong đó có gene chủ chốt giúp chúng thích nghi với cuộc sống cao nguyên – EPAS1 – cũng được tìm thấy ở một số loài sống ở độ cao lớn.
Dưới ảnh hưởng của gene này, những con chó con có được khả năng điều chỉnh việc sản xuất huyết sắc tố, do đó chúng có thể sống trong một thời gian dài trên cao nguyên với oxy loãng.
Ngoài ra, trong quá trình tiến hóa lâu dài của loài, trên cơ thể chúng cũng đã xuất hiện một số biến đổi thích nghi như lông dày hơn, mỡ dày hơn, kích thước cơ thể lớn hơn.., từ đó hình thành nên giống chó ngao Tây Tạng.
Chó ngao Tây Tạng cũng phổ biến ở Châu Âu và Hoa Kỳ..
Mặc dù chó ngao Tây Tạng có nguồn gốc từ Cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng, nhưng chúng cũng phổ biến ở Châu Âu và Hoa Kỳ. Vào khoảng những năm 1980, giống chó lông xù trông giống như sư tử này được rất nhiều người nước ngoài săn lùng, theo đó chó ngao Tây Tạng còn được mệnh danh là “Thần khuyển phương Đông”.
Sau những năm 1990, “cơn sốt chó ngao Tây Tạng” này lan rộng trở lại Trung Quốc, một số người nhìn thấy cơ hội kinh doanh đã nhanh chóng châm ngòi và nhân giống một số lượng lớn chó ngao Tây Tạng, thu hút mọi người đổ xô đến với chúng, giá trị của chó ngao Tây Tạng cũng theo đó mà tăng lên.
Một số con chó ngao Tây Tạng có vẻ ngoài ưa nhìn có thể được bán với giá hàng triệu USD là chuyện bình thường, vào năm 2011, một con chó ngao Tây Tạng thuần chủng thậm chí đã được bán với giá 10 triệu nhân dân tệ (hơn 32 tỷ đồng).
Một số con chó ngao Tây Tạng có vẻ ngoài ưa nhìn có thể được bán với giá hàng triệu USD.
Trên thực tế, bong bóng kinh tế của chó ngao Tây Tạng sẽ vỡ là điều có thể đoán trước được, bởi bản thân chó ngao Tây Tạng là một giống chó cao nguyên, cấu tạo cơ thể của chúng đã được định sẵn là không thích hợp sống ở những vùng đất thấp, tính cách hung dữ cũng không thích hợp cho người bình thường nuôi.
Vì vậy, khi ngày càng có nhiều vụ việc chó ngao Tây Tạng làm tổn thương người dân và sự quan tâm của mọi người bắt đầu giảm dần, giá của chúng cũng theo đó mà tụt dốc và cuối cùng bong bóng đã vỡ vào năm 2013.
Nhu cầu sở hữu chó ngao Tây Tạng của người tiêu dùng đã biến mất, nhu cầu thị trường giảm mạnh và sự chậm trễ trong điều tiết thị trường đã khiến một số lượng lớn chủ sở hữu chó ngao bất ngờ biến mất.
Chi phí thức ăn khổng lồ hàng ngày đã khiến cho nhiều trại chó phá sản.
Khi đó, những chủ trại nuôi chó ngao Tây Tạng vẫn còn le lói một tia hy vọng, hy vọng một ngày nào đó thị trường sẽ khởi sắc và những chú chó ngao Tây Tạng trong tay họ sẽ được bán với giá hời. Tuy nhiên điều đó vẫn chưa trở thành hiện thực, và chi phí thức ăn khổng lồ hàng ngày đã khiến cho nhiều trại chó phá sản.
Theo đó, ngày càng có nhiều chó ngao Tây Tạng trở thành chó hoang vô gia cư, suốt ngày lang thang trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng. Lúc đầu, những con chó ngao Tây Tạng này chỉ tụ tập thành những nhóm nhỏ, và hầu hết chúng chỉ ở gần những ngôi làng, nhặt rác hoặc lén lút săn gia cầm cùa người dân để kiếm thức ăn.
Ngày càng có nhiều chó ngao Tây Tạng trở thành chó hoang vô gia cư.
Quá trình thuần hóa động vật từ hoang dã thành gia cầm và vật nuôi mất thời gian khá dài, nhưng quá trình hoang hóa từ vật nuôi thành động vật hoang dã lại chỉ mất thời gian rất ngắn. Theo thời gian, những cá thể mới liên tục được sinh ra và một số lượng lớn chó ngao Tây Tạng hoang đã tập hợp lại với nhau để trở thành những bầy đàn săn mồi với số lượng khổng lồ trên cao nguyên.
Mặc dù nhiều người bắt đầu coi thường chó Ngao Tây Tạng sau khi “cơn sốt chó Ngao Tây Tạng” lắng xuống, nhưng không thể phủ nhận rằng, giống chó này rất to lớn và có tính cách vô cùng hung dữ.
Có lẽ những con chó ngao Tây Tạng chiến đấu một mình có thể không phải là đối thủ của báo tuyết và gấu nâu Tây Tạng, song những con chó ngao Tây Tạng hoang đi thành đàn thì lại khác. Theo đó, những loài động vật hoang dã bình thường không thể là đối thủ của đàn chó ngao Tây Tạng, ngay cả những dã thú nổi tiếng trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng như sói Tây Tạng, báo tuyết, gấu Tây Tạng cũng phải kẹp đuôi bỏ chạy khi gặp phải một đàn chó ngao Tây Tạng hoang.
Giống chó này rất to lớn và có tính cách vô cùng hung dữ.
Năm 2016, một học giả đến từ Bắc Kinh đã chụp một loạt ảnh trên cao nguyên về sự thống trị của chó ngao Tây Tạng hoang.
Dưới sự lãnh đạo của một con đầu đàn, những con chó ngao khác đã đánh đuổi báo tuyết, cướp thức ăn của sói Tây Tạng và hết lần này đến lần khác buộc gấu nâu phải quay đầu,
Một đàn chó ngao Tây Tạng đi lạc có sức mạnh vượt cả loài sói. Sự xuất hiện của chúng đã thay đổi cục diện của các loài thú trên cao nguyên, và địa vị của báo tuyết với tư cách là vua của cao nguyên đã trở nên bấp bênh.
Một đàn chó ngao Tây Tạng đi lạc có sức mạnh vượt cả loài sói.
Tất nhiên, sự xuất hiện của những chú chó ngao Tây Tạng hoang không thể hoàn toàn đổ lỗi cho các trang trại nuôi chó ngao, ngoài ra, một phần đáng kể những chú chó ngao Tây Tạng đi lạc đến từ các gia đình chăn gia súc.
Những người chăn gia súc đã chuyển đổi từ cuộc sống du mục ban đầu sang định cư đô thị và việc mang theo những chú chó ngao Tây Tạng có vẻ không phù hợp, vì vậy những con chó ngao Tây Tạng của họ cũng bị bỏ rơi.