Diều lá-Bầu trời [truyện vừa]
Tháng bảy 29, 2024
1
Bên một cái nhà giam cạnh cánh rừng già, bắt đầu vàng màu đã ngã sắc thu. Cánh cửa chính nhà giam chậm chậm được mở ra, một người tù từ từ bước ra sau khỏi cánh cửa. Tay che mặt, mắt híp lại cố nhìn lên mặt trời ở phía xa. Vai anh vác một cái túi vải nhỏ đã sờn màu, và bạc trắng lỗ chỗ. Bên trong cái túi cũ kĩ ấy, đựng vài thứ linh tinh, lặt vặt.
Gương mặt người hốc hác, mắt như dại, cổ lộ hầu, da nhợt nhạt sắc sống, tay chân nổi đầy mạch xanh, mắt thâm liền quầng đen, tóc đã được cắt gọn gàng, quần áo thiếu chỉnh tề, cơ thể có chút mùi hăng hắc. Nhưng ở trong đó quá lâu, Lịch vốn đã quá với cái mùi ẩm ướt này. Anh chẳng để ý đến bản thân nữa mà ngắm nhìn khung chảnh ở bên ngoài nhà tù, nơi anh đã ao ước bấy lâu.
Trời hôm nay có chút ảm đạm, mang màu lá giữa thu, một màu của sự không vui nhưng cũng chẳng thể gọi là buồn. Giống tâm trạng của anh lúc này vậy: không ổn định, có nhiều thứ lẫn lộn, đan xen vào nhau.
Một thoáng gấp gáp, người xà ích không đợi được mà lên tiếng thúc anh. “Bác đi nhanh giúp tôi, tôi chỉ được trả có mấy đồng thôi nên mong bác thương tình”, người xà ích nói. Lên trên chiếc xe ngựa với sự hỗ trợ của người xà ích già. Băn khoăn không biết ngồi đâu, thì người cụ gợi ý cho anh chọn ngồi ở phía trước cùng ông.
Ngồi trên xe chiếc xe ngựa cũ kĩ (thậm chí chiếc xe ngựa còn già hơn cả tuổi đời của Lịch), quả nhiên như Lịch nghĩ. Ông lão bắt đầu đánh chuyện, và nói không ít, nói rất nhiều. Dù có nói là nhiều, nhưng nếu nói tóm gọn thì ông lão cũng chỉ nói: những câu chuyện vặt vãnh của nghề, những bài học về đời mà ông nghĩ là sẽ có ích với những người như Lịch, những bí quyết hòa nhập lại với cuộc sống đời thường của những người tù đi trước Lịch, và những mảnh nhỏ nhặt về hình ảnh người vợ người xà ích, cùng tình yêu gần nửa thế kỷ của ông dành cho bà (người vốn đã mất từ lâu)…
Do người xà ích nói nhiều, mà chán quá. Lịch không kìm được mà ngáp mấy cái, làm ông cụ xấu hổ, không dám nói nhiều nữa. “Anh thông cảm. Lâu lắm tôi mới lại gặp người tù nhưng lại có ý thiện, hối cải như anh. Nên tôi có chút nhiều chuyện… Anh đừng giận tôi”, ông lão nói sau một quãng lặng ngắn. “Không sao, chỉ là tôi có chút mệt thôi. Chứ không chê gì chuyện của bác đâu”, Lịch dối lòng để người tài không thêm xấu hổ. Không dám để tâm đến ông lão thêm nữa. Anh nhìn lên con đường ở phía trước.
Chú ý thấy phía trước, nơi một lũ trẻ con đang hò hét âm ĩ, hì hục, cố ném con diều bằng lá chuối non lên đón gió. Hăng hái làm mọi cách để mong cho cánh diều có thể bay lên không trung (nơi mà cánh diều thuộc về). Nhưng… Đây là những ngọn gió trong rừng. Chúng yếu đuối và mong manh như nước mùa hè vậy (ít ỏi và nông cạn). Cánh diều lá kia, chắc chắn chưa thể bay được cao thì đã hết động lực mà rơi tự do.
“Chẳng có cái quái gì có thể giúp con diều lá chuối, xuất thân từ mặt đất thấp kém, lại có phần thiệt thòi về môi trường. Có thể chạm tới bầu trời xa vời được cả đâu.”, Lịch nói và cười mỉm, chế nhạo lũ nhóc.
(Nhưng Lịch nào hay biết. Hoàn cảnh thấp kém của cánh diều lá và sự xa vời của bầu trời cao, trong câu nói lúc bông đùa của Lịch ngày ấy. Nó lại ăn khớp và cũng là định cuộc sẵn cho anh và mối tình đầu của anh từ đầu).
2
Lúc lâu sau, chừng ba mươi phút hơn. Xe ngựa dừng lại bên một ga tàu hỏa. Lịch nhảy xuống, bước qua con ngựa để vòng tới chỗ người xà ích (định bụng tặng cho ông mấy đồng, để cảm ơn). Nhưng khi anh mới móc ví ra từ cái túi xách, thì ông lão đã xua xua tay quyết không nhận. “Không nhận thì thôi”, Lịch nghĩ. Nhưng ông lại còn đưa cho Lịch một cái bánh ú (là đồ ông tặng anh), trước khi: chúc anh hòa nhập tốt, vẫy tay, chào anh và đánh xe đi.
Lịch mỉm cười, anh cũng gật đầu để tiễn ông trước. Nhưng lòng hơi dấy lên cảm giác khó hiểu: “Người này… thực là khó hiểu. Nảy ông ấy chê trại giam trả cho ông ấy ít tiền, thế mà khi mình đòi đưa thêm thì ông ấy lại quyết không nhận. Kì lạ”. Lịch nghĩ thì vậy nhưng anh cũng cảm ơn và cũng thầm cầu phúc cho ông ấy, khi nhìn theo hướng ông lão đang đánh xe đi.
Dứt suy nghĩ về người xà ích. Lịch buồn mình nhớ đến chuyến đi (tù) không mấy vui vẻ này của mình. Thực tình anh đã làm sai, rất sai, đã phạm tội, phạm tội rất nặng. “Chắc chắn rồi. Thụt két công ty, để lấy tiền đó đi cược đua ngựa, không sai thì chả nhẽ đúng?”, Lịch lắc đầu nghĩ đến cái hành động bồng bột, khờ dại của mình cách đây mấy tháng. “Ấu trĩ!”, anh cười tự giễu mình, để rồi thoáng nỗi buồn trên mặt. Nhưng rồi cũng giấu đi vẻ buồn, mang lên vẻ mặt cười nhẹ để bước đến quầy bán vé. Mua một vé từ Hải Phòng về Hà Thành, nơi mà anh vẫn còn chuyện cần phải làm cho xong.
Cầm tấm vé trên tay, anh bước lên tàu, tới toa ngồi, nặng nề đặt mông lên ghế. Lấy từ túi vải ra một cái ảnh chụp cai ngục trưởng và gia đình ông ta. “Ông trưởng ngục ấy… hình như cũng rất tốt với mình”, Lịch nghĩ nghĩ rồi gật gật tự xác nhận.
“Dù là thụt két, tội phạm hình sự. Thế mà họ vẫn đối đãi với mình chẳng thua người thường là bao. Thật là tốt nhỉ?
Mà nghĩ cũng thiệt là thất vọng. Cái ông Gabiel đó chắc chắn thất vọng về mình lắm. Ông ta nhận mình vì biết mình cần công việc này như thế nào và cả sự bê tha, mong muốn thoát khỏi bản chất tệ hại của mình nữa. Ông ấy đã tin tưởng mà nhận một người nghiện nha phiến là mình, còn giao cho mình quản lí thu chi sổ sách (một công việc ảnh hưởng lớn đến việc sống còn của công ty).
Thế mà, đáp lại ông ta. Mình lại chơi cho ông một vố đau điếng người. ‘Thụt két công ty, lấy tiền đua ngựa’, làm ông ta xém nữa là phá sản. Chắc có mơ chắc ông ấy cũng không nghĩ là mình lại bạc bẽo làm vậy. ‘Tôi đã nhìn sai về cậu, cậu Lịch’, lão Gabiel than thở khi tiễn anh vào trại.
Nhưng rồi ông bác Gabiel vẫn đứng ra xin giảm án cho mình (chứ không là phải ngồi trong đó, ít cũng phải ba năm). Lại còn dùng quan hệ cá nhân của ông ấy, để nếu mình chịu cải tạo tốt thì còn được ra tù sớm hơn so với bản án thực. Cuối cùng bản án của mình chỉ vỏn vẹn có ba tháng”, Lịch nghĩ rồi thở dài, lắc đầu, cười ảm đạm, thầm xin lỗi ông bác người Pháp đó.
“Thực là ngốc khi đi lừa một người tin tưởng mình vô điều kiện và cũng là ân nhân của đời mình”, Lịch nghĩ rồi lấy tay tự đánh mấy cái nhẹ lên đầu.
3
Đang miên man nhớ về hành động nông cạn kia. Thì đột nhiên Lịch nhận thấy một người quen đi ngang qua ghế anh. “Người này,… Chẳng phải Hòa đấy sao?”, Lịch nhủ. Rồi không nghĩ nhiều anh đứng dậy hào hứng chạy lại chỗ Hòa, người bạn đã lâu không gặp.
Hòa bất ngờ vì sự xuất hiện của Lịch. Hòa cũng mừng lắm về sự gặp gỡ này. Nhưng rồi Hòa lại nghĩ đến thân phận hiện tại của hai người, nét mặt Hòa liền thoáng thay đổi sang vẻ lạnh hơn. Vì Hòa thực sự không muốn nhận người bạn này, vì anh thực sự không muốn mọi người biết anh quen một người thế này. Vì lịch sự, Hòa vẫn đáp nhưng lạnh nhạt.
Thấy Hòa có vẻ muốn lảng đi, vờ không quen biết. Lịch khựng người lại, anh không tiến tới chào hỏi nữa. Nhưng rồi nghĩ đến lí do về Hà Nội. Lịch vẫn buộc mình tiếp cận Hòa. “Không hiểu sao trong lòng lại dấy lên một sự hèn hạ về bản thân khó tả”, Lịch nghĩ khi bước đến chỗ Hòa.
– Hòa! Lâu rồi không gặp cậu! – Lịch cố hớn hở nói
– À, ừ. Lâu rồi không gặp anh – Hòa ra vẻ dững dưng
– Sao anh lại xuất hiện ở đây? Vào lúc này? – Lịch gợi chuyện
– Anh Phùng, anh trai tôi ấy, anh ta mới về nước. Nên chúng tôi ra đây đón anh ta về Hà Nội – Hòa hờ hững trả lời
“Chúng tôi, sao? Như vậy có thể còn có cả Đặng đi cùng nữa. Nghĩa là mình có thể gặp Đặng sớm vài hôm với cái cớ là ‘thăm Phùng’ nhỉ?”, Lịch thầm suy luận trong lòng. Rồi chậm rãi đề nghị:
– Hòa, anh có thể dẫn tôi đi gặp Phùng được không? Lâu quá rồi tôi nhớ anh ấy!
Biết mình đã lỡ lời, Hòa thở dài bực dọc, khó chịu nhìn ngang Lịch. Lịch liền nhận ra ngay vẻ không muốn phiền của Hòa, và không giữ được nụ cười tự nhiên nữa. Nụ cười trên khuôn miệng Lịch từ từ méo mó, rồi biến mất.
Dĩ nhiên anh cũng nhận ra cái không thiện ý từ Hòa ngay từ đầu, nhưng… chẳng phải họ cũng là bạn đấy sao? “Thực sự, anh cạn nghĩa với tôi rồi à?”, Lịch nuốt xuống nỗi buồn, rồi gật gật đầu, ra vẻ là đã hiểu, rồi xoay người bước đi.
Hòa nhìn theo lưng Lịch, không khỏi nguyền mình mấy câu. “Mình vừa làm ra thái độ gì với người tri kỉ thế này?”, Lịch nắm chặt lại hai bàn tay. Anh muốn bước tới xin lỗi, nhưng rồi lại thôi, mà xoay người bỏ đi về toa.
4
Bỗng muốn khóc, nhưng ở đây đông người, Lịch lại nén xuống. Nhưng nén không nổi, nước mắt đã trực trào. Lịch khóc không chỉ vì không thể thực hiện kế hoạch gặp Thu sớm, mà còn là vì thái độ “cạn tàu gió máng” của Hòa. Anh cố nén nước mắt thì lại càng nhớ đến thái độ đó của Hòa, mà anh càng nhớ lại thì lại càng không thể nén nổi nước mắt tuôn.
Không muốn ai ai cũng biết là mình “mít ướt”. Lịch đeo lại cái túi cũ lên vai, rời khỏi ghế, không quên cầm theo tờ vé trên tay, bước ra ngoài chỗ nối của các toa tàu, tự châm cho mình một điếu thuốc vừa mua được từ chỗ hàng xén gần ga, rít một hơi dài, và rồi để nước mắt bắt đầu rơi. “Khóc cũng phải chọn cho mình một chỗ, một cảnh đáng để khóc”, Lịch nghĩ.
Lịch khóc rồi bắt đầu cười tự giễu mình. “Yếu đuối”, Lịch nói, và cười lộ răng, làm nước mắt cứ thế mà rơi vào miệng Lịch. “Đếch quan tâm, mặc xác nó”, Lịch nói ra thành tiếng to. Càng làm miệng anh khô khốc mùi khói, mặn chát vị nước mắt, và đắng nghét vị thuốc.
“Hút thứ quái này, trong lúc này, tuy không sướng như nha phiến. Nhưng cũng thực là sảng khoái. Vừa khóc vừa cười,… lạ lùng mà”, Lịch nghĩ. Rồi anh đưa hai tay dụi đi nước mắt, cố không khóc nữa.
5
Ngay lúc Lịch vừa qua cơn sầu. Thì Phùng đột ngột xuất hiện.
– Mec, tu fumes, non ? Tu peux me donner une cigarette ? (Anh bạn, anh có hút thuốc phải không? Anh có thể cho tôi xin một điếu thuốc được chứ?) – Theo thói quen bên xứ người. Phùng bắn luôn hai câu tiếng Pháp
Ghi chú tác giả: Mình lấy hai câu tiếng Pháp ấy trên GG dịch. Có sai sót mọi người góp ý
Tuy là tiếng Pháp, nhưng Lịch dù gì trước kia cũng là một tri thức thứ thật. Chẳng quá khó để anh hiểu được Phùng đang nói gì. Lịch nhìn người ta từ trên xuống dưới, thấy có vẻ là người giàu có. “Thế thì tại sao phải xin từ mình một điếu?”, Lịch tự hỏi. Nhưng Lịch nhận thấy ở người này có cảm giác thân quen.
– Anh Phùng? – Lịch nói như xác nhận
– Ô, Lịch. Lịch đấy à? Phải không? – Phùng đột ngột cao giọng hỏi
Thấy đúng là Phùng, Lịch liền gật gật đầu xác nhận. Chẳng đợi lâu, Phùng liền nói tiếp:
– Lâu quá không gặp cậu làm tôi quên mất – Phùng niềm nở
– Vâng, lâu quá không gặp anh. Em cũng hơi quên, may mà vẫn mang máng nhớ được mặt – Lịch cười khi nói. Với tay vào túi áo, lấy ra bao thuốc, mở nắp mời Phùng xơi một điếu.
– Cảm ơn cậu nhé. Bữa giờ từ hôm ở hải cảng Pháp về An Nam, tôi đã được động đến hơi nào đâu. Đâm ra đang đi vệ sinh, tự nhiên tôi lại ngửi thấy khói thuốc của cậu. Thèm quá nên vác mặt ra xin – Phùng vừa cầm điếu thuốc đưa lên miệng, vừa nói
– Để em châm cho anh. Em có diêm đây – Lịch nói đồng thời móc ra bao diêm. Nhưng bên trong rỗng tếch, chẳng còn que nào. Bất lực nhìn lên Phùng, thì thấy anh ta đang nhìn chằm chằm mình, càng khiến Lịch ngại hơn.
– Nếu không còn diêm thì cậu cho tôi mượn lửa trên điếu thuốc cũng được – Phùng đề nghị sau khi thấy Lịch đột ngột tái mặt
– À, vâng. Phải nhỉ, em quên mất – Lịch nói và liên đưa cho Phùng điếu thuốc dang dở của mình.
Phùng cười, nhận lấy điếu thuốc cháy từ Lịch. Phùng đưa hai điếu thuốc, dí đầu chúng vào nhau, thổi thổi, cho ngọn lửa cháy lan ra. Một lúc lâu, điếu của Phùng mới cháy. Định đưa lại cho Lịch thì điếu thuốc của Lịch cũng chỉ còn tàn.
– Thôi không cần nữa, anh cứ tự nhiên mà hút đi – Lịch lên tiếng giảm sự ngại ngùng của Phùng
Ngay lúc ấy, lại có người khác ra hút thuốc chung chỗ với hai người. Chẳng chờ đợi, Lịch tiến đến người lạ mặt ấy. Xin liền một que diêm, và mượn cái đồ đánh. “Cảm ơn anh nha”, Lịch nói với người lạ ấy. “Không sao, không sao”, người ấy đáp rồi bỏ đi chỗ khác. “Chắc anh ta thấy không tự nhiên”, Phùng nói với Lịch khi người lạ đã đi xa. Bỏ lại một khoảng riêng cho hai người Lịch và Phùng. Cả hai người cứ thế mà tận hưởng mùi khói thuốc, tán gẫu đôi ba câu.
– Cậu muốn lại chỗ tôi, chơi với mấy đứa em tôi một lúc không? Có cả Hòa và Bính đấy. Tôi nghe tụi nó nói là cậu cũng thân với hai đứa nó lắm. À mà có một đứa con gái là em họ tôi nữa, không biết cậu gặp nó chưa?
Lịch không đáp lời Phùng, mà chỉ lắc đầu dối lòng. Lịch lần nữa rời bỏ thế giới phàm trần, rơi vào trầm tư. Bẵng một lúc thấy Lịch cẳng đáp lại, Phùng buộc mình hỏi lại Lịch. Phùng đưa tay lên vai, lay lay Lịch, kéo Lịch ra khỏi thế giới trầm tư. Lúc này Lịch mới mỉm cười mà đồng ý đi với Phùng.
6
Hòa đang nghĩ về hành động lỗ mãng lúc nảy của mình với Lịch. Thì Phùng xuất hiện, lại còn đi cùng Lịch. Làm Hòa có chút hoảng hốt. Một hồi sau, biết là Phùng mời Lịch lại càng làm Hòa hoảng hơn.
Bính và Đặng cũng sợ không kém. Họ cũng giống Hòa, lo sợ bị Phùng biết bản thân giao lưu với người không đứng đắn. Nên cùng Hòa, họ vội vàng cố gắng ra hiệu để Lịch đừng nói ra quá nhiều.
– Ừ, chào mọi người. Lâu quá tôi chưa gặp lại mọi người – Lịch ngập ngừng (vì cái bộ quần áo mang trên mình lúc này có chút nhếch nhác). Lại còn thấy Hòa, Bính và Đặng cố ra ám hiệu với mình thì không khỏi buồn lòng thất vọng. Anh nghĩ thầm: “Nếu không có Phùng vồn vã chào hỏi. Thì chắc các cậu còn lâu mới dám ngồi gần người tù, là tôi đây. Mà Hòa với Bính thì không nói, cả Đặng cũng làm vậy với mình. Thực là cái nhà này, từ trên xuống dưới ‘cạn tàu gió máng mà’.” Thấy họ biểu lộ sự bất an về mình quá lộ liễu trên mặt. Lịch lại càng thất vọng hơn nữa.
“Chắc là Hòa chưa kể với hai người kia về sự có mặt của mình trên chuyến tàu. Và khó hiểu, vì nghĩ mình vẫn còn trong đó. Lại càng bất ngờ hơn vì mình lại đi theo Phùng, một tri thức từ Pháp mới về.
Họ chắc còn sợ Phùng biết mình đi tù thì thiệt cho họ. ‘Người yêu cũ đi tù’, Đặng chắc chắn sẽ không muốn Phùng biết. ‘Có người bạn đi tù’, Bính và Hòa chắc chắn cũng không muốn Phùng biết.
“Chắc Đặng hết thương mình rồi. Em nào phải người có cách yêu không màng thế gian, hồng trần. Chưa kể nếu mình là con gái, thì chắc chắn dù còn yêu cũng chẳng dám theo tình, theo người không tương lai. Nhưng nếu mình là con gái mà có thể yêu một tình yêu như vậy, thì nào chắc Đặng cũng như vậy.
Giá mà chẳng có sự rắc rối nào, giá mà điều đó chưa từng xảy ra, giá mà mình suy nghĩ thấu đáo, giá mà mình cứ bằng phẳng, bình lặng yêu Đặng. Thì có chăng chúng mình đã khác, không như vậy”, Lịch nhìn sâu vào Đặng khi nghĩ.
Bẵng đi một thời gian tràn ngập trong sự niềm nở giải dối, nửa vời của Bính, Hòa, Đặng và Lịch. Duy chỉ riêng mình Phùng là thực sự, thật lòng niềm nở với mọi người. Khi đến cửa sông Cái, gần đến ga Hàng Cỏ, Bính liền lên tiếng:
– Lịch, anh có đồ gì ở bên kia không?
Lịch đang định đáp. Nhưng chưa kịp lên tiếng, thì Hòa đã xen ngang như được dàn xếp từ trước với Bính:
– Anh sang lấy ngay đi. Sắp tới ga rồi kìa – rồi đưa tay ra bắt lấy tay Lịch một cách mạnh mẽ – Thôi chào anh, chúng ta khi khác nói tiếp!
Lịch hiểu ý của Hòa và Bính. “Họ muốn đuổi mình. Sợ bà Lễ, mẹ của Đặng và Bính và cũng là cô của Hòa và Phùng, bắt gặp mình đi cùng họ, thì mệt cho họ là bao.
…Đặng chắc còn hãi hơn thế ấy chứ! Sợ mình làm gì quá khích, thì Đặng cũng coi như tiêu”, Lịch cười hời hợt, rồi thì cũng chào mọi người. Bỏ về toa chỗ ngồi cũ.
– Tôi đi nhé, khi khác gặp – Lịch nói lời sau cùng
Phùng khó hiểu nhìn theo Lịch. “Không phải mọi người đều thấy, hành lí của cậu ta chỉ có mỗi cái túi đã trễ trên vai thôi sao?”, Phùng nhìn những đứa em và nói. Thấy rằng lúc nảy rõ ràng là họ đuổi khéo Lịch đi, Phùng bắt đầu cau mày nhìn những đứa em.
7
Lịch ngồi trên tàu, nhìn qua khung cửa sổ, nhìn ngắm Đặng đang chào hỏi, đoàn tụ với mấy người nhà. Một thoáng ảo tưởng, Lịch thấy mình thế vào chỗ bà Lam, một người cô của Đặng, Bính và là mẹ của Hòa và Phùng. Lịch vẽ ra một ảo tưởng trong đầu, thấy bản thân đang nắm chặt tay Đặng, mặt cười mỉm, hạnh phúc.
Đợi cho tất cả đi xa tàu, Lịch mới chậm rãi bước xuống. Lẩn tránh vào đám đông, tranh thủ nhìn vụng Đặng thêm ít lâu, rồi thuê một người xà ích, đốc thúc ông ta chạy nhanh đi.
Về đến nhà, Lịch gặp lại chị chủ nhà. Người lớn hơn anh bốn tuổi, đang làm quản lí một nhà xưởng sản xuất vải. Anh vui vẻ bông đùa với Hà, và anh hay được tin báo tử của mẹ cô, một người anh từng rất căm ghét. Người chị chủ nhà này, trước kia Lịch cũng từng đậm tình với cô. Nhưng đó là trước khi Hà bỏ rơi anh để xuôi theo ý mẹ mình, cưới một người mà cô không yêu. “Còn hơn là cưới người em yêu, nhưng lại chẳng có tương lai nào tốt đẹp cho em và người ấy, anh ạ”, Hà nói trong một lần cố khuyên can một người bi lụy vì tình, là Lịch.
Vào nhà Hà, anh liền bước tới chỗ bàn thờ của mẹ cô, lấy từ cái bình đựng nhang bên hông bàn thờ ra một que nhang, rút bao diêm của mình từ trong ví, thong thả đốt. Cắm que nhang vào bát hương xong, Lịch ngoái nhìn Hà đang ngồi ở cái bàn ngoài sân, không khỏi nhìn vào mắt Hà lúc lâu. Rồi Lịch nhanh chóng, bước nhanh ra cái bàn nhỏ ngoài trước sân nhà, ngồi xuống chỗ ngồi đối diện Hà và hàn khuyên đôi câu chuyện cũ với cô (tất nhiên cả hai, không ai nhắc đến đoạn tình cảm quá khứ kia).
Ngồi mãi mà không thấy ai khác ra tiếp mình ngoài Hà. Lịch không kìm được, Lịch lên tiếng hỏi:
– Người chồng, hay cha của Hà đâu? Tôi muốn nhâm nhi với anh, ông ấy vài chén nước chè. Có tiện không? – Lịch nhìn vào khoảng không khi nói
– Chồng …em, anh ấy đi làm ăn chưa về được ngay. Còn cha em thì ông ấy đang ở vườn bưởi của nhà, ở rìa ngoài thành – Hà có chút chần chừ khi nói ra chữ “em” ở câu đầu tiên. Chắc cô không chắc bây giờ Lịch coi cô là gì, trong các vai mà cô từng sử dụng với Lịch. “Liệu Lịch coi mình là gì? Một người chị hàng xóm, hay một chị bạn thân, hay một người mà cậu thương, hay một người yêu của cậu, hay một người yêu đã từng. …Mình sẽ khó mà biết được”, Hà nhìn Lịch đang nhìn vào khoảng không, và nghĩ
– Vậy để khi khác tôi lại chơi vậy – Lịch nặng nề nói
– Vâng, khi nào mà anh rảnh cứ sang nhé – Hà nhìn xuống khi nói
– Ừ, thế chào Hà nhé, tôi về – nói xong Lịch liền đứng dậy, xoay người cất bước rời đi. Trước khi đi khỏi cổng, Lịch dù không muốn, nhưng không cưỡng được, mà xoay người nhìn vào đôi mắt Hà, đôi mắt của người anh từng thương, và có lẽ là sẽ mãi thương. Lịch không chắc nữa, việc liệu mình còn thương Hà, hay anh chỉ đang nhớ những kỉ niệm hai người có với nhau.
Nhưng thật lòng mà nói thì: Đôi mắt của Hà, là đôi mắt đẹp nhất Lịch từng thấy trên trần đời này. Nó luôn đẹp hơn bất kì đôi mắt nào mà sau này anh thương nhớ. Trở về nhà, Lịch ủ rũ nằm xuống cái giường cũ thơm tho của mình.
“Chắc Hà đã giặt sạch nó rồi, thậm chí còn làm sạch tất cả thứ trong phòng mình nữa. Nhớ hôm trước ngày mình tự thú, mình có nhờ Hà giữ đồ giùm. Không ngờ em không những giữ đồ, mà còn giữ lại phòng hộ mình nữa. Lại còn liên tục làm sạch phòng giúp mình trong mấy tháng mình đi trại đó.
…Dù là em ấy bội tình, nhưng có chăng Hà và mẹ cô ấy đã nghĩ đúng về mình đấy chứ. ‘Chẳng có tương lai tốt đẹp nào cho em và người ấy, anh ạ’, đó là lời mà Hà đã nói. Nhưng có chăng, rằng thực ra đó là ý mà mẹ Hà đã nói với em? Mình khó mà biết được.
Và đúng như Hà (và mẹ Hà) nghĩ, thậm chí còn hơn cả suy nghĩ của họ. Vì chỉ sau đó mấy năm, mình đã vào nhà lao.
Nhưng nếu lúc đó Hà chọn yêu mình tiếp, thì mọi chuyện sẽ khác nhỉ?
Không, nếu thế thì mình sẽ chẳng thể nào đậm tình được với Đặng, một người mà mình cũng thương nặng như núi, sâu như biển, gần bằng hoặc có khi còn hơn cả Hà”, Lịch nghĩ, cười, rồi thầm nhủ sẽ có một ngày mình cảm ơn Hà (vì tất cả). Và say giấc ngủ trong cái thoải mái vô hạn từ cái chăn bông.
8
Trên đường trở về nhà họ, và cả khi về nhà họ, lên phòng mình, nằm xuống giường để ngủ trưa. Đặng luôn băn khoăn về thái độ của mình khi nảy đối với Lịch. Nhận thấy cái nhìn chua xót, đau thương của Lịch. Đặng đột ngột bị vật ra khỏi nỗi long lắng đang thường trực. Và rơi vào sự hổ thẹn với chính mình.
“Kể ra thì anh Lịch cũng đâu có xấu xa gì. Chẳng qua là có uẩn khúc mà Lịch chưa nói thôi. Anh ta yêu mình như thế, nhưng cũng chưa mở miệng xin của mình bất cứ thứ gì, từ tình cảm đến vật chất. Tất cả đều là anh ấy cho mình tự quyết. Như lần cả hai ở riêng trong phòng anh ấy, đó là cơ hội hoàn hảo để Lịch có thể chiếm đoạt mình. Nhưng rồi anh ấy chẳng làm gì cả, đúng hơn là chẳng làm gì nhiều cả. Ngoài việc tán chuyện và uống cà phê với mình, không một lần nào hay khi nào anh ta có ý xấu với mình (mình nghĩ vậy).
Chẳng phải trước kia cũng có nhiều người quen của mình gian lận như vậy. Nhưng mình khi ấy cũng nào khinh ghét họ, và hầu như coi đó là chuyện riêng của người đó.
Thế thì tại sao? Mình lại có thể bạc bẽo đến như vậy, với anh ấy? Với một người, mà mình đã nhìn rõ mười mươi từ lâu.
Tại sao, chỉ cần một hành động lầm lỡ, mình lại ngay lập tức gạt bỏ Lịch khỏi bản thân một cách thô bạo như vậy?”, Đặng nghĩ, trước khi cô thức trắng đêm viết thư, với sự rắn bứt rứt vô hạn dành cho chàng người cũ.
9
Ở một góc khác trong nhà Đặng. Bính, Phùng và Hòa đang ngồi uống mấy bát lớn rượu với nhau. Nhưng dù gì, với Phùng, Lịch vẫn là một chỗ thân thiết. Nên Phùng vẫn không kìm được mà hỏi Bính và Hòa, hỏi khi cả ba đã say mèm trong men rượu.
– Tôi hỏi hai cậu. Hai cậu nói cho tôi biết ngay nhé. …Tại sao hai cậu lại đuổi Lịch như thế? Trong chuyến xe lửa vào rồi ấy – Phùng nói và nhìn chăm chăm vào Bính, người ngồi đối diện anh
Bính thấy mình bị nhắm vào, thì không kìm được sợ sệt mà liếc sang Hòa. Người lúc này dù thiếu tỉnh táo nhất bọn, nhưng vẫn biết sợ là gì. Nên cả hai đều nhìn lảng đi chỗ khác, chẳng ai đáp lại Phùng. Một hồi lâu chẳng ai trong hai người lên tiếng, Phùng hết kiên nhẫn nói:
– Anh ta thụt két, phải chứ?
Nghe Phùng nói, Bính và Hòa liền biến sắc. Từ sợ chuyển sang bất ngờ. Hòa thì bất ngờ, nhưng xỉn nên đầu óc mơ mơ, chậm chạp. Bính tỉnh hơn Hòa một chút thì gật đầu xác nhận lời Phùng. Nhưng sau đấy thì vẫn im lặng, và cả ba lại chìm vào tĩnh lặng.
– Sao anh biết? – Hòa tỉnh táo hơn chút thì bắt đầu hỏi
– Thì cậu Lịch, cậu ta kể chứ đâu – Phùng mỉm cười trả lời
– Thế anh nghĩ sao? Về chuyện cậu ta gian lệnh – Bính chống hai tay ra sau, hỏi Phùng
– Thì có gì đâu. Đấy là chuyện riêng của cậu Lịch, và nào phải là chuyện gì lớn, phải không? – Phùng choáng choáng nói
– Ừ – Hòa và Bính nhìn nhau nói
– Thế thì tại sao các cậu lại đuổi Lịch như thế, hả? – Phùng ngáp ngáp khi nói (có vẻ là trời đã quá tối rồi. Nên Phùng buồn ngủ)
Mội lúc lâu sau, khi cả hai trao đổi bằng mắt xong. Bính nói:
– …Chúng em sợ anh biết. Thì lại thiệt cho bọn em. Với cả… mấy người lớn nhà mình, ai cũng không còn thích cậu Lịch nữa, kể từ cái vụ thụt két. Nhưng với em, cậu …Hứm… Huệ…
– Huệ!? – Phùng khó hiểu nhìn Bính
Nhưng chỉ ít lâu sau thì cả ba đồng thanh:
– Huệeeeeeee – rồi mửa ra đầy chiếu, mửa cả vào mâm nhậu
10
Sáng sớm hôm sau, Đặng đã lên đồ gọn gàng từ lâu. Đợi cho mẹ và dì đi chợ thì liền hào hứng nhập hội. Mục đích có vẻ là rõ ràng, Đặng muốn nhân lúc chợ xong, viện cớ có thứ chưa mua, mà lảng đi tìm Lịch. Ngoài dự đoán, cô gặp Lịch sớm hơn dự đoán. Lúc ấy, Lịch đã dậy từ lâu và đang mua đồ để đem qua tặng Hà (chỉ là ít trái cây). Nhưng dù là con trai Lịch lại chọn khá kĩ tính, lật qua lật lại, làm mấy người tiểu thương không khỏi trêu chọc vài câu. Nhưng Lịch chẳng quan tâm nhiều đến vậy, vì anh chỉ vừa mới ra trại, tiền thì chưa có, chỉ có một khoản nhỏ được phát từ trước, nên Lịch quyết tiêu và cầm cự tối đa, chờ ngày nhận được một công việc mới.
Đang lựa, thì Lịch bỗng nghe một giọng khá quen thuộc. “Giọng bà Lam”, Lịch nhủ. Ngẩng lên thì liền thấy bà Lam, không những thế còn đó là bà Lễ và Đặng. Đang định tiến đến chào bọn họ đôi câu. Nhưng đột nhiên nhớ tới thân phận của mình hiện giờ là gì, thì Lịch từ bỏ ngay và liền lảng đi. Nào ngờ, đang cố lảng đi thì bà Lam nhận ra ngay Lịch.
“Ai kia mà nom giống cậu Lịch thế”, bà Lam nhủ. Rồi quay sang bà Lễ,nói:
– Này Lễ, cô coi, có thấy người kia hao hao cậu Lịch. Bạn của con chúng mình không? – bà Lam nói và chỉ vào lưng Lịch đang cố khuất sau đám người
– Ừ, đúng là cậu Lịch. Nhưng… không phải cậu ấy bị bắt, bỏ tù rồi sao? – bà Lễ đáp lời chị, nhưng… hình như nói hơi lớn, khiến mọi người đều chú ý
– Ơ, cậu Lịch đây mà. Cậu Lịch ở xóm, bị truy nã vì thụt két công ty ở Hải Phòng, xong tự thú đây mà – một người biết mặt Lịch nói lớn, khiến mọi người đổ dồn mắt về phía Lịch, người đang ăn mặc khá khác mọi người
Thấy bị phát hiện, dù không phạm tội gì. Nhưng Lịch thấy mình đột nhiên như tội phạm bị tố cáo vậy (cực kì xấu hổ). Nhất là khi mọi người bắt đầu xì xầm với nhau, về anh.
Khi xung quanh đã bắt đầu là những lời nói ác ý, Lịch quay lưng nhìn về phía Đặng, bà Lễ và bà Lam, cố nặn ra nụ cười, trước khi xấu hổ mà phải bỏ đi nhanh. “Thật là nhục nhã mà”, Lịch nói thầm thì với bản thân.
Mọi người đọc truyện, nếu thấy hay thì cho mình xin một unvote lên. Để mình có động lực viết tiếp.
Mình viết ra câu chuyện này, chủ yếu dựa trên câu chuyện cuốn Bướm Trắng của nhà văn Nhất Linh. Nên nếu mọi người thấy câu chuyện của mình, giống nửa sau truyện Bướm Trắng, mình nghĩ cũng là “tất yếu”.
Mình nghĩ mình có thể viết câu chuyện này lâu dài, trong tương lai gần. Cảm ơn đã ghé qua