Công thức lùa gà bí truyền
Tháng bảy 28, 2024
Sau đây là công thức lùa gà bí truyền mà tôi vô tình… nằm mơ thấy. Hy vọng nó sẽ giúp nhiều người bổ sung được “vitamin A”.
1. Tạo ra những con nghiện
Tôi không rõ có công trình khoa học nào nghiên cứu về vấn đề “nghiện thông tin selfhelp” chưa, quan điểm của tôi thì cho rằng: việc cung cấp thông tin selfhelp định kỳ DỄ khiến bộ não bị nghiện. Các bạn có thể google keyword “nghiện self-help” để tìm hiểu thêm.
Đầu tiên, bạn hãy lập một kênh youtube và cung cấp content self-help một cách đều đặn. Sự đều đặn này sẽ khiến con mồi bị nghiện content self-help và gắn bó với kênh của bạn, và khi họ đã “nghiện” thì DỄ BỊ THAO TÚNG. Ngoài ra, đối với youtube, kênh nào lên content ĐỀU thì thuật toán của nó sẽ ưu tiên đề xuất content của kênh đó cho người dùng, giúp bạn thu hút được nhiều con mồi hơn.
Tôi khuyên bạn nên tạo sẵn ít nhất vài chục cái video để đăng dần theo tuần, chứ không là bạn chạy deadline sml đấy. Hình thức video theo dạng radio, podcast để bạn khỏi mất thời gian edit nhiều. Nội dung cho loại content free này thì đầy rẫy trên mạng, bạn có thể copy xào nấu từ sách selfhelp và vô số video hay ho bổ ích của bọn nước ngoài, nhớ bịa thêm những câu chuyện mới liên quan đến bản thân để content của bạn thêm phần đáng tin.
Những “con nghiện” không hề nhận ra rằng họ đang nghiện, mà chỉ cảm thấy được “chữa lành” mỗi khi nghe xong một bài podcast của bạn!
Tóm lại, bước 1 là lên video đều để thu hút con mồi và cung cấp content self-help free để tạo ra con nghiện. Khi đã có trong tay một lượng “con nghiện” đáng kể hóng podcast bạn ra mỗi tuần (có thể là vài chục nghìn đến vài trăm nghìn subscriber trở lên), bạn chuyển sang bước 2.
2. Khiến cho con nghiện khát nước (Bánh vẽ)
Trước khi chào bán một sản phẩm self-help (khóa học dạy kiếm tiền, khóa học phát triển bản thân), bạn phải tạo ra nhu cầu thị trường trước đã, nghĩa là bạn khiến họ bất mãn về cuộc đời (rồi họ mới muốn “đổi đời”). Bằng cách nào? Bạn cung cấp cho con mồi những content free xoáy vào 3 vấn đề sau:
– Nhai đi nhai lại những vấn nạn của xã hội: thực trạng của ngành giáo dục, tham nhũng, mê tín, thực phẩm bẩn, thất nghiệp, lạm phát, làm trái ngành… -> khiến họ bất mãn với xã hội.
– Xoáy sâu vào những vấn đề cá nhân mà gần như ai cũng có, biến những vấn đề bình thường trở nên bức thiết -> khiến họ khủng hoảng tâm lý, khủng hoảng hiện sinh: mình là ai? mình không hiểu được bản thân, mình chưa biết đam mê của mình, mình không biết được “sứ mệnh” của mình, tại sao mình không hiểu được chính mình? mình thấy nhàm chán với công việc hiện tại, mình đang bị cha mẹ – xã hội áp đặt vào những khuôn mẫu – trách nhiệm… mình sắp đi hết quãng đời thanh xuân rồi mà vẫn ế, mình sắp khú đế rồi mà chưa giàu… Tất cả những vấn đề này sẽ tạo ra nỗi sợ hãi trong họ.
– Bạn nổ thật to về bản thân:
+ Kể về hành trình vượt khó mà nhờ đó bạn đã tích lũy được những bí quyết, kinh nghiệm, câu chuyện, bài học đắt giá.
+ Khoe vật chất: nhà cửa, biệt thự, penthouse, siêu xe, đồng hồ xịn… nếu không có thì xài hàng fake hoặc thuê (chú ý là khi khoe xe thì nhớ che biển số).
+ Khoe danh: hiện tại bạn là giám đốc, nhà đầu tư, người cố vấn cho chính phủ, các tập đoàn đa quốc gia…
+ Khoe trải nghiệm: ngồi siêu xe, đi xuyên Việt, đi du lịch đến những nơi rất chill, bịa những câu chuyện đi công tác nước ngoài, đi cố vấn cho những tập đoàn lớn… và nhất là bạn đang hưởng thụ cảm giác tự do tài chính. Người ta có câu “fake it till you make it”, rồi bạn sẽ sớm đạt đến trạng thái tự do tài chính sau khi lùa được gà, bạn cứ yên tâm.
+ Khoe khát vọng cao cả: muốn chia sẻ kinh nghiệm cho những người trẻ, muốn đóng góp cho quê hương đất nước, muốn tạo ra nhiều giá trị cho những người khác…
+ Kể về hành trình vượt khó mà nhờ đó bạn đã tích lũy được những bí quyết, kinh nghiệm, câu chuyện, bài học đắt giá.
+ Khoe vật chất: nhà cửa, biệt thự, penthouse, siêu xe, đồng hồ xịn… nếu không có thì xài hàng fake hoặc thuê (chú ý là khi khoe xe thì nhớ che biển số).
+ Khoe danh: hiện tại bạn là giám đốc, nhà đầu tư, người cố vấn cho chính phủ, các tập đoàn đa quốc gia…
+ Khoe trải nghiệm: ngồi siêu xe, đi xuyên Việt, đi du lịch đến những nơi rất chill, bịa những câu chuyện đi công tác nước ngoài, đi cố vấn cho những tập đoàn lớn… và nhất là bạn đang hưởng thụ cảm giác tự do tài chính. Người ta có câu “fake it till you make it”, rồi bạn sẽ sớm đạt đến trạng thái tự do tài chính sau khi lùa được gà, bạn cứ yên tâm.
+ Khoe khát vọng cao cả: muốn chia sẻ kinh nghiệm cho những người trẻ, muốn đóng góp cho quê hương đất nước, muốn tạo ra nhiều giá trị cho những người khác…
Con người có bản năng so sánh ngầm. Những hình ảnh về thành công của bạn khiến họ tự so sánh ngầm với bản thân mình, từ đó họ sinh ra tự ti, sợ bị thua sút với xã hội, và họ khao khát được thành công giống như bạn, à nhầm, giống như bạn đã giả vờ.
Bạn chú ý, riêng việc xây dựng hình ảnh một người “tự do tài chính” rất quan trọng, hãy làm điều này ngay từ những ngày mới lập kênh, vì một kẻ hay nói đạo lý, thích cống hiến, thích chia sẻ, tạo ra giá trị cho người khác mà lại không cần gì thì… rất gần với hình ảnh của bậc thánh, bạn sẽ hạ được hàng rào phòng thủ trong tâm lý của con mồi, bạn sẽ chiếm trọn niềm tin và trở thành idol trong lòng họ từ lúc nào mà họ không hay. Bạn sắp chạm tay vào nấc thang tự do tài chính rồi đó, hehe.
Những con mồi của bạn không hề nhận ra một điều rất vô lý rằng: bạn không thể đủ thời gian để làm hết những việc kể trên. Bởi họ tự lý giải rằng bạn là một người có tinh thần kỷ luật rất cao và thông minh cỡ Sister Sage vậy, vấn đề khó đến mấy cũng có thể giải quyết nhanh gọn trong một nốt nhạc! Nói chung, khi con mồi đã “thần tượng hóa” bạn rồi, cho dù giữa lời nói và việc làm của bạn có mâu thuẫn đến đâu thì bộ não của họ cũng tự đưa ra những lý lẽ để bào chữa, hợp lý hóa giúp bạn. Tôi gọi đây là sự mù quáng.
Sau một thời gian được “nhồi sọ” những content free do bạn cung cấp, tâm lý con mồi sẽ hình thành 3 vấn đề “nhức nhối” sau đây:
– Sự bất mãn cuộc đời.
– Nỗi sợ hãi thua sút.
– Sự khao khát thành công.
– Nỗi sợ hãi thua sút.
– Sự khao khát thành công.
Ba yếu tố trên sẽ tạo ra một cơn khát cồn cào trong họ: khát đổi đời để được giống bạn. Đây là “mỏ vàng” đưa bạn đến nấc thang tự do tài chính. Giờ là lúc bạn bước sang giai đoạn 3: cung cấp content-KHÔNG-free.
3. Bán cho con nghiện chai nước (lùa gà)
Bạn tung ra cho họ một giải pháp “thay đổi cuộc đời”: đăng ký khóa học của bạn. Bản thân bạn là một “chuyên gia fake” thì dĩ nhiên nội dung khóa học của bạn rất cạn cợt (google trên mạng có đầy), thiếu tính thực chiến, chỉ là một hình thức “thẩm du tinh thần”, nhưng nhờ cái “bánh vẽ” mà bạn thể hiện ở giai đoạn 2 đã khiến họ đặt sự kỳ vọng lớn vào sản phẩm của bạn. Và khi sự kỳ vọng trong họ càng lớn thì mức độ chấp nhận chi trả càng cao, bạn đừng bán khóa học của mình với giá rẻ. Lũ gà sẽ nghĩ số tiền học phí “đắt đỏ” ấy là quá nhỏ đối với người tự do tài chính như bạn, việc bạn chịu bỏ thời gian ra dạy họ là may lắm rồi, là ban ơn chứ không phải là sự trao đổi giá trị.
Khi bạn cố ý đẩy sự kỳ vọng của “lũ gà” lên cao thì tất nhiên khóa học của bạn sẽ gây ra một nỗi thất vọng cho họ sau khi học xong, nhưng họ rất khó bắt lỗi bạn. Bởi khóa học mà bạn cung cấp là loại sản phẩm phi vật chất, nên gần như không thể đánh giá được chất lượng thật-giả, hiệu quả hay không. Bán những sản phẩm như thế, bạn vừa kiếm được tiền mà khách hàng khó bắt bẻ được chất lượng, thậm chí khách hàng còn nghĩ sự kỳ vọng là lỗi ở họ, số khác thì nghĩ khóa học kém hiệu quả là do năng lực tiếp thu của họ còn hạn chế, chưa đủ tầm để hiểu được những kiến thức vi diệu mà bạn muốn truyền đạt.
Vì là “chuyên gia fake” nên bạn luôn né tránh trả lời thắc mắc và những lập luận phản biện của các học viên về bài giảng (bạn sợ lòi cái ngu của mình ra), nhưng bạn đừng lo, họ sẽ tự lý giải rằng bạn đang bận trăm công nghìn việc, được bạn dạy đã là một may mắn đối với họ rồi.
Sau khi học xong khóa học của bạn, cơn khát trong họ sẽ dịu đi. Chẳng bao lâu sau, bạn hãy gọi lên “cơn khát” ấy lần nữa bằng những content free khác để bán khóa học mới (hứa hẹn giáo án mới, cập nhật thêm nội dung mới, bí quyết mới, khám phá mới), cái vòng lặp cứ thế tiếp diễn… Guồng máy kiếm tiền của bạn cứ thế mà xoay. Bạn khiến họ muốn “nâng cấp bản thân” liên miên hết lần này đến lần khác mà chẳng bao giờ thấy ổn, trừ khi nhờ một cơ duyên nào đó mà họ được “bổ sung vitamin A” và quyết tâm “cai nghiện”: ngừng follow, ngừng cập nhật những content thao túng từ những “bậc thầy” như bạn.
4. Hạ cánh an toàn
Cuộc vui nào rồi cũng tàn, hành trình nào rồi cũng có điểm kết thúc (cho dù phương tiện của chuyến hành trình ấy là những chiếc siêu xe), cái kim để lâu trong bọc rồi cũng sẽ lòi ra, đến một lúc nào đó “lũ gà” của bạn cũng sẽ khôn lên. Khi đã ôm được tiền rồi, bạn nên chủ động rời khỏi “sân khấu” để mọi người quên bạn, trước khi lâm vào hoàn cảnh phải ra đi trong nhục nhã (bị bóc phốt te tua, bị pháp luật sờ gáy, chạy trốn ra nước ngoài). ĐIỀU ĐÁNG SỢ NHẤT CỦA MỘT IDOL KHÔNG PHẢI LÀ SỰ LÃNG QUÊN CỦA FAN, MÀ KHI FAN BIẾN THÀNH ANTI-FAN. Mong bạn cân nhắc thật kỹ (và nghĩ cho con cháu của mình sau này) trước khi áp dụng công thức mà tôi chia sẻ. Chúc bạn sáng suốt và trí tuệ!
Bên em làm anh chị cẩn liên hệ ngay bên em nhé.