Bản sắc của Inside out 2: vắt não tìm “tôi” cho tuổi dậy thì

Tháng bảy 15, 2024

Tiếp nối chuyến hành trình của Riley thời còn bé trong Inside out 1, Inside out 2 là một cuốn nhật ký tiếp tục chứng kiến sự trưởng thành của Riley với những cảm xúc phức tạp của tuổi dậy thì – yếu tố khởi nguồn cho bước chân tìm cái tôi. 
Riley lớn lên cảm xúc phức tạp hơn 
Tập phim Inside out 1 đã đón nhận sự chào đời của một cô bé mang tên Riley một cô con gái tinh nghịch, yêu đời, luôn bộc lộ cảm xúc được dẫn dắt bởi ban điều hành não bộ của cô. Đến khi bước sang tuổi dậy thì, Inside out 2 đã cho ra mắt các thành viên mới nổi bật với lo lắng, xấu hổ, ghen tị và chán nản. 
Còn bước sang Inside out 2, bộ phim đã để lại nhiều ấn tượng trong mắt độc giả. Nổi bật nhất là khả năng tạo sự đồng cảm với khán giả từ những cảm xúc chân thực. Riley đã phác hoạ rõ hình ảnh của một người con gái tuổi dậy thì người bắt đầu biết lo lắng, xấu hổ, chán nản và sợ hãi – tất cả đã làm nên hành trình vắt não đi tìm “tôi”. Chính hành trình này đã để lại cho cô không ít bài học ý nghĩa mà người trẻ có thể học hỏi. 
Từ trận bóng chày đầu tiên: Đừng để thành tích đánh mất bản ngã 

(Riley chuyển sang đội bóng chày khác do lo lắng rằng cô cần những người bạn mới)
Trong một lần thi đấu nội bộ đội bóng chày, Riley đã chuyển từ đội bóng gồm những hai bạn ấu thơ của mình sang một đội mới. Họ đã thi đấu cùng nhau trận tiếp theo và Riley đã mang lại thành công cho đội bóng. Vậy nên thành tích mang lại thành công nhưng cũng khiến con người đánh mất chính mình. 
Từ nhân vật Riley, tác giả cũng nhắc nhở chúng ta đừng theo đuổi thành tích với kỳ vọng của người khác. Bởi lúc đó, chúng ta sẽ mải chạy theo thành tích mà quên mất sự cần thiết của việc nghỉ ngơi. Sau đó, ta cảm thấy trống rỗng với thành tựu đó. Bản thân nhân vật chính cũng đã từng quay cuồng chuẩn bị cho trận đấu với niềm tin “nếu tôi giỏi bóng chày thì tôi sẽ có bạn”. Riley cứ thế thi đấu, cô càng thi đấu thì càng mang lại thành tích mới. Chính những lần thành công này sẽ tạo ra một guồng quay mới – một chất kích thích khó dứt ra của con người trong đó có bản thân Riley. Những suy nghĩ tương tự cũng đã từng xuất hiện trong suy nghĩ của những bạn trẻ trong cuộc sống hiện tại 
Vì vậy thành tích không phải là đích đến mà đó nên là một quá trình cố gắng với niềm vui trong công việc. Nếu Riley hiểu được năng lực của mình thì cô sẽ chơi khúc môn cầu với một niềm hạnh phúc. Bởi lúc đó cô hiểu rằng việc thi đấu là một niềm vui trong một hành trình trưởng thành. Trong cuối tập phim, Riley đã thi đấu hiệp cuối cùng của trận bóng chày trong niềm vui và hạnh phúc. Tất cả vì được chơi một bộ môn mà bản thân yêu thích. Chính vì thế ngay cả khi chưa đạt được mục tiêu, nguồn động lực tích cực đó sẽ nhắc nhở Riley rằng cô đã hoàn thành rất tốt trong khả năng của mình để mọi sự cố gắng đều có giá trị đích thực. 
Đừng để cảm xúc chi phối “tôi”
(Quả tinh cầu tượng trưng cho những kí ức mới của Riley dần bị lo lắng thay thế)

(Quả tinh cầu tượng trưng cho những kí ức mới của Riley dần bị lo lắng thay thế)
Những cảm xúc như lo lắng, xấu hổ, ghen tị, buồn chán cũng chính là các thành viên mới trong ban điều hành ẩn dụ của tác giả. Đầu tiên là lo lắng khiến cho Riley luôn “dự báo trước tương lai” và “dự phòng cho những gì chưa xảy ra”. Cô cũng chính là nhân vật chủ đạo của tập hai. Tiếp theo là xấu hổ. Nổi bật với bộ áo Pijama mũ to và thân hình mập mạp, xấu hổ luôn ngại ngùng khi tiếp xúc và nói chuyện cùng bất kì ai trong ban điều hành. Bên cạnh đó còn có ghen tị, một nhân vật nhỏ bé luôn ngưỡng mộ và so bì với bất kì thành tích nào của người khác 
Trên thế giới cứ 8 người thì có một người đang chung sống với căng thẳng trong đó có lo âu. Từ những lo lắng vô định, Inside out 2 nhắc nhở chúng ta cần điều tiết những suy nghĩ của bản thân để sống hạnh phúc hơn. Con người khi lo lắng về bất kì điều gì xung quanh cũng sẽ tìm cách để che giấu những cảm xúc của mình. 
Thay vào đó, những suy nghĩ thường trực đầy căng thẳng sẽ lấp đầy và khiến chúng ta liên tục đau đầu với nó. Khán giả có thể thấy hình ảnh của một Riley luôn đầy ắp những suy nghĩ, lo âu trước trận bóng chày mới với nhiều kỳ vọng lớn nhỏ khác biệt. Cô lo mình không đủ tốt, tưởng tượng bản thân bị đồng đội tẩy chay do thất bại qua trận đấu, lo bản thân sẽ không được nhận vào đội bóng chày. Những yếu tố này đã dẫn đến sự căng thẳng không đáng có khi bước vào trận đấu cuối cùng đầy kịch tính. Điều đó cũng tương đồng với những người trẻ khi  đối đầu với thử thách mới . Chúng ta thường lo làm như thế nào? Chuẩn bị làm sao để phù hợp? Liệu có ai góp ý gì không? Liệu mọi người có phản hồi tích cực không 
Với xấu hổ, ghen tị và chán nản, đó là những cảm xúc dễ tìm thấy ở người trẻ. Nguyên nhân có thể xuất phát từ những trải nghiệm tiêu cực hoặc phức tạp hơn trong cuộc sống. Riley lúc mới sang trường cấp 3 đã cười đùa, giỡn vui vẻ như đứa trẻ với người bạn mới gặp nhưng chính sự lo lắng đã khiến cô có những suy nghĩ để xin lỗi người bạn đó. Con người trong cuộc sống cũng sẽ có những thời điểm khiến cho bản thân khó xử và cảm nhận được những cảm xúc đó. 
Gác lại mặc cảm để tìm lại chính mình
Các nhân vật bị giam lỏng từ ban điều hành cùng ngẫm với những nhân vật Riley từng yêu thích về quá khứ của nhau. Robot trong game đối kháng Riley từng ưa thích cũng chính là một ví dụ điển hình. Từng được cô bé nhớ đến như một nhân vật đối kháng với bạn bè mỗi dịp đến nhà, robot đã khiến cô cay đắng chỉ vì một lượt thua với bạn của mình. Từ đó, cô trở nên ghét nhân vật này và muốn giam lại kí ức này trong nhà tù.
Tuy nhiên tất cả các thành viên ban điều hành đều có chung một niềm tin “Riley cần chúng ta” , họ sẵn sàng đối đầu với khó khăn và thách thức để quay trở lại ban điều hành. Còn ở trong ban điều hành, nhân vật lo lắng đã khiến cho Riley càng trở nên điên cuồng trong trận đấu. Cô luôn cố gắng ghi được nhiều bàn thắng nhất để rồi cho đến khi làm đồng đội bị chấn thương Riley mới thực sự thức tỉnh. Sự xuất hiện kịp thời của các thành viên từng bị giam giữ trong nhà tù kí ức nhân hoá đã giúp cô thức tỉnh về giá trị của mình 
(Nguồn: Disney Pixar)

(Nguồn: Disney Pixar)
Vì thế với hành trình này của Riley, bộ phim đã nhắc nhở chúng ta hãy bao dung với quá khứ. Những mảnh kí ức tiêu cực đều có những lý do riêng nhưng điểm chung là những trải nghiệm tiêu cực con người từng phải đối mặt. Khán giả có thể cảm nhận được sự hậm hực của Riley khi thua một trận đối kháng trong tựa game – khiến cô không muốn nhớ lại tựa game đó nữa. Tuy nhiên kí ức cũng là một phần quan trọng của con người. Do đó khi lắng nghe được những kí ức xấu đó, chúng ta sẽ cởi trói được cho tâm trạng của chính mình 
Từ việc cởi trói cho những suy nghĩ tiêu cực, chúng ta có thể vững tin để tìm lại chính mình – một bản thể đa dạng. Bất kỳ ai dù cho là người nổi bật nhất hay xuất sắc nhất, dù cho là người bình thường không có điểm nổi bật cũng có thế mạnh và hạn chế riêng. Không ai có thể thành công mãi được. Bản thân Riley cũng vậy cô cũng có những trận đấu giao hữu không mấy thành công 
Riley giúp ta hiểu điều gì? 
Với khả năng liên tưởng sâu sắc, ekip phim dường như đã hữu hình hoá hành trình trưởng thành của con người từ cách nhân hoá độc đáo thông qua các nhân vật đại diện cho cảm xúc của mỗi chúng ta. Điều đó cho thấy cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong quyết định của chúng ta trong cuộc sống. Tuy nhiên để được sống là chính mình, chúng ta cần biết cách sống hài hoà với tất cả những cảm xúc đó. 
Inside out 2 đã được khép lại với vai trò của một cuốn nhật ký khẳng định sự trưởng thành của Riley. Cô đã nhận thức được những giá trị khác nhau của bản thân mình khi nghiệm lại quá trình trưởng thành của chính mình. Chính vì vậy nên kết quả tuyển chọn vào đội bóng chuyền cũng không còn quá quan trọng với bản thân cô. Hành trình trưởng thành của mỗi chúng ta cũng như vậy, sẽ rất vui khi chúng ta hiểu được chính mình là ai. Bởi khi nhận thức được giá trị của bản thân, bạn sẽ tự mang lại niềm vui đích thực cho chính mình ngay cả khi không đạt được kết quả như mong đợi hay thành công rực rỡ