Dậy thì sớm – quả bom nổ chậm

Dậy thì sớm – quả bom nổ chậm

Trong những năm gần đây, hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ đang trở thành một vấn đề y tế và xã hội đáng báo động. Theo các chuyên gia, tỷ lệ trẻ dậy thì sớm đang tăng lên đáng kể, nhất là ở các đô thị lớn. Hiện tượng này gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ và đòi hỏi các biện pháp can thiệp kịp thời.

Dậy thì sớm là dậy thì xảy ra ở độ tuổi sớm bất thường. Định nghĩa phổ biến cho mục đích y tế quy ước bắt đầu trước 8 tuổi ở trẻ em gái9 tuổi ở trẻ em trai được coi là dậy thì sớm.

1. Các dấu hiệu nhận biết trẻ dậy thì sớm:

+ Tăng chiều cao (tăng trưởng đột biến) nhanh hơn so với bạn bè cùng trang lứa.

+ Sự phát triển của mụn trứng cá.

+ Mùi cơ thể.

+ Thay đổi giọng nói.

+ Sự phát triển và tăng trưởng của vú.

– Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai:

+ Sự phát triển của dương vật và tinh hoàn (sản xuất tinh trùng).

2.1 Dậy thì sớm trung ương-central precociouspuberty(CPP):

– Nguyên nhân gây dậy thì sớm trung ương rất đa dạng và không đồng nhất. Tuy nhiên có thể bao gồm một số vấn đề tiềm ẩn như:

+ Bệnh mô bào Langerhands.

+ Hội chứng McCune-Albright.

Tuổi dậy thì sớm trung ương cũng có thể do khối u não , nhiễm trùng (thường gặp nhất là viêm màng não lao , đặc biệt là ở các nước đang phát triển), chấn thương, não úng thủy và hội chứng Angelman.

Nếu không xác định được nguyên nhân thì bệnh được coi là vô căn hoặc do cơ địa.

Sự phát triển tình dục thứ phát do steroid sinh dục từ các nguồn bất thường khác gây ra được gọi là dậy thì sớm ngoại biên hoặc dậy thì giả sớm.

Các triệu chứng thường là di chứng của chứng tăng sản tuyến thượng thận bao gồm nhưng không giới hạn ở tăng huyết áp, hạ huyết áp, bất thường điện giải, cơ quan sinh dục không rõ ràng ở nữ giới, dấu hiệu nam hóa ở nữ giới. Xét nghiệm máu thường sẽ phát hiện nồng độ androgen cao với nồng độ cortisol thấp.

Nguồn nội sinh: Khối u tuyến sinh dục (như u nguyên bào thần kinh); khối u tuyến thượng thận; khối u tế bào mầm; tăng sản thượng thận bẩm sinh; hội chứng McCune-Albright; hội chứng Silver-Russell; tuổi dậy thì sớm ở nam giới có yếu tố gia đình (nhiễm độc testosterone).

+ Hormone ngoại sinh môi trường.

Cách phân loại và nguyên nhân tương ứng này được trích dẫn từ wikipedia.

Tiếp tục theo dõi:

3.1 Về thể chất:

Một loạt các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc dậy thì sớm(CPP) ở trẻ có thể là dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm có thể xảy ra có thể ví dụ như:

Kháng insulin trong máu(hệ quả của béo phì, tiểu đường loại 2 và tăng nguy cơ các bệnh tim mạch),…

Các bạn có thể theo dõi các nghiên cứu khác tại đây.

3.3 Khiến đứa trẻ, đặc biệt là bé gái, trở thành đối tượng quan tâm tình dục của người lớn:

3.4 Vấn đề về sức khỏe tâm

Nghiên cứu (1) chỉ ra trẻ dậy thì sớm có nguy cơ cao mắc các vấn đề về sức khỏe cảm xúc và tinh thần, chẳng hạn như lo lắng , trầm cảm , lòng tự trọng thấp và hình ảnh cơ thể kém hoặc rối loạn nhận thức về ngoại hình. sự khác biệt so với các bạn đồng trang lứa về ngoại hình nên sẽ sinh ra nhiều cảm xúc, suy nghĩ nếu không được sự hỗ trợ, tư vấn từ cha mẹ, hoặc giáo viên rất dễ có thể khiến các bạn suy nghĩ lệch lạc.

3.5 Nguy cơ lạm dụng chất gây nghiện hoặc quan hệ tình dục từ sớm.

Ngoài ra, việc tò mò về thế giới bên ngoài luôn là động lực thúc đẩy các bạn nhỏ muốn khám phá thế giới. Với bối cảnh hiện nay, nếu không được kiểm soát, các bạn có thể sử dụng các các chất kích thích, hoặc chất gây nghiện để thỏa mãn sự tò mò của mình. Thế nhưng, không ai là phụ huynh hay người thân của các bạn lại mong muốn điều đó cả, chúng ta cần thực sự quan tâm để đồng hành cùng các bạn trên chặng đường mới mẻ này.

