Khinh miệt ngành nghề – lỗ hổng trong tư duy
Dạo gần đây, tôi đã tự mình trải nghiệm vài ngành nghề được cho là “không có tương lai” trong văn hoá Việt Nam, tôi đã đúc kết được vài điểm mà tôi cho rằng đó là lỗ hổng trong tư duy của người việt nam ta.
Đây là những ngành mà không ít người kháo nhau rằng là đó là những ngành nghề bậc thấp và không có chỗ đứng trong xã hội. Những câu chuyện về ngành nghề này thường mang tính coi nhẹ hoặc tạm bợ.
Trong quá trình làm việc thực tế (cụ thể là ngành bảo vệ), không ít lần tôi gặp phải sự dè bỉu, khinh miệt và đôi lúc là sự cản trở của người khác.
Thực trạng nói trên tuy nó không làm ảnh hưởng đến cảm xúc, tinh thần của tôi do bản thân tôi trước khi vào làm cũng đã xác định đó là đặc điểm của ngành.
Nhưng nó cũng khiến tôi đặt ra một câu hỏi rằng liệu những ngành nghề này có xứng đáng bị như vậy? Vì đâu mà chúng ta có những suy nghĩ ấy? Những ngành nghề như thế thực sự không có tương lại sao?
Khi truy tìm về nguồn gốc của tư duy này, tôi nhận ra có 2 nguồn gốc chính dẫn tới tư duy này.
A/ Truyền miệng từ nền văn hoá bao cấp cũ
Không ít người trong chúng ta đã từng nghe những câu nói mang tính xem nhẹ ngành nghề này, nhiều nhất có lẽ là từ chính gia đình chúng ta. Những lời này có thể tới từ ông bà rồi truyền sang cha mẹ, rồi từ cha mẹ truyền sang con cái
Điều này được hình thành vì đa phần những người lớn mà chúng ta biết đều sinh ra, lớn lên trong thời kỳ bao cấp và hậu bao cấp. Trong thời kỳ này, các ngành nghề như bác sĩ, kỹ sư, quân đội được xem là hướng phát triển mũi nhọn của đất nước và được đảng toàn lực ủng hộ. Ngược lại những ngành nghề về kinh tế ít được coi trọng hơn do mức độ phổ cập chưa cao và các ngành nghề về tay chân cũng không được đón nhận nhiều.Và khi bạn nghe một lời nói, một nội dung quá nhiều lần, phần vô thức trong bạn sẽ ghi nhớ thông tin đó vì lầm tưởng đó là thông tin quan trọng. Từ những yếu tố đó, ta mới hình thành tư duy nói trên.
B/ Truyền thông
Bây giờ không khó để bạn bắt gặp những content về các nghề này như “xin lỗi em, anh chỉ là thằng bảo vệ”, “chủ tịch giả danh bảo vệ và cái kết”,…
Dù nội dung là gì thì vô hình chung chúng khiến cho khán giả coi nhẹ những ngành nghề này. Và cái hay của truyền thông là cái cách nó len lỏi vào tâm trí chúng ta một cách thầm lặng, khiến chúng ta vô thức tin những điều đó là sự thật.
4. Những ngành nghề này có tương lai phát triển không?
Lấy ngành nghề tôi đã trải nghiệm ra làm ví dụ. Ít người biết rằng ngành bảo vệ thật ra có một quy trình thăng tiến cực kì rõ ràng và vô cùng khả thi. Lộ trình của nó là:
Tiền đề của sự thăng tiến này là sự đánh giá của ban quản lý với hiệu quả công việc của bạn theo tháng và quý trọng năm.
Các nhà máy cũng có chế độ khen thưởng thăng tiến cho những công nhân có thành tích tốt hoặc có đóng góp trong công việc. Các ngành nghề khác như phục vụ, dọn dẹp cũng có chế độ phát triển cho riêng mình.
Với những ngành như tài xế công nghệ, shipper,… Tuy không có chỗ mình một chế độ thăng tiến cụ thể nhưng lại một chế độ chính sách thu nhập tốt tạo tiền đề cho người lao động phát triển qua hệ thống đánh giá sao của khách hàng.
Với những người có cố gắng, cải tiến chất lượng phục vụ mỗi chuyến đi sẽ được đánh giá cao hơn, từ đó được phân phát nhiều tài nguyên khách hàng hơn.
5. Tổng kết
Ngành nghề nào dù là làm gì thì chỉ cần là hợp pháp đều cần được tôn trọng đúng cách và cư xử văn minh.