Ăn thịt chó là thiếu văn hóa?
Tháng năm 25, 2024
Ngồi gặm bắp ngô, nghĩ về quá trình chọn giống (artificial selection) cây ngô và một số loại ngũ cốc khác, tự nhiên mình liên hệ đến (và một số “thinker” tương tự) về việc không nên ăn thịt chó.
Trước khi phản bác kiểu tư duy này thì trước hết mình muốn nhấn mạnh góc nhìn của mình: mình không phải là người thích ăn thịt động vật, nhưng đồng thời cũng không đồng tình với việc sử dụng cách lập luận sai lầm để thiên vị việc ăn bất cứ con gì (chó mèo lợn gà…)
Trong bài viết có mấy luận điểm chính (tạm gọi thế) mà mình muốn phản bác:
1. Luận điểm về chọn giống
Ngày xưa con người chọn chó làm bạn, chọn lợn bò gà làm thức ăn vì đã thử ăn thịt tất cả các loài rồi. Người xưa chọn những loài hiện-nay-đang-được-dùng-làm-thực phẩm vì thịt của chúng ngon, nhiều và thích hợp để ăn hơn.
Kiểu lập luận này có một số sai lầm chính sau đây:
1. Assuming availability: Nghĩ rằng người xưa tại thời điểm bắt đầu chọn giống có tất cả các loài động vật xung quanh và có thể thoải mái lựa chọn 1 loài để nuôi ăn thịt, 1 loài để trông nhà. Nhưng thực tế không phải như thế. Mỗi khu vực có 1 số loài đặc trưng và phổ biến. Chẳng hạn có khu vực rất nhiều lợn, có khu vực rất nhiều gà, có khu vực rất nhiều chó. Và rất có thể, theo một cách ngẫu nhiên, khu vực đầu tiên có người chăn nuôi và chọn giống là khu vực có nhiều lợn hoặc gà.
2. Assuming rationality: Nghĩ rằng ngày xưa quá trình chọn giống diễn ra một cách chủ động và được cân nhắc kỹ càng. Khó mà có thể tin được ngày xưa vào thời điểm chọn một loài để chăn nuôi, những người với nền văn minh tiền sử và mang đầy các suy nghĩ tập tục mê tín dị đoan có thể lập ra một bảng giá trị dinh dưỡng của các loại thịt và cân nhắc một cách kĩ càng xem nên chọn chăn nuôi loài nào. Chưa kể không ai có thể biết trước là bảng giá trị đấy sẽ thay đổi thế nào sau vài trăm năm chọn giống (khi con-chó-nếu-được-dùng-làm-thực-phẩm và con lợn đã béo hơn rất nhiều so với tổ tiên trong rừng). Rất có thể người ta chỉ chọn một cách ngẫu nhiên. Hoặc có thể người ta không chọn con chó vì thờ cúng thần chó. Cứ thử nghĩ xem nếu đạo Hồi xuất hiện sớm hơn thì giờ con gì là thực phẩm =) :)) Nhiều khi quyết định ban đầu là ngẫu nhiên hoặc vì một lý do không rational nào đó nhưng lại có ảnh hưởng lâu dài do tính irreversible của quyết định.
2. Luận điểm về đạo đức
1. Thú cưng như chó mèo là bạn của con người, không ai ăn thịt bạn của mình cả. Bạn của “con người”? Please stop using such kinds of stupid generalization. Người ai, người nào? Có dân tộc/khu vực thờ, làm bạn với con nọ, có dân tộc/khu vực thích ăn con kia. Trong cùng một khu vực lại có người thích ăn con nọ, thích làm bạn với con kia. Sao phải gom cả tỷ người vào cái từ “con người” rồi áp đặt góc nhìn của cộng đồng mình cho người khác? Có người nuôi, chăm con lợn, con gà, con bò, con thỏ từ lúc nó bé đến lúc nó lớn, rồi đến bữa ăn thịt một con lợn, con gà mua ngoài chợ thì cũng là ăn thịt “bạn” à? Người đó cũng nên xồ vào nhà người khác giằng miếng đùi gà ra khỏi miệng người ta rồi bảo “đmm đừng ăn thịt bạn tao” à? Nếu có mối quan hệ tình cảm bạn bè thân thiết thì nó là với một cá thể nói riêng chứ không phải là với cả một loài nói chung. Vì thế ăn thịt một con khác cùng loài với con mình nuôi chả có tí vấn đề đạo đức nào cả. Ngay cả con người lúc cầm súng lên bắn giết nhau cũng không ai nghĩ là đang bắn giết bố mẹ bạn bè mình.
2. Chó là động vật rất trung thành và thông minh? Lại thêm 1 phát vơ đũa cả nắm nữa. Không phải con chó nào cũng trung thành và thông minh. Chắc nhiều người nuôi chó mèo cũng biết nhiều con chó con mèo ngu bỏ mẹ ra. Chưa kể ai đã đi đo độ thông minh của con lợn con bò con gà mà bảo nó ngu hơn con chó? Mà cả cái gọi là thang điểm thông minh cũng chỉ mang tính tương đối. Người ta đã nghiên cứu và chỉ ra lợn là loài thông minh và thích tự do. Nên việc nhốt một con lợn trong cái chuồng chật hẹp cả đời đến ngày chọc tiết cũng vô đạo đức chả khác gì đập chết một con chó con mèo cả. Biết đâu loài lợn sau quá trình chọn giống theo hướng thông minh và trung thành lại trông nhà/làm bạn tốt gấp mấy lần con chó?
