Chiến lược hóa cuộc đời
Tháng bảy 14, 2024
Trong thời kỳ khủng hoảng, nhiều người trong số chúng ta hay suy ngẫm những câu hỏi hiện sinh về sức khỏe, sự an toàn, mục đích, sự nghiệp, gia đình, và di sản để lại. Tuy nhiên, những suy ngẫm như vậy lại thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Các áp lực của cuộc sống hàng ngày như công việc, học tập, tài chính, sức khỏe, quan hệ xã hội… đều có thể khiến chúng ta bị quá tải, dẫn đến việc ta có ít thời gian hơn trong việc suy nghĩ về dài hạn và những gì chúng ta đang phấn đấu để hướng tới. Kết quả là, khi phải đối mặt với những quyết định lớn và nhỏ trong cuộc đời, chúng ta không có gì để dẫn lối mình ngoài cảm xúc và trực giác.
Tương tự với nhiều tập đoàn, việc vận hành một doanh nghiệp mà không có bất kỳ chiến lược nào hiển nhiên sẽ nhanh chóng gặp thất bại. Với tư cách là đối tác tư vấn đã giúp các tổ chức xây dựng nên mô hình phát triển hiệu quả cho công ty nhờ sử dụng tư duy chiến lược. Họ thắc mắc rằng, liệu ta có thể áp dụng tư duy chiến lược để giúp các cá nhân thiết kế tương lai tốt đẹp hơn cho chính họ không?
Câu trả lời là có, và kết quả là các tư vấn viên gồm Rainer Strack, Susanne Dyrchs và Allison Bailey đã phát triển một chương trình có tên gọi là Chiến Lược Hóa Cuộc Đời. Họ đã kiểm tra với hơn 500 người khác nhau – từ học sinh, sinh viên, chuyên viên, lao động trung niên đến các quản lý, lãnh đạo cấp cao, thành viên hội đồng quản trị, và cả người về hưu – để giúp họ phát triển chiến lược cuộc đời của riêng mình.
Lập chiến lược cuộc đời là việc bạn có thể thực hiện ở bất kỳ giai đoạn nào. Tuy nhiên, một số thời điểm có thể thích hợp hơn để bạn nhìn nhận và định hướng lại bản thân, như sau khi tốt nghiệp, bắt đầu công việc đầu tiên, thăng chức, sống tự lập,… Hoặc sau những biến cố quan trọng như phát hiện bệnh hiểm nghèo, ly hôn, mất việc, khủng hoảng tuổi trung niên, hay sự ra đi của người thân yêu.
Có một chiến lược cuộc đời sẽ giúp bạn định hướng tốt hơn trước những thay đổi và thử thách, rèn luyện tính bền bỉ, tìm được nhiều niềm vui, và hạnh phúc hơn trong khi giảm thiểu việc bị stress. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cách để xây dựng chiến lược cho riêng mình.
Những sự tương đồng đến bất ngờ
Mặc dù mỗi dự án chiến lược của các tập đoàn đều mang tính độc đáo riêng, tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm từ hơn 100 chiến lược đã được triển khai thành công cho các tổ chức lớn, có thể nhận thấy một số điểm chung nhất định trong quy trình xây dựng chiến lược. Các chuyên gia thường áp dụng mô hình bảy bước, trong đó mỗi bước tương ứng với một câu hỏi:
1. Cách một tổ chức xác định về sự thành công?
2. Mục đích của họ là gì?
3. Tầm nhìn của họ là gì?
4. Họ đánh giá những danh mục đầu tư như thế nào?
5. Họ có thể học được gì từ các tiêu chuẩn?
6. Những lựa chọn đầu tư nào họ có thể thực hiện?
7. Làm thế nào để đảm bảo sự thay đổi thành công và lâu dài?
2. Mục đích của họ là gì?
3. Tầm nhìn của họ là gì?
4. Họ đánh giá những danh mục đầu tư như thế nào?
5. Họ có thể học được gì từ các tiêu chuẩn?
6. Những lựa chọn đầu tư nào họ có thể thực hiện?
7. Làm thế nào để đảm bảo sự thay đổi thành công và lâu dài?
Những bước trên đều có thể dễ dàng áp dụng với từng cá nhân:
1. Cách ta xác định một cuộc sống tốt đẹp?
2. Mục đích sống của ta là gì?
3. Tầm nhìn của ta là gì?
4. Ta đánh giá những danh mục sống như thế nào?
5. Ta có thể học được gì từ tiêu chuẩn sống?
6. Những lựa chọn nào ta có thể thực hiện?
7. Làm thế nào để đảm bảo sự thay đổi cuộc sống thành công và lâu dài?
2. Mục đích sống của ta là gì?
3. Tầm nhìn của ta là gì?
4. Ta đánh giá những danh mục sống như thế nào?
5. Ta có thể học được gì từ tiêu chuẩn sống?
6. Những lựa chọn nào ta có thể thực hiện?
7. Làm thế nào để đảm bảo sự thay đổi cuộc sống thành công và lâu dài?
Knowing the right question is much harder than having the answer.
