Julius Evola, triết gia tinh thần người Ý __Một giới thiệu
Tháng tám 30, 2024
Phần giới thiệu này được lược gọn từ phần giới thiệu của dịch giả bản dịch tiếng Anh đã dịch quyển “Rivolta contro il mondo moderno” (tức Revolt Against the Modern World, tạm dịch Nổi loạn chống lại thế giới hiện đại).
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ
Julius Evola là một tên tuổi khá nổi bật với phe Hữu-khác(alt-right) và được cho rằng hấp dẫn với phe tân phát xít(neo-fascist), được xem là một người thuộc Third Position. Tuy nhiên vào thời của ông thì ông không được phe phát xít trọng dụng cho lắm vì tư tưởng của ông được cho rằng là “có ích cho người Do Thái”. Ông là một trong những triết gia theo trường phái truyền thống với những nhân vật ưu tú nhất của thời đại như: René Guénon, Leopold Ziegler và Hamvas Bela. Ông cũng là một trong những triết gia theo thuyết sử luận(historicism) mà ta có thể thấy một số gương mặt tiêu biểu như Vico(The New Science) và Marx.
Chủ nghĩa truyền thống là ý thức hệ mang tính cách mạng nhất trong thời đại của chúng ta.
ẢNH HƯỞNG
Tác phẩm Cuộc chiến chống lại thế giới hiện đại được truyền cảm hứng bởi 2 nhà tư tưởng Oswald Spengler(với tác phẩm Sự suy tàn của nền văn minh phương Tây và Rene Guenon(với tác phẩm Cuộc khủng hoảng của thế giới hiện đại). 2 tác phẩm này đã được Julius Evola dịch sang tiếng Ý.
Spengler lập luận rằng không có cái gọi là một nền văn minh toàn cầu(global civilization) mà có một đa nguyên văn minh(a plurality of civilizations). Nền văn minh này nối tiếp nền văn minh khác theo chu kỳ thịnh suy thông qua khái niệm 4 mùa xuân hạ thu đông của ông. Ông cho rằng nền văn minh phương Tây hiện tại đã bước vào mùa đông mà có thể mô tả như “một nền tri thức thuần tuý”(a pure intellectuality), những đặc điểm báo hiệu như sự thống trị của thuyết duy lý, kỹ thuật và công nghệ, sự phát triển của những trung tâm đô thị lớn, ý tưởng về chủ nghĩa nhân bản, hoà bình, nhân quyền và tình huynh đệ/bác ái.
Evola tiếp thu góc nhìn chu kỳ về lịch sử vào khái niệm Truyền thống(Tradition với chữ T viết hoa/Nó có thể hiểu chính là khái niệm Spirit/Tinh thần)của mình. Nhưng ông phê phán Spengler vì đã không nhận ra bản chất siêu hình của những quy luật chu kỳ(metaphysical nature of cyclical laws) và thiếu những quan điểm truyền thống và siêu nghiệm.
Tác phẩm của Rene Guenon cũng ảnh hưởng sâu sắc đến Evola. Trong tác phẩm của mình, Guenon luận bàn về mối quan hệ giữa hành động(action) và suy tư(comtemplation), phê phán CN cá nhân và chế độ dân chủ và lập luận rằng chúng ta đang sống trong thời kỳ Đen tối( Dark Age). Evola lựa chọn các ý tưởng này và phát triển chúng hơn vào học thuyết của mình, cung cấp cho nó một số ví dụ lịch sử. Nhiều người cho rằng ông là người kế tục Guenon nhưng thực tế thì ông bất đồng quan điểm về nhiều vấn đề như mối quan hệ đúng đắn giữa hành động và suy tư, xem trọng vai trò của Công giáo như một thế lực truyền thống dẫn dắt trong tương lai, hay mối quan hệ cấp bậc giữa priesthood(tầng lớp tăng lữ/giáo sĩ)và regality(vương quyền) trong các nền văn minh truyền thống.
Huyền thoại là phương thức mà thế giới truyền thống thể hiện ý nghĩa tối hậu của tồn tại.
TÁC PHẨM CHÍNH
Trong Nổi loạn chống lại thế giới hiện đại, Evola dự định cung cấp một số chỉ dẫn cho một môn hình thái học của các nền văn minh hoặc triết học về lịch sử cũng như kêu gọi tách mình ra khỏi xã hội hiện đại mà ông cho là suy đồi. Ông phê phán dữ dội nền dân chủ và bình đẳng, điều đó cũng có nghĩa ông dành những lời tán dương cho chế độ đẳng cấp, phong kiến, quân chủ và quý tộc.
Quan điểm của ông thường được xem xét dưới nhãn quan chính trị. Mặc dù thế, những nền tảng tâm linh và siêu hình trong tư tưởng Evola nên được chú ý hơn. Evola không phải là một người cánh Hữu hay một nhà tư tưởng chính trị phản động mà đúng hơn là một đại diện hàng đầu của phái Tâm Linh Bí Truyền(Esoteric Spirituality). Vì thế khi Evola giải quyết các vấn đề chính trị xã hội, ông thường dựa trên các tiền đề siêu hình và tôn giáo của mình.
Có một bản chất hữu tử và một bản chất bất tử. Một cõi Thượng cho Hữu thể(Being) và một cõi Hạ cho Biến dịch(Becoming)
Evola căm ghét thực tại thường nghiệm(empirical reality), nhân loại tầm thường(common man), phê phán hữu thần và Kito-giáo(một truyền thống phê phán đậm chất Nietzsche). Tác phẩm của ông nhuộm đầy màu sắc tâm linh và tôn giáo.
Theo Evola, con người là bất bình đẳng. Họ không được có và thừa hưởng quyền và quyền lợi như nhau. Vì thế, một hệ thống phân cấp chính trị xã hội là phù hợp cho những điểm khác biệt giữa người và người. Góc nhìn này bị Italo Mancini(triết gia ng Ý) khước từ và gọi là “thuyết [phân biệt] giai cấp bản thể học”(ontological classism). Một số người không chút nghi ngờ gắn nhãn ông là độc tài, chuyên chế, phát xít và phản động. Nhưng khi Evola nói rằng:” Có một bản chất hữu tử và một bản chất bất tử. Một cõi Thượng cho Hữu thể(Being) và một cõi Hạ cho Biến dịch(Becoming)” và cả khi ông nói về các giá trị tuyệt đối, ông đang đề cao tính ưu việt của Hữu thể/Tồn tại giống như trường phái Tiền-Socrates, phái Eleatic, Plato, Plotinus, thần học Do Thái thời trung cổ, Kito giáo, Hồi giáo,… Ông ngợi ca thế giới quan của một số con đường khổ hạnh của các tôn giáo lớn trên thế giới. Và quả thật không công bằng khi phán xét góc nhìn tiêu cực về nhân loại, phải chăng ông cũng có những đồng minh như Sartre khi tuyên bố “Địa ngục là tha nhân”, trong thần học Tin lành(đặc biệt góc nhìn của tân chính thống giáo bởi Karl Barth) hay góc nhìn của Phật giáo về bản chất con người?
Truyền thống, về bản chất, là một thứ gì đó vừa mang tính siêu lịch sử vừa mang tính năng động. Nó là một lực lượng thực thi trật tự tổng thể để phục vụ các nguyên lý có dấu ấn hợp thức cao vượt hơn (thậm chí chúng ta có thể gọi chúng là ‘các nguyên tắc từ trên cao’).
ĐIỂM ĐỘC ĐÁO CỦA TