Tín Chỉ Carbon – niềm hy vọng cân bằng giữa Kinh tế và Môi Trường

Tháng bảy 11, 2024

Khí hậu, đặc biệt tình trạng nóng lên toàn cầu đang bị đe dọa khi số lượng khí phát thải ngày càng tăng cao (năm 2023 đạt 37.6 tỉ tấn CO2) ; song tăng trưởng kinh tế luôn là mối ưu tiên hàng đầu . Việc tăng trưởng đồng nghĩa ta phải phát thải. Để giảm thiểu điều đó, ta cần một một giải pháp cân bằng cả hai. Vì thế tín chỉ Carbon được ra đời như một giải pháp cân bằng cho cả hai bên.

Nguồn: Trong Ảnh

I. Tính “đối đầu” giữa kinh tế và môi trường trong quá khứ

1. Tương quan giữa kinh tế và năng lượng.

Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào lượng năng lượng được sử dụng phục vụ cho Kinh tế (từ tạo ra điện cho đến di chuyển) đồng thời tăng năng suất. Mối quan hệ giữa mức tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng rất rõ ràng: tiêu thụ nhiều năng lượng hơn thúc đẩy tăng trưởng GDP. Vì thế, mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng khá rõ ràng, chúng tỉ lệ thuận với nhau.

Việc tiêu thụ năng lượng góp phần tăng năng suất, cho phép sản xuất nhiều hàng hóa hơn, từ đó thúc đẩy doanh nghiệp bán được nhiều hơn và thu về lợi nhuận cao hơn. Nếu doanh nghiệp dùng tiền đó để tái đầu tư hoặc nâng cấp công nghệ, sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn và đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của kinh tế vĩ mô. Chính vì thế có thể nói, việc tiêu thụ năng lượng là một phần trong chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng của quốc gia.
Trong quá khứ, trước Cách mạng Công Nghiệp, con người có sự tăng trưởng không đáng kể một phần vì chúng ta tiêu thụ rất ít năng lượng. Rõ ràng con người và động vật là “máy móc” duy nhất trong thời kỳ này. Hoạt động kinh tế phụ thuộc vào sức mạnh của con người và nguồn năng lượng đến từ thực phẩm. Con người phải vận sức của chính mình từ trồng lúa, khai quặng, hoạt động vận chuyển phụ thuộc vào sức kéo của ngựa, lừa,.. Dẫn đến năng suất và thiếu hiệu quả, xã hội phần lớn là tầng lớp nông dân sản xuất thực phẩm cung cấp cho xã hội. Tuy nhiên, sau sự ra đời của máy móc, chúng ta được sử dụng các nguồn năng lượng khác để tiêu thụ bắt đầu là hơi nước, sau đó, là xăng dầu, và mới nhất điện. Các động cơ và máy móc cho phép chuyển đổi nguồn năng lượng lớn hơn, hiệu quả hơn. Tất nhiên, kéo theo đó là lượng năng suất được sử dụng và chuyển đổi cũng sẽ nhiều hơn, cũng như hiệu quả hơn và dĩ nhiên, quan trọng nhất là thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn.
Dĩ nhiên, trong quá khứ, nền công nghiệp của chúng ta phụ thuộc vào phần lớn từ nguồn điện than và dầu mỏ. Tất nhiên điện hóa thạch rõ ràng là ô nhiễm hơn và thải ra nhiều khí độc. Song để phục vụ cho nền công nghiệp, cũng như cho giao thông vận tải. Việc sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch là điều phải chấp nhận đánh đổi. Về sau chỉ khi điện được phát minh, chúng ta đã dần có động cơ điện, tuy nhiên, để vận hành các nhà máy điện vẫn cần phải đốt nhiên liệu hóa thạch nhằm phục vụ cho các máy phát điện, tất nhiên chúng ta vẫn phải thải khói ra môi trường. Hiện tại, với sự phát triển mạnh mẽ của kĩ thuật điện, chúng ta càng cần phải đốt nhiều nguồn năng lượng hơn để duy trì phát triển và tiếp tục tăng trưởng, dĩ nhiên là thải khói nhiều hơn. Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) cho biết ngành năng lượng Mỹ dự kiến thải ra khoảng 4.790 triệu tấn carbon dioxide (CO2) vào năm 2023, giảm 3% so với năm 2022.
Chỉ cho đến khi các nguồn nhiên liệu tái tạo được phát minh, thì tia hy vọng về tình trạng ô nhiễm của điện hóa thạch được giảm. Song, tới hiện tại, nguồn điện tái tạo vẫn chỉ chiếm một số ít. Vì thế, rõ ràng trong vấn đề năng lượng, chúng ta đã phải chấp nhận đánh đổi lấy kinh tế, bỏ môi trường.
2. Thành phố – lợi kinh tế, song cũng hại môi trường.
Sự phát triển của các nhà máy và các ngành Công nghệp tạo điểm làm việc lí tưởng thu hút hàng ngàn người đổ về để làm việc trong các nhà máy – những chiếc “máy” phát thải tạo thành những thành phố sản xuất. Có thể kể đến Manchester – thành phố công nghiệp đầu tiên trên Thế giới. Dân số ban đầu chỉ vỏn vẹn 10.000 dân, thế nhưng khi sự kết thúc của Cách mạng Công nghiệp vào năm 1850, con số dân cư ở đây đã tăng trưởng đến con số 400,000 người. Với dân số đông đúc và hạ tầng được đầu tư như tuyến đường sắt nối với Liverpool đã thúc đẩy Manchester phát triển và đưa thành trung tâm công nghệ đầu tiên và thúc đẩy sức mạnh kinh tế của nước Anh.

“Manchester was a flourishing but small market town before the Industrial Revolution, with a population of fewer than ten thousand people at the start of the 18th century…. By the end of the first Industrial Revolution in 1850, Manchester was home to some 400,000 people. “ (FOLLETT, 2021)
Vậy các thành phố – những đầu tàu kinh tế tác động đến môi trường như thế nào? Đầu tiên các thành phố tạo ra số lượng phát thải lớn, chiếm tới 70% lượng phát thải toàn cầu với giao thông và các tòa là nguồn đóng góp lớn nhất. Điều này đồng nghĩa là lượng phát thải từ thành phố trong năm 2023 chiếm đến 26.18 tỉ tấn trong năm 2023. Để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cho hàng triệu người thì việc đáp ứng đầy đủ năng lượng là một điều cần thiết. Việc này tất nhiên cũng đưa đến cần sử dụng nhiều năng lượng hơn và dĩ nhiên, lại phát thải nhiều hơn. Tất nhiên, với các thành phố có sự phát triển mạnh về phương tiện công cộng hay có nhiều mảng xanh, cũng đóng góp việc giảm một phần phát thải.
Vấn đề của thành phố đồng thời còn đến từ rác thải, làm thế nào để đảm bảo xử lí rác thải và tránh gây ô nhiễm luôn là vấn đề gây đau đầu? Đặc biệt là khi chúng ta đang đối mặt nhiều hơn với tình trạng rác thải “trắng”.

II. Tín chỉ Carbon tạo ra sự cân bằng như thế nào cho cả môi trường lẫn Kinh tế?

1. Tại sao Tín chỉ Carbon cho phép môi trường tham gia vào lĩnh vực kinh tế?
Tín chỉ Carbon đưa ra sự cân bằng cho kinh tế và môi trường. Cho phép môi trường tham gia vào lĩnh vực kinh tế, thành nguồn động lực thúc đẩy giảm phát thải. Tín chỉ Carbon hoạt động giống như một giấy phép phát thải. Khi một công ty, cá nhân, tổ chức sỡ hữu tín chỉ Carbon đồng nghĩa họ được phép phát thải một tấn Carbon. Điểm giúp tín chỉ Carbon mang tính kinh tế là tín chỉ Carbon có thể bán trên thị trường Carbon. Năm 2023, Việt Nam đã bán 10 triệu tín chỉ Carbon từ rừng với giá 5$/tín chỉ.
Song tín chỉ Carbon được tạo ra thế nào? Tín chỉ được tạo ra bằng nhiều cách. Cách đơn giản nhất, trồng rừng, cây hấp thụ Carbon từ khí quyển và lưu trữ chúng trong đất, từ đó giúp bù trừ Carbon hay tạo ra tín chỉ Carbon. “Rễ cho phép đất thu giữ carbon – thành phần của khí nhà kính làm ấm hành tinh, gây biến đổi khí hậu.
Thông qua dịch tiết của rễ (root exudation), quá trình rễ hô hấp và chết đi, rễ cây có thể “xuất khẩu” vào lòng đất từ 17-40% tổng lượng carbon được tạo ra từ quang hợp, tức là quá trình lá cây thu khí carbonic từ khí quyển và thải ra khí oxy.
Theo một nghiên cứu năm 2022 do Đại học Birmingham (Anh) và Đại học Bergen (Na Uy) dẫn đầu, lượng khí carbonic trong khí quyển tăng lên sẽ khiến cây cối phát triển những bộ rễ dài hơn và nhiều hơn.
Bằng cách hấp thụ và lưu trữ nhiều carbon hơn, dường như giới thực vật đang và sẽ trông chừng con người chúng ta đến khi nào chúng còn có thể.” (KHÁNH YÊN, LÊ MY, 2024)
Một cách khác được áp dụng tại các có thị trường là chính phủ sẽ giới hạn, hoặc “cấp phép” cho cách ngành mức phát thải cho phép. Khi các doanh nghiệp phát thải dưới mức này, họ sẽ được đánh giá và cấp tín chỉ Carbon, có thể giữ phục vụ cho tương lai hoặc đem bán cho các doanh nghiệp phát thải quá mức. Đối với các doanh nghiệp phát thải quá mức họ phải chọn giữ mua các Tín chỉ hay đầu tư các dự án phát thải, hoặc là đóng phạt.
Tín chỉ Carbon cũng có thể tạo ra thông qua các dự án giảm phát thải như điện tái tạo, sử dụng năng lượng hiệu quả hơn và thu giữ Carbon về Meetan. Sau đó các tổ chức như sẽ tiến hành đo lường và xác minh dự án; sau đó tiến hành cấp chứng chỉ dựa trên mức phát thải giảm được.
Nguồn: Carboncredits.com

