Tính “truyền thống” có đang bị gắn với sự tiêu cực?
Tháng tám 11, 2024
“Hiện đại” – sống như một “global citizen”, YOLO, theo đuổi các lifestyle của các nước phát triển, cởi mở,…
“Truyền thống” – cổ hủ, ấu trĩ, lễ nghi phức tạp, bảo thủ,…
Trên đây là một số định nghĩa mà mình thường được nghe khi mọi người bàn luận về lối sống và xã hội. Những điều này làm mình đặt ra câu hỏi “Liệu tính truyền thống có đang bị định nghĩa quá tiêu cực hay không?”.
Mình không phải là theo đuổi lifestyle của nước ngoài, mình làm tour guide nên cũng hiểu được ở đâu cũng có người này người kia, và không phải cái gì “nước ngoài” cũng hơn Việt Nam. Mình cũng không phải đứa con gái công dung ngôn hạnh, mình không biết hết các lễ nghi cúng bái, và mình thích đi đây đi đó, sống một mình chứ không sống cùng gia đình.
Mình cảm nhận có phải 1 bộ phận giới trẻ nước ta đang dần sính ngoại quá mà dần coi thường những giá trị truyền thống của Việt Nam. Từ những vụ việc “lơ lớ” giọng nước ngoài, chê văn hoá Việt Nam, chê con người Việt Nam, chê tính cách con người Việt Nam, và cho rằng những người có lối sống “truyền thống” là người không “hiện đại” (theo các định nghĩa ở trên)
Mình từng nghe từ bạn mình bình luận về những đám cưới truyền thống mà bạn tham gia (Là đám cưới có lễ gia tiên, mời họ hàng bạn bè, nhạc,…) là vô nghĩa, một đám cưới theo phương tây mới là một ý nghĩa hơn khi chỉ mời bạn bè thân thiết và gia đình thân thiết. Mình cũng đồng ý, nhưng chỉ một phần.
Mình tôn trọng việc “hoà nhập”, nhưng xin đừng “hoà tan”. Mình nghĩ con người Việt Nam và truyền thống của nước ta vẫn có các giá trị nên được bảo tồn, duy trì và phát huy. Chúng ta mãi mê theo đuổi những lối sống của các nước phương tây, chúng ta dẫn bác bỏ tất cả giá trị truyền thống văn hoá của của nước nhà nhưng liệu có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi “Truyền thống này bắt đầu từ đâu, ý nghĩa của nó là gì?” chưa?
Mình nghĩ đây là một vài lý do cho sự “over-sính ngoại”:
1. Sự phát triển của mạng xã hội, việc tiếp cận thông tin quá dễ dàng nhưng lại không đủ chiều sâu và ngọn rễ (ý nghĩa) của vấn đề.
2. Fomo: nếu không “hiện đại”, tức là bạn đang thua kém bạn bè, bạn “quê mùa”, yes! nên chẳng ai muốn nói “tôi là 1 người truyền thống”
3. Ba mẹ hay ông bà không chỉ truyền lại các phong tục mà không đi kèm ý nghĩa là chúng ta thấy điều đó “vô nghĩa” nên không còn muốn giữ gìn nữa. Nếu tất cả chúng ta đều được học về các lễ nghi và phong tục khác như “bánh chưng bánh dày” thì mình nghĩ chắc chắn sẽ có nhiều phong tục sẽ được bảo tồn.
4. Hủ tục – chắc chắn rồi, nên được loại bỏ hoặc thay đổi sao cho phù hợp với hiện đại. Nhưng không có ranh giới rõ ràng giữa hủ tục và phong tục tốt đẹp.
P/s: Mình có ý định sẽ làm một (vài) blog để tìm hiểu ý nghĩa của các lễ nghi trong một đám cưới của 3 miền ở Việt Nam. Nhưng không biết các bạn có ủng hộ không nhỉ?