Thế nên thôi, ăn thịt con nào thì cũng khiến con đấy phải chịu đựng đau đớn khổ sở thôi. Thế nên đừng có áp đặt góc nhìn của mình, việc mình thích ăn, quen ăn con này con nọ rồi bảo người khác mình là thiếu văn hóa, vô đạo đức. Vì nếu chịu động não mà suy nghĩ thì nếu là cùng ăn thịt thì cũng chả khác gì nhau đâu.
* Đặc biệt, các pseudo thinker nên dành thời gian trau dồi kiến thức, để viết cái gì chất lượng một tí, thay vì viết sách/blog/facebook post một cách hấp tấp rồi tạo ra những suy nghĩ lệch lạc trong những người chỉ biết đọc mà không biết “think for themselves” =)
* Bài viết trên được viết năm 2020. Dưới đây mình xin bổ sung vài điểm mà mình thấy cần làm rõ thêm, và vài điểm gần đây mình nhận ra
Phụ lục: trộm chó, cung và cầu
Có 1 luận điểm tốn khá nhiều chữ của Tony buổi sáng: ăn thịt chó là gián tiếp làm hại bọn trộm chó, khiến chúng nó bị đánh chết? Thứ nhất, luận điểm này hoàn toàn mang tính cảm xúc, điển hình của bọn đọc nhiều tin giật gân nên, về khả năng tiếp nhận thông tin, không biết phân biệt đâu là vàng đâu là phân. Mình khá chắc là không có số liệu cụ thể hay có ý nghĩa về việc: (1) tỉ lệ bị đánh trọng thương do trộm chó là cao, (2) người bắt được trộm mạnh tay hơn với bọn trộm chó so với các loại trộm khác. Thứ hai, luận điểm này chỉ có thể được đưa ra bởi một thằng không có tí hiểu biết cơ bản nào về kinh tế. Nếu thịt chó có cung cao hơn cầu, khiến bọn trộm chó sẵn sàng đánh đổi tính mạng như vậy, giá thịt chó phải rất cao. Nhưng thực tế không phải vậy. Ngoài ra, giả sử nhu cầu tiêu thụ thịt chó có cao hơn lượng cung, khiến giá thịt chó tăng và đem lại nhiều lợi nhuận. Vì thịt chó là mặt hàng không bị cấm, cung hoàn toàn có thể tăng trong khoảng thời gian ngắn để đáp ứng cầu (không mất nhiều thời gian để nuôi một đàn chó), đẩy giá thịt chó xuống và giảm incentive của bọn trộm chó.
Phụ lục: ăn thịt chó là có văn hoá*
Mình sẽ không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ việc ăn thịt chó, mà sẽ đi xa hơn bằng việc khẳng định là ăn thịt chó là một hoạt động quan trọng trong truyền thống, văn hoá Việt Nam.
Trước hết, mình muốn nói thêm về góc nhìn “chó là bạn của con người”. Nghe thì có vẻ hợp lý, nhưng thực ra đây là một góc nhìn tương đối mới. Nói chuyện với các cụ sẽ thấy đa phần họ coi con chó chỉ như các vật nuôi khác trong nhà: nuôi con chó để trông nhà, để ăn đồ thừa. Người chủ đối xử với con chó như những vật nuôi khác trong nhà. Việc nuôi chó để làm “bạn”, cùng với sự du nhập của các loại chó được chọn giống nhân tạo, không có khả năng làm gì ngoài việc làm cảnh, là một hoạt động mới, nằm ngoài truyền thống, văn hoá.
Xin được vào điểm chính, tại sao thịt chó lại là một phần của văn hoá Việt Nam? Vì ẩm thực là một phần quan trọng của văn hoá. Nhìn vào thịt chó, sẽ thấy có rất nhiều món ăn và cách chế biến phức tạp liên quan, chứng tỏ ăn thịt chó là một hoạt động ăn uống có truyền thống, có chiều sâu. Chó là một món ăn xuất hiện trong ca dao: “Con chó khóc đứng, khóc ngồi / Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng”. Ngoài ra, còn có cả những hệ thống kiêng kỵ liên quan đến thịt chó, không ít hơn những món ăn khác, ví dụ không ăn thịt chó đầu tháng. Đương nhiên, có thể coi việc kiêng kỵ này không có gì ngoài mê tín dị đoan. Nhưng cũng có thể nhìn nó dưới góc độ accumulated wisdom, được truyền lại để hạn chế việc ăn uống quá đà. Một loại thực phẩm, chỉ khi là một phần quan trọng của văn hoá, mới có nhiều thứ xoay quanh như vậy.
* Từ “văn hoá” ở đây mình dùng với nghĩa là “culture”, khác so với “thiếu văn hoá” ở trên, được dùng với nghĩa là “uncivilized”.