Cũng như một chiến lược tập đoàn là tập hợp các lựa chọn nhằm đưa một công ty đến thành công, một chiến lược cuộc đời là tập hợp các lựa chọn nhằm giúp mỗi cá nhân hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Bạn có thể nghĩ rằng ta không thể cứ chuyển hóa các khái niệm từ doanh nghiệp sang cuộc sống được. Vào những năm 1960, đã từng có những quan ngại tương tự trong việc áp dụng ý tưởng chiến lược từ lĩnh vực chính trị và quân sự sang lĩnh vực kinh doanh. Nhiều người còn cho rằng, những ý tưởng chiến lược nói trên không dành cho việc kinh doanh. Vì một trong những lý do là chúng có bản chất khác biệt rõ rệt. Kinh doanh tập trung vào lợi nhuận, cạnh tranh và tạo ra giá trị cho khách hàng, trong khi chính trị và quân sự tập trung vào quyền lực, lãnh thổ và sức ảnh hưởng. Dù vậy, theo thời gian, nhiều người nhận ra rằng những nguyên tắc cơ bản của chiến lược vẫn có thể hữu ích ở bất kỳ lĩnh vực nào, kể cả kinh doanh và cả việc áp dụng với cuộc sống.
Lấy ví dụ, trong cuốn sách (Designing Your Life), hai tác giả Bill Burnett và Dave Evans của Đại học Stanford đã biến lối tư duy thiết kế vốn dùng trong lĩnh vực phát triển phần mềm để giúp các cá nhân thiết kế sự nghiệp và cuộc sống của mình.
Lấy ví dụ, trong cuốn sách (Designing Your Life), hai tác giả Bill Burnett và Dave Evans của Đại học Stanford đã biến lối tư duy thiết kế vốn dùng trong lĩnh vực phát triển phần mềm để giúp các cá nhân thiết kế sự nghiệp và cuộc sống của mình.
Ông Rainer Strack – một trong ba vị tư vấn viên được đề cập từ trước – đã dành hơn một nửa cuộc đời mình làm việc tại Công ty tư vấn BCG (Boston Consulting Group), thực hiện vô vàn dự án chiến lược cho khách hàng. Ông đã học Khoa học vật lý quản lý (Physics at management), và ở trong vật lý lẫn ngoài cuộc sống, ta có thể khám phá ra nhiều insight (góc nhìn) từ việc sử dụng phương pháp của lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Ví dụ như vận dụng Cơ học chất lỏng sang nghiên cứu luồng giao thông, ta có thể dự đoán được hiện tượng kẹt xe. (Thực tế vẫn thường phức tạp nên đòi hỏi kết hợp phương pháp từ nhiều nguồn chứ không chỉ từ Cơ học chất lỏng).
Chiến Lược Hóa Cuộc Đời là nỗ lực của ông Rainer cùng các đồng nghiệp làm điều tương tự với tư duy chiến lược theo cách cụ thể, từng bước một. Họ tin rằng nó có thể dẫn bạn đến với nhiều góc nhìn mới mẻ hơn trong cách xác định một cuộc sống tốt đẹp và tìm được nó.
Khác với đa số sách self-help, chúng ta sẽ không được giới thiệu một con đường lý tưởng để dẫn đến hạnh phúc hay sự hài lòng trong cuộc sống. Bởi mỗi con người là độc nhất, ta sẽ cần một công cụ để tự tìm ra hướng đi của bản thân qua 7 bước chiến lược cuộc đời. Đầu tiên, ta sẽ xác định thế nào là một cuộc sống lý tưởng với mình. Tiếp theo, ở bước 2, ta sẽ phác thảo mục đích sống; tại bước 3, ta sẽ xây dựng tầm nhìn cho cuộc đời. Bước 4 là phân tích cách ta sử dụng 168 giờ trong một tuần, và bước 5 sẽ liên quan đến việc đặt ra các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hài lòng trong cuộc sống. Sang bước 6, ta sẽ tổng hợp lại kết quả từ 5 bước trên và xác định những lựa chọn, thay đổi tiềm năng trong cuộc sống. Cuối cùng, ở bước 7, bạn sẽ lập ra kế hoạch để biến từ lựa chọn sang hành động. Việc ghi chú lại qua từng bước cũng là điều rất nên làm, bởi đến cuối cùng, bạn có thể viết phiên bản chiến lược đầu tiên của mình vào một trang giấy duy nhất.
Thực hiện cả quá trình này trông có vẻ sẽ rất mệt mỏi, nhưng thực tế thì bạn sẽ chỉ mất vài giờ đồng hồ mà thôi. Việc này có lẽ không hề đơn giản. Nhưng cũng đừng vội bỏ cuộc, vì câu trả lời bạn mà bạn sắp khám phá ra sẽ rất xứng đáng. Dù sao đi nữa, điều gì quan trọng hơn cuộc đời của chính bạn chứ?
Tất cả bắt đầu từ câu hỏi đơn giản mà sâu sắc:
1. Cách ta xác định một cuộc sống tốt đẹp?
Điểm khởi đầu trong chiến lược của bất kỳ tập đoàn nào là xác định những thước đo cơ bản cho sự thành công. Ví dụ như, tổ chức này có muốn chiến lược của mình tập trung vào doanh thu, lợi ích cổ đông, hay tác động tích cực cho xã hội không?
Vậy những thước đo đúng đắn cho cuộc đời của một cá nhân là gì? Các tiêu chuẩn và địa vị xã hội thường sẽ khiến cho ta nghĩ rằng thành công được xác định qua tiền bạc, danh tiếng và quyền lực. Thực tế các nghiên cứu [1] đã chỉ ra rằng tiền bạc quả thật giúp ta hạnh phúc hơn, nhưng sẽ chỉ tới khi các nhu cầu sống cơ bản được đáp ứng. Sau đó, tác động của tiền đối với hạnh phúc sẽ giảm dần và thậm chí là dừng lại do quy luật hiệu suất giảm dần (Law of Deminishing Returns).
Có nghiên cứu khác cho biết, hầu hết chúng ta đang trong hiện tượng gọi là “hedonic treatmill” (tạm dịch: Guồng quay khoái lạc). Tức là khi ta được tăng lương, thăng tiến, hay mua một thứ nào đó khiến ta sung sướng, chúng ta quay về với mức độ hạnh phúc ban đầu. Và rồi, ta còn có cả so sánh xã hội – dù bạn có đạt được thành tựu gì, sẽ luôn có người giàu hơn, nổi tiếng hơn hoặc quyền lực hơn bạn.
Người Hy Lạp cổ đại quan niệm về một cuộc sống tốt đẹp có hai chiều kích chính (hai yếu tố chính): hedonia (tập trung vào khoái lạc) và eudaimonia (tập trung vào các đức tính và ý nghĩa cuộc sống). Các học giả ngày nay thì đã chỉ ra được tầm quan trọng của quan hệ xã hội. Chẳng hạn như một nghiên cứu [2] với hơn 27,000 người ở châu Á đã tìm ra được mối tương quan chặt chẽ giữa việc kết hôn với mức độ hài lòng trong cuộc sống. Một nghiên cứu khác [3] thì theo dõi 268 sinh viên nam của Đại học Harvard từ năm 1938 đến nay, và được mở rộng để theo dõi vợ và con cái của họ đã phát hiện ra rằng các mối quan hệ ý nghĩa chính là yếu tố then chốt dẫn đến hạnh phúc lâu dài.
Một mô hình tổng hợp được các yếu tố trên – hưởng thụ (hedonic), sống có ý nghĩa (eudemonic), và mối quan hệ (relational) – được gọi là mô hình PERMA. Giới thiệu bởi Martin Seligman, founder của PositivePsychology và là giáo sư từ Đại học Pennsylvania trong cuốn sách xuất bản năm 2011 của mình, Flourish – Thăng Hoa. Về sau, các nhà nghiên cứu khác đã phát triển mô hình thêm thành PERMA-V, tức, đại diện cho:
Positive emotions – Cảm xúc tích cực (cảm giác thường xuyên hài lòng và mãn nguyện)
Engagement – Sự say mê (rơi vào trạng thái flow, quên mất thời gian)
Relationships – Mối quan hệ (tình cảm, săn sóc, hỗ trợ và yêu thương lẫn nhau)
Meaning – Ý nghĩa (góp phần xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn)
Achievement – Thành tựu (hướng tới thành công hoặc sự thành thạo, hoàn thành mục tiêu)
Vitality – Sức sống (khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng)
Engagement – Sự say mê (rơi vào trạng thái flow, quên mất thời gian)
Relationships – Mối quan hệ (tình cảm, săn sóc, hỗ trợ và yêu thương lẫn nhau)
Meaning – Ý nghĩa (góp phần xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn)
Achievement – Thành tựu (hướng tới thành công hoặc sự thành thạo, hoàn thành mục tiêu)
Vitality – Sức sống (khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng)
Để quyết định điều gì làm nên cuộc sống tuyệt vời cho bạn, hãy bắt đầu bằng từng thành phần một trong PERMA-V. Sau đó, chấm điểm từng thứ trên theo mức độ quan trọng với bạn từ 0 (không quan trọng) tới 10 (rất quan trọng). Thử nhớ lại về những khoảng thời gian bạn cảm thấy cực kỳ hài lòng trong quá khứ và suy nghĩ xem điều gì đã kích hoạt những cảm xúc đó.
Trong bước đầu tiên của dự án chiến lược, các chuyên gia thường tiến hành phân tích toàn diện tình hình hiện tại. Vì vậy, bạn cũng nên đánh giá mức độ hài lòng hiện tại của mình với từng thành phần của PERMA-V theo thang điểm từ 0 (không hoàn toàn hài lòng) tới 10 (cực kỳ hài lòng). Việc đánh giá nhanh này sẽ cung cấp cho bạn một ý tưởng sơ bộ về cách bạn xác định một cuộc sống tốt đẹp, cũng như là những ý tưởng đầu tiên về những gì bạn cần thay đổi.
2. Mục đích sống của ta là gì?
Để một chiến lược tập đoàn thành công, nó cần phải được neo vào mục đích của tổ chức, tức là nơi giao nhau của, Thứ gì họ giỏi? và Thứ gì thế giới này cần? Rồi sau đó sẽ tính đến, Những giá trị của họ là gì? và Điều gì làm họ phấn khích? Bằng việc sử dụng các câu hỏi trên, các chuyên gia đã giúp nhiều công ty ở khắp nơi trên thế giới phát triển sứ mệnh của họ. Một sứ mệnh sẽ đóng vai trò như kim chỉ nam cho tổ chức.
