Giá nhà tại nhiều thành phố lớn tăng cao lên mức “không thể mua nổi”
Giá nhà tại nhiều thành phố lớn tăng cao lên mức “không thể mua nổi”
Lần đầu tiên sau 20 năm, các nhà nghiên cứu đã bổ sung danh mục mới “không thể mua nổi,” hay thuật ngữ “bội số trung bình” để mô tả tỷ lệ thu nhập trung bình so với chi phí nhà ở trung bình.
Biển rao bán tại một căn hộ ở Seattle, Washington, Mỹ. (Ảnh: Reuters/TTXVN) |
Trong báo cáo Nhân khẩu học-Giá nhà ở toàn cầu năm 2024 do Trung tâm Chính sách và Nhân khẩu học của Đại học Chapman (Mỹ) công bố mới đây, giá nhà tại nhiều nơi trên thế giới đã trở nên vô cùng đắt đỏ.
Báo cáo thường niên trên cung cấp xếp hạng về khả năng mua nhà ở trong quý 3/2023 tại 8 quốc gia gồm Australia, Canada, Trung Quốc, Ireland, New Zealand, Singapore, Anh và Mỹ, đồng thời đưa ra phân tích toàn diện và cập nhật về khả năng mua nhà của người dân tại những nước này.
Lần đầu tiên sau 20 năm, các nhà nghiên cứu đã bổ sung vào báo cáo danh mục mới “không thể mua nổi,” hay thuật ngữ “bội số trung bình” để mô tả tỷ lệ thu nhập trung bình so với chi phí nhà ở trung bình.
Tác giả báo cáo, nhà phân tích chính sách đô thị người Mỹ Wendell Cox, cho biết cụm từ “không thể” truyền tải những khó khăn cực độ mà các hộ gia đình có thu nhập trung bình đang phải đối mặt trong việc mua nhà.
Theo báo cáo, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) có tỷ lệ sở hữu nhà thấp nhất trong tất cả các thành phố được khảo sát với 51%, trong khi Singapore có tỷ lệ cao nhất là 89%, một phần do cam kết của chính phủ đối với nhà ở xã hội.
Những quốc gia và vùng lãnh thổ có giá phải chăng nhất (nhưng vẫn nằm ngoài tầm với của các hộ gia đình thu nhập trung bình) bao gồm Hong Kong (Trung Quốc – 16,7 điểm), Sydney (Australia – 13,8), Vancouver (Canada – 12,3), San Jose (Mỹ – 11,9) và Los Angeles (Mỹ – 10,9) và Melbourne (Australia – 9,8).
Tại Mỹ, thành phố Pittsburgh của bang Pennsylvania có giá nhà phải chăng nhất với bội số trung bình là 3,1 (mức vừa phải), tiếp theo là Rochester thuộc bang New York và St. Louis thuộc bang Missouri đều ở mức 3,4; Cleveland của bang Ohio ở mức 3,5.
Tại Australia, 3 thành phố được xếp vào danh mục “không thể mua nổi (nhà)” gồm có Sydney, Melbourne và Adelaide.
Trong khi đó, thành phố Brisbane và Perth được xếp vào danh sách rất đắt đỏ.
Không một thành phố nào trong 94 thành phố có tên trong báo cáo này được coi là có giá mua nhà phải chăng.
Lý giải nguyên nhân, báo cáo cho biết các hộ gia đình có thu nhập trung bình đang phải đối mặt với chi phí nhà ở leo thang nhanh chóng, góp phần đáng kể vào cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt hiện nay.
Trong lịch sử, giá nhà tăng với tốc độ tương tự như tốc độ tăng trưởng thu nhập, khiến việc sở hữu nhà trở nên dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia có thu nhập cao, chi phí nhà ở hiện nay đã vượt xa tốc độ tăng trưởng thu nhập.
Các chính sách hạn chế sử dụng đất là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng về khả năng chi trả nhà ở.
Những chính sách này hạn chế nguồn cung nhà ở, đẩy giá đất lên cao và khiến nhiều người không thể sở hữu nhà.
Bên cạnh đó, các chính sách như vành đai xanh, ranh giới phát triển đô thị… hướng tới mục tiêu hạn chế mở rộng đô thị cũng như hạn chế mật độ dân cư cho dù nhằm cải thiện môi trường đô thị nhưng thường dẫn đến tình trạng thiếu đất nghiêm trọng và chi phí nhà ở tăng vọt./.
Bạn đang đọc Tin tức xây dựng trên website hungday.com
Anh chị bên phía chủ đầu tư cần tham khảo đơn vị làm nội thất gia đình thì xem tại website này nha Kệ gỗ đựng đồ. Xin cảm ơn.