Nguồn: Carboncredits.com
Tín chỉ Carbon giúp cân bằng như thế nào? Bằng việc tạo ra các tín chỉ Carbon và cho phép mang các giá trị kinh tế, dần dần đã thu hẹp được khoảng cách giữa môi trường và kinh tế, đưa việc bảo vệ môi trường dần thành động lực mới. Việc đầu tư vào sự phát triển của các dự án bảo vệ môi trường trong tương lai có thể trở thành nguồn lợi mới cho các doanh nghiệp, tổ chức tương tự như đầu tư vào mở rộng hay phát triển nhà máy. Thậm chí nếu có thể, tín chỉ Carbon còn dần đóng góp vào sự cấu trúc doanh thu của một doanh nghiệp. Ví dụ tốt nhất là Tesla.Tesla, nhà sản xuất ô tô điện, đã bán tín dụng carbon cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống với số tiền 518 triệu USD chỉ trong quý đầu tiên của năm 2021.

2. Carbon có thể tạo ra thay đổi cho việc sử dụng tài nguyên rừng?

Đồng thời, sự phát triển tín chỉ Carbon còn là điểm sáng mang lại thêm nguồn tài nguyên mới cho rừng. Giai đoạn trước, rừng – luôn là mục tiêu cho khai thác phục vụ kinh tế như khai thác gỗ, sản vật,… Thì tại giai đoạn này, về mặt đã đưa sự tồn tại của rừng có giá trị về mặt Kinh tế bằng cách khai thác tín chỉ Carbon. Các khu rừng già và rừng ngập mặn với khả năng với khả năng hấp thụ Carbon tốt hơn có thể vừa đóng góp các giá trị to lớn về mặt sinh thái, sinh học, lại đóng góp mạnh mẽ vào giá trị kinh tế (Một tín chỉ từ rừng thu về 5 USD). Bhutan là một trong những quốc gia hưởng lợi từ rừng của quốc gia mình, quốc gia này phủ xanh đến 70% đất nước và theo tính toán là có thể trữ được 17 triệu tấn.
Nhìn vào quá khứ, sự phát triển của chúng ta được xây dựa trên một phần phá hủy đi hệ sinh thái và môi trường. Khó có thể nói tín chỉ Carbon có thể hoàn thành được nhiệm vụ của nó hay không. Song từ những phát kiến mới này, chúng ta có một tia để hy vọng vào một tương lai vẫn giữ mức phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ, trong khi vẫn có thể bảo vệ hệ sinh thái. Vậy liệu nếu đi đúng đắn, chúng ta sẽ có một tương lai mới vì môi trường?
Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết. Cảm ơn mọi người đã dành thời gian đọc bài viết của mình.
Bài viết đáng để tham khảo:
Trích nguồn:
1. Yuval N. Harari ( Tái bản 2023), Sapiens: Lược sử loài người, Việt Nam: Công ty cổ phần Sách Omega Việt Nam – Nhà xuất bản Tri Thức, 432 – 436.
2. . (n.d.). The Ultimate Guide to Understanding Carbon Credits.
3. FOLLETT, C. (2021, Feburary 18). Centers of Progress, Pt. 22: Manchester (Industrialization).
4. KHÁNH YÊN, LÊ MY. (2024). Năm đô la một tín chỉ là mắc hay rẻ? <https://tuoitre.vn/nam-do-la-mot-tin-chi-carbon-la-mac-hay-re-20240314110057439.htm>
5. Todd Moss, Jacob Kincer. (2023, March 07). How does energy impact economic growth? An overview of the evidence.
6. UNEP. (n.d.). Cities and climate change. <>

Anh chị cần mua bàn ghế ăn gia đình thì tham khảo trang này bên em với nhé này ạ. Xin cảm ơn.