Những câu hỏi tương tự có thể được dùng để tìm mục đích sống của bạn. Hãy thử hỏi bản thân, Mình giỏi điều gì? Nghĩ về những tình huống ở trường học, trong công việc, hay ở các lĩnh vực khác của cuộc sống nơi bạn đã thể hiện được các thế mạnh quan trọng như sự sáng tạo, kỹ năng giao tiếp hay teamwork. Sau đó hỏi, Các giá trị cốt lõi của mình là gì? Nghĩ về những quyết định quan trọng bạn đã thực hiện, hay những nguyên tắc mà bạn xem trọng, những thứ đã định hướng cho bạn, chẳng hạn như sự trung thực, công bằng, hay chính trực. Sẽ có nhiều danh sách [4] và các bài kiểm tra để giúp bạn tìm và suy nghĩ về những giá trị quan trọng của bạn.
Câu hỏi tiếp theo, Những hoạt động nào khiến bạn thấy hứng thú? Có lẽ câu trả lời sẽ bao gồm việc cố vấn, giải quyết vấn đề hay tiếp xúc với nhiều kiểu người khác nhau. Và cuối cùng, Ta có thể làm điều gì để giúp thế giới? Nó có thể là một trong [5] của Liên Hợp Quốc hoặc là sẽ tổng quát hơn như tình yêu, lòng tốt, sự tin tưởng, hoặc an ninh.
Những câu hỏi tương tự có thể được dùng để tìm mục đích sống của bạn. Hãy thử hỏi bản thân, Mình giỏi điều gì? Nghĩ về những tình huống ở trường học, trong công việc, hay ở các lĩnh vực khác của cuộc sống nơi bạn đã thể hiện được các thế mạnh quan trọng như sự sáng tạo, kỹ năng giao tiếp hay teamwork. Sau đó hỏi, Các giá trị cốt lõi của mình là gì? Nghĩ về những quyết định quan trọng bạn đã thực hiện, hay những nguyên tắc mà bạn xem trọng, những thứ đã định hướng cho bạn, chẳng hạn như sự trung thực, công bằng, hay chính trực. Sẽ có nhiều danh sách [4] và các bài kiểm tra để giúp bạn tìm và suy nghĩ về những giá trị quan trọng của bạn.
Câu hỏi tiếp theo, Những hoạt động nào khiến bạn thấy hứng thú? Có lẽ câu trả lời sẽ bao gồm việc cố vấn, giải quyết vấn đề hay tiếp xúc với nhiều kiểu người khác nhau. Và cuối cùng, Ta có thể làm điều gì để giúp thế giới? Nó có thể là một trong [5] của Liên Hợp Quốc hoặc là sẽ tổng quát hơn như tình yêu, lòng tốt, sự tin tưởng, hoặc an ninh.
Không những thế, bạn còn có thể hỏi thêm từ bạn bè, gia đình những thế mạnh bạn có là gì, những giá trị nào bạn đang theo đuổi, những gì khiến bạn thích thú, và bạn có thể giúp ích gì cho người khác.
Viết câu trả lời của chính bạn và mọi người để phác thảo nên sứ mệnh của bạn, rồi tìm phản hồi từ người khác với sứ mệnh đó. Bạn cũng có thể sử dụng cách thú vị khác là hỏi ChatGPT. Sử dụng câu trả lời từ 4 câu hỏi trên làm đầu vào để giúp bạn phát triển nên sứ mệnh cho mình.
Nếu bạn có thấy hoang mang hay rắc rối, thì sau đây là ví dụ từ Joudi – một người tị nạn người Kurd gốc Syria hiện đang sinh sống tại Đức. Sau khi đã thực hiện qua các bước trên, anh ấy đã xác định thế mạnh của mình là tham vọng, nhiệt huyết và thèm khát tri thức. Các giá trị cốt lõi là công lý, hòa bình, gia đình và lòng từ thiện. Anh ấy cũng nói mình thường trở nên hào hứng trước sự đổi mới, đặc biệt trong lĩnh vực phẫu thuật thần kinh và kinh doanh. Đối với những nhu cầu cấp bách của thế giới mà anh muốn góp phần giải quyết, Joudi đã nêu ra được chăm sóc sức khỏe, thúc đẩy tự do và giảm bất bình đẳng. Cuối cùng, anh ấy đã viết ra tuyên bố sứ mệnh của mình: “Duy trì niềm đam mê với y học, sẵn sàng học hỏi, có tinh thần khởi nghiệp, kiên định để thúc đẩy đổi mới trong y tế và tạo ra quyền tiếp cận công bằng với chăm sóc sức khỏe cho mọi người.”
Sẽ còn nhiều cách khác để bạn tìm ra mục đích sống cho bản thân. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là dành cho mình thời gian và tìm cách thức để làm nó. Người có sẵn mục đích sống trước đó, sau khi trải qua các bước đã phần nào củng cố thêm mục đích của mình. Người khác thì lại có khoảnh khắc bất ngờ vì cuối cùng cũng hiểu được mình nên làm cái gì. Mục đích sống dẫn lối cho chiến lược của bạn.
3. Tầm nhìn của ta là gì?
Bước tiếp theo trong việc xây dựng một chiến lược chính là đặt ra tầm nhìn cho tương lai. Các nhóm lãnh đạo thường được hỏi xem họ muốn tổ chức của mình đạt được gì trong 5 đến 10 năm sau, xét về những khía cạnh như sự đổi mới, tăng trưởng, danh mục sản xuất, sự hiện diện trên thị trường,… Các nhà tư vấn cũng thường hỏi như, Tiêu đề bài báo nào về công ty mình mà các vị muốn đọc trong 10 năm nữa?
If you do not know which port you are sailing to, no wind is favorable.
Các cá nhân cũng nên cố gắng hình dung kiểu người mà mình muốn trở thành trong nhiều năm tới. Đồng thời, bạn cũng cần duy trì tinh thần cởi mở trước những sự bất ngờ và may mắn. Vị triết gia Chủ nghĩa Khắc kỷ Seneca cũng nói rằng: “May mắn là điều xảy ra khi sự chuẩn bị gặp được cơ hội”. Chiến lược hóa cuộc đời chính là sự chuẩn bị.
Vậy nên, hãy tự hỏi: Câu chuyện nào về bản thân mà tôi muốn kể cho mọi người sau 5 đến 10 năm nữa? Tôi sẽ làm gì nếu như tiền bạc không phải là vấn đề? Điều gì mà bản thân tôi năm 80 tuổi sẽ không muốn bỏ lỡ trong cuộc sống? Mục đích sống và các thế mạnh của bạn cũng có thể kích hoạt một số ý tưởng về tầm nhìn.
Trong cả chiến lược kinh doanh lẫn cuộc đời của một cá nhân, một tầm nhìn sẽ cho bạn được sự tập trung. Sứ mệnh bạn viết ra trước đó có thể khá tổng quát, nhưng tầm nhìn của bạn thì nên cụ thể và rõ ràng hơn.
Bạn có thể sẽ kết thúc bằng một danh sách ngắn các điểm chính, hay một tóm tắt về tầm nhìn của bạn. Bất kể bạn diễn đạt thế nào, một tuyên bố tầm nhìn có thể sẽ rất mạnh mẽ trong việc dẫn lối cuộc đời bạn.
Một ví dụ mà ông Rainer Strack rất yêu thích chính là về một đồng nghiệp của ông – anh Sebastian khi ở tuổi 14. Sau một kết quả kiểm tra toán tệ hại, giáo viên của anh đã mắng rằng, “Dạy học cho cậu thật là phí thời gian” và cảnh báo rằng anh sẽ không bao giờ tốt nghiệp được THPT. Những năm sau, Sebastian ghi nhớ điều đấy trong lòng, anh bỏ học và đi làm thợ xây. Cuối cùng, bằng cách nào đó, anh đã quyết định thay đổi và bắt đầu bằng tuyên bố tầm nhìn của mình: “Tôi sẽ vào đại học, lấy bằng tiến sĩ và sau đó đến gặp lại giáo viên toán của mình năm xưa trong vòng 10 năm tới.” Sebastian đã làm đúng như vậy, anh tốt nghiệp loại xuất sắc cùng với bằng tiến sĩ kinh tế học, và 10 năm tiếp theo anh đã trở thành giám đốc điều hành kiêm đối tác tại BCG.
4. Ta đánh giá những danh mục sống như thế nào?
Các công ty thường sử dụng phân tích danh mục để đánh giá các đơn vị kinh doanh của họ dựa trên các tham số quan trọng như tăng trưởng thị trường hoặc thị phần và quyết định đầu tư vốn. BCG được biết đến nhiều bởi ma trận tăng trưởng và thị phần 2×2. (Ma trận BCG) [6]
Nhưng điều gì sẽ tương tự như các đơn vị kinh doanh trong cuộc sống? Các chuyên gia đã tập trung vào 6 khía cạnh chiến lược cuộc đời (SLA): mối quan hệ; cơ thể, tâm trí, và tâm linh; cộng đồng và xã hội; công việc, học tập và tài chính; sở thích và giải trí; và chăm sóc cá nhân. Sau đó họ chia cả 6 SLA thành 16 đơn vị chiến lược cuộc đời (SLU).
SLA: Strategic life areas SLU: Strategic life units.
Và điều gì tương tự với vốn đầu tư trong cuộc sống? Là thời gian, năng lượng và tiền bạc. Một tuần có 168 giờ. Bạn sử dụng chúng như thế nào? Có thể là với người thân, gia đình, công việc, thể thao, hoặc giấc ngủ…
Nhìn lại năm cũ, bao gồm cả các ngày nghỉ lễ, và đánh giá xem bạn đã dành bao nhiêu thời gian cho từng yếu tố một trong 16 SLU trên vào một tuần. Khi một hoạt động nằm xen lẫn giữa hai yếu tố, thì ta nên chia thời gian giữa chúng ra. Ví dụ như bạn dành 1 giờ mỗi tuần để chạy bộ cùng người thân, hãy chia ra 30 phút cho SLU bạn đời và 30 phút còn lại cho SLU sức khỏe thể chất/thể thao. Tiếp theo, đánh giá tất cả 16 SLU theo thang điểm từ 0 đến 10 dựa vào mức độ quan trọng với bạn. Sau đó đánh giá mức độ hài lòng bạn thấy từ mỗi yếu tố trên cùng thang điểm. (Bước này đi sâu hơn một bậc so với bài tập PERMA-V trước đó).
Bây giờ hãy vẽ ra biểu đồ 2×2 của riêng bạn (với kích cỡ lớn), ông Rainer Strack và mọi người gọi đó là Danh mục Chiến lược Cuộc đời. Nhưng thay vì so sánh tăng trưởng với cổ phiếu, bạn sẽ đặt mức quan trọng của từng yếu tố trong SLU vào trục y và mức độ hài lòng chúng mang lại vào trục x. Vẽ từng SLU thành hình một bong bóng sao cho kích thước của bong bóng gần bằng tỷ lệ với phần trăm thời gian bạn dành cho nó trong một tuần.
Ở góc phía trên bên trái, bạn sẽ thấy các SLU cho mức quan trọng cao và mức hài lòng thấp. Đây là những lĩnh vực có tính cấp thiết cao, bởi vì bạn thực sự quan tâm đến những hoạt động này nhưng lại không dành đủ sự tập trung để tận dụng tối đa chúng. Các SLU ở góc trên bên phải cũng đáng được chú ý: Bạn nên tiếp tục dành nhiều thời gian và năng lượng cho những hoạt động quan trọng nhất và mang lại sự hài lòng cao nhất, đồng thời dành ra ít hơn vào những hoạt động bên dưới (góc trái và phải).
Cuối cùng, nhìn vào biểu đồ 2×2 của bạn và tự hỏi: Liệu danh mục các SLU hiện tại có đặt bản thân mình trên đúng hướng để hỗ trợ cho mục đích lẫn đạt được tầm nhìn hay không? Liệu nó có đưa tôi gần hơn với điều mà tôi gọi là cuộc sống tốt đẹp không? Tôi có thể tiết kiệm và phân bổ lại thời gian của mình như thế nào? Cũng giống như chiến lược cho tập đoàn, bạn nên đặt một vài sự ưu tiên – thay vì là một kế hoạch chi tiết – cho việc đầu tư thời gian, năng lượng và tiền bạc.
Anh Toni, một kĩ sư, sau khi đã hoàn thành bài tập này, đã thấy được 4 lĩnh vực cần được cải thiện nhanh ở góc trên bên trái: bạn đời (vì anh ấy không có), sức khỏe tinh thần/mindfulness, tương tác xã hội và giáo dục/học tập. SLU của anh ấy về công việc/sự nghiệp chia ra giữa 2 góc trên, và anh ấy đã dành quá nhiều thời gian vào giải trí trực tuyến, như được thấy đặt ở góc dưới bên phải. Tất cả đã trở nên rõ ràng hơn cho Toni về những thứ anh cần thay đổi.
5. Ta có thể học được gì từ các tiêu chuẩn sống?
Trong hầu hết các dự án chiến lược tập đoàn, các tư vấn viên thường thực hiện phân tích đo lường chuẩn nhất và phương pháp thực hành tốt nhất để hiểu được những gì họ có thể học được từ các công ty hàng đầu. Chúng ta cũng có thể áp dụng phương thức này cho các cá nhân bằng cách xem xét các hình mẫu và sau đó, quan trọng hơn, về nghiên cứu sự hài lòng trong cuộc sống.
Về các hình mẫu, hãy hỏi chính mình: Ai đang phát triển cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp theo cách mà mình ngưỡng mộ? Hỏi xem điều gì khiến cho họ đáng ngưỡng mộ, và những lựa chọn nào họ sẽ thực hiện khi ở trong hoàn cảnh giống bạn.
Giờ hãy cân nhắc về các cuộc nghiên cứu khoa học nói điều gì về sự hài lòng cuộc sống, không phải chỉ dựa trên giai thoại mà là dựa trên quy mô dân số lớn. Người viết trước đó đã nhắc đến nghiên cứu ở Harvard và châu Á. Còn đây sẽ là một trong những công trình nghiên cứu lớn nhất toàn cầu về sự hài lòng với cuộc sống, cuộc khảo sát German Socio-Economic Panel (SOEP) [7]. Bao gồm gần 100,000 người từ năm 1984 tới 2019, thu thập hơn 700,000 phản hồi hoàn thiện. Khảo sát này đã phát hiện rằng người thân (bạn đời), con cái, bạn bè, thể thao, tâm linh, tham gia cộng đồng, thu nhập, tiết kiệm, và dinh dưỡng đều đóng góp vào sự hài lòng trong cuộc sống. Không quá ngạc nhiên khi vấn đề về sức khỏe có tác động rất tiêu cực, và bạn còn có thể tìm ra được lượng thời gian tối ưu cho giấc ngủ và sự nhàn rỗi.
Nhiều nghiên cứu khác cũng phát hiện những yếu tố cải thiện cuộc sống được chứng minh như luyện tập đức tính tốt, thiền định, nâng cao tư duy phát triển (growth mindset – tin rằng khả năng và cuộc sống của bản thân có thể được cải thiện qua nỗ lực và kiên trì). [8]
Trong lúc bạn đang thực hiện bước này, việc học hỏi thứ gì hiệu quả với người khác là quan trọng, nhưng cũng nên nhớ rằng bạn không thể cứ sao chép lại cách tiếp cận của người khác. Chiến lược cuộc đời nên là độc nhất với bạn.
6. Những lựa chọn nào ta có thể thực hiện?
Chiến lược kinh doanh là nằm ở việc thực hiện những quyết định giữa các lựa chọn khác nhau: Công ty chúng ta có nên duy trì danh mục hiện tại, đa dạng nó, tập trung, mua lại một công ty, hay tham gia vào thị trường mới? Trong đời sống, câu hỏi tương tự có thể được đặt ra là: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi cứ tiếp tục sống như tôi của hiện tại? Sẽ ra sao nếu tôi thay đổi các ưu tiên? Đã có được xác định về cuộc sống tốt đẹp, có mục đích, tầm nhìn, kết quả SLU, và tiêu chuẩn sống của mình, giờ bạn đã sẵn sàng để tìm ra câu trả lời.
Quay lại bước 1 và hãy nghĩ xem bạn có thể làm gì để giải quyết các khía cạnh khiến bạn chưa hài lòng. Review mục đích sống và tầm nhìn của bạn và bắt đầu brainstorm về cách bạn có thể thực hiện chúng. Suy nghĩ về các SLU từ bài tập danh mục ở bước 4 mà bạn đã xác định ra thứ cần được chú ý nhiều hơn, cũng như làm sao để cải thiện sự hài lòng hay phân bổ lại thời gian. Sau đó xem xét cách các thông tin thu được từ các chỉ số của bước 5 có thể hỗ trợ bạn trong tất cả những điều trên. Từ danh sách dài những thay đổi và hành động triển vọng (lớn hay nhỏ), lựa ra một vài thứ mà sẽ đưa bạn hướng đến mục tiêu tốt nhất, rồi theo đuổi nó.
Giờ bạn cần phải thật rõ ràng về thứ bạn muốn thay đổi. Ví dụ từ câu trả lời của các tình nguyện viên tham gia dự án bao gồm: Kết nối lại với 3 người bạn học cũ, thăm ông bà mỗi tuần, dành một chuyến du lịch nhỏ với người thân, đổi việc, thử app hỗ trợ thiền định, bắt đầu viết nhật ký, dành nhiều thời gian hơn với con cái, tập thể dục hàng ngày, dành ra 15 phút mỗi ngày để bổ sung kiến thức, bắt đầu kinh doanh online, đổi ngành học, đi cắm trại, ra nước ngoài… Các khả năng là vô hạn.
Ở chiều khác, bạn chỉ có 168 giờ hàng tuần mà thôi, tức là, bạn sẽ phải giảm bớt, outsource, kết hợp các hoạt động hiện có, hay tăng cường năng suất qua các chiến lược hay công cụ khác nhau. Chiến lược cuộc đời chính là đặt ra các ưu tiên, nó không phải được giải quyết bằng tất cả thời gian mà bạn có. Nhớ dành thời gian nghỉ ngơi trong lịch trình nữa. Các nhà nghiên cứu cũng tìm ra rằng con người hạnh phúc nhất khi họ có từ 2 đến 5 giờ rảnh rỗi mỗi ngày. [9]
Chiến lược cuộc đời của bạn có thể xoay quanh những bước đi lớn như bắt đầu kinh doanh, du lịch nước ngoài, hay là bước nhỏ bằng việc đi cafe mỗi tuần cùng người bạn quan tâm. Ngay cả một sự thay đổi nhỏ cũng có thể tạo ra tác động lớn theo 2 hướng. Thứ nhất, là nếu bạn làm đi làm lại chúng, bạn sẽ có được lợi thế nhờ vào hiệu ứng lãi kép. Thứ hai, bạn là một nút thắt trong mạng lưới xã hội, cho nên sự thay đổi của bạn không chỉ ảnh hưởng đến những người gần gũi với bạn mà còn lan tỏa ra xa hơn. Dù sao thì, đôi khi sự thay đổi lớn bắt đầu từ những thay đổi nhỏ nhặt.
7. Làm thế nào để đảm bảo sự thay đổi cuộc sống được thành công và lâu dài?
Thay đổi chẳng dễ dàng gì cả. Cần bằng chứng không? Hơn 40% người Mỹ đặt kế hoạch cho năm mới vào mỗi tháng 1, và các báo cáo cho thấy hơn 90% thất bại trong việc thực hiện chúng. [10]
Nhiều công ty, chẳng hạn như Google, đảm bảo việc triển khai thành công các chiến lược mà họ đã đề ra bằng cách sử dụng OKR (objective and key results – mục tiêu và kết quả then chốt). Trong đó, mục tiêu cần phải chính xác, rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và truyền cảm hứng. Còn kết quả then chốt cần phải đo lường được, có liên quan đến mục tiêu, có thời hạn cụ thể và có tính thách thức.
Ta cũng sẽ làm hệt như vậy với từng thay đổi mà ta đã cam kết trong bước 6. Xác định mục tiêu và thời hạn bạn muốn đạt được nó. Sau đó chia nhỏ mục tiêu ra thành nhiều kết quả khác nhau, hay một thành quả nào đó, tất cả kèm theo một deadline.
Có rất nhiều cách để các công ty duy trì OKR. Ở đây, ta sẽ tập trung vào 3 trong số chúng:
+ Mỏ neo: Chia sẻ kế hoạch của bạn, giống như việc Google công khai OKR của họ. Bạn sẽ kể cho ai về kế hoạch của bạn? Hay mời ai tham gia cùng hành trình của mình?
+ Kết quả: Thiết lập các động thái khuyến khích để đạt được thành tích, như phần thưởng cho thành công hay áp phạt cho thất bại.
+ Check-in: Đều đặn review, cập nhật, chỉnh sửa những nỗ lực của bạn và ăn mừng cho những thành tựu, cột mốc đã làm được.
+ Kết quả: Thiết lập các động thái khuyến khích để đạt được thành tích, như phần thưởng cho thành công hay áp phạt cho thất bại.
+ Check-in: Đều đặn review, cập nhật, chỉnh sửa những nỗ lực của bạn và ăn mừng cho những thành tựu, cột mốc đã làm được.
Xây dựng chiến lược trong một trang
Thông thường, khi thấy trước mắt một công việc lớn – như phát triển chiến lược sống – ta sẽ có xu hướng tránh thực hiện nó. Vậy nên, để biến điều không thể thành có thể, ta sẽ đặt toàn bộ chiến lược của mình vào một trang giấy duy nhất. Nếu bạn đã hoàn thành được các bước trên và khi chép lại kỹ lưỡng, bạn cũng sẽ dễ dàng hoàn thành bảng này.
Để bắt đầu, viết những gì đã xác định một cuộc sống tốt đẹp với bạn. Tiếp theo, nhập vào thế mạnh (strengths), giá trị (values), điều làm bạn phấn khởi (what lights you up), và sang bên cạnh là viết tuyên bố sứ mệnh của bạn dựa vào những ý tưởng trên. Sang bước 3, tóm tắt về tầm nhìn. Bước 4, nhìn vào biểu đồ 2×2 đã vẽ ra và viết lại những ưu tiên, hay hành động mà bạn đã dành quá nhiều thời gian vào. Tiếp đó, viết vào những thay đổi mình muốn thực hiện và làm theo. Cuối cùng, với mỗi sự thay đổi, liệt kê ra một mục tiêu và 2-3 kết quả then chốt kèm theo thời hạn.
Đây sẽ là chiến lược đầu tiên bạn có, và cũng như chiến lược tập đoàn, nó sẽ cần được review, chỉnh sửa và cải tiến thường xuyên.
Cuộc đời tràn ngập sự phiêu lưu và bất ngờ, yêu thương và buồn bã, vui vẻ và đau đớn. Nó có thể tuyệt vời hoặc tồi tệ, có lúc lên và xuống. Nhưng nhiều trong số đó phụ thuộc vào bạn và những quyết định bạn thực hiện. Một chiến lược cuộc đời sẽ không chỉ dẫn lối bạn mà còn xây dựng khả năng phục hồi tốt hơn sau những vấp ngã.
Vì cuộc đời bạn là ưu tiên chiến lược lớn nhất.
Tham khảo
[1] https://www.pnas.org/doi/10.1073/pnas.1011492107 [2] https://www.researchgate.net/publication/266658052_Determinants_of_life_satisfaction_in_Asia
[3] https://news.harvard.edu/gazette/story/2017/04/over-nearly-80-years-harvard-study-has-been-showing-how-to-live-a-healthy-and-happy-life/
[4] Từ tác giả của Atomic Habits
[5] https://vietnam.un.org/vi/sdgs
[6] Ma trận BCG https://marketingai.vn/ma-tran-bcg-la-gi-phan-tich-ma-tran-boston-tang-truong-thi-phan-19430462.htm
[7] https://www.amazon.de/Wann-sind-wirklich-zufrieden-Überraschende/dp/3328108076 (Chỉ tìm được bản tiếng Đức, không thấy bản tiếng anh :< )
[8] https://www.ted.com/talks/carol_dweck_the_power_of_believing_that_you_can_improve
[9] https://www.apa.org/pubs/journals/releases/psp-pspp0000391.pdf
[10] https://www.forbes.com/sites/dandiamond/2013/01/01/just-8-of-people-achieve-their-new-years-resolutions-heres-how-they-did-it/?sh=526f57d2596b
Bài viết gốc: “Use Strategic Thinking to Create the Life You Want” trên hbr.org
Phụ trách bài viết và hình ảnh: Trần Hoàng Nguyên (Decemberr)
Đọc kiểm: Nguyễn Diễm Quỳnh
Đọc kiểm: Nguyễn Diễm Quỳnh
Cảm ơn vì đã đọc đến dòng này 🙂