4. Tác nhân:

4.1 Xenohormone

Hormone môi trường hay chính là hormone ngoại sinh môi trường được đề cập ở phần CPP.

Chúng có thể có nguồn gốc tự nhiên, chẳng hạn như phytoestrogen , có nguồn gốc từ thực vật, hoặc có nguồn gốc tổng hợp. Các hợp chất này có thể gây rối loạn nội tiết thông qua nhiều cơ chế bao gồm tác động trực tiếp lên các thụ thể hormone, ảnh hưởng đến mức độ hormone tự nhiên trong cơ thể và bằng cách thay đổi biểu hiện của các thụ thể hormone.

Xenohormone được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau bao gồm liệu pháp tránh thai & hormone, và nông nghiệp. Tuy nhiên, tiếp xúc với một số xenohormone nhất định trong quá trình phát triển của trẻ em có thể dẫn đến một loạt các vấn đề về phát triển bao gồm vô sinh, biến chứng tuyến giáp và dậy thì sớm.

Thuốc estrogen tổng hợp như hormone tăng trưởng ở bò (BVG) thường được sử dụng để tăng kích thước của gia súc và tối đa hóa lượng thịt và sản phẩm từ sữa có thể có từ chúng. Xenohormone cũng được tìm thấy trong một số loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và thuốc diệt nấm.

Xenohormone được tìm thấy trong hầu hết các loại nhựa và chúng xuất hiện trong nhiều sản phẩm tiêu dùng sử dụng các thành phần nhựa hoặc bao bì nhựa.

4.1.3 Sản phẩm làm sạch và mỹ phẩm

Tìm hiểu rõ hơn tại đây.

4.2 Yếu tố môi trường

Việc điều trị một số căn bệnh như hen suyễn, viêm khớp đặc biệt là ung thư hoặc khối u phải xạ trị sẽ dễ ảnh hưởng tới tuyến điều khiến hormone gây rối loạn hormone và dẫn tới tình trạng dậy thì sớm ở trẻ. Đây có thể coi là trường hợp tiến thoái lưỡng nan, nhưng chúng ta cũng nên để tâm phòng ngừa các trường hợp xấu khác xảy ra.

4.4 Các yếu tố khác

Yếu tố di truyền: trẻ có cha mẹ hoặc người thân trong gia đình từng dậy thì sớm có nguy cơ cao mắc tình trạng này. Một số đột biến gen liên quan đến sự phát triển của hormone sinh dục cũng có thể đóng vai trò.

Tác động từ căng thẳng và tâm lý: Môi trường sống căng thẳng: Trẻ sống trong môi trường có bạo lực gia đình, ly hôn, hoặc trải qua cú sốc tâm lý có nguy cơ dậy thì sớm hơn. Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến trục dưới đồi-tuyến yên, đẩy nhanh quá trình phát triển hormone.

5. Hướng khắc phục và phòng ngừa

Cung cấp cho trẻ chế độ ăn giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có gas và các sản phẩm có khả năng chứa hormone hoặc hóa chất độc hại. Ưu tiên sử dụng thực phẩm hữu cơ và tự nhiên.

5.2 Tăng cường vận động

Tránh sử dụng bao bì nhựa chứa BPA, chọn đồ dùng an toàn cho trẻ em và hạn chế các sản phẩm có nguy cơ gây rối loạn nội tiết.

5.4 Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Trên đây, là bài tổng hợp của mình, dựa trên các nguồn tham khảo.

Mình muốn khai thác mạnh vào 1 số khía cạnh nhưng chưa có đủ thời gian tìm hiểu, và cũng chưa thành thạo trong lĩnh vực này. Mình muốn note lại 1 chút:

3. Sự kích thích từ văn hóa xã hội, chắc hẳn nếu để tìm 1 nghiên cứu gắn link bạn đọc tiện theo dõi, mình nghĩ làm được. Nhưng mình cũng muốn bạn tự liên hệ với thực tế rằng: Bạn có cảm thấy, trẻ em ở thành phố dậy thì sớm hơn trẻ em ở nông thôn hay không? Mình nghĩ bạn biết câu trả lời. Vẫn là cái tình thế tiến thoái lưỡng nan? Cha mẹ đành phải để con tiếp cận với smart phone, tivi và tiếp đó sẽ là những nội dung mà nếu không kiểm soát thì nó thực sự là điên rồ đấy!

Tạm biệt các bạn, chúng ta lại tiếp tục với công cuộc cơm áo gạo tiền và gặp lại vào lần sau nhé! pái pai LoL :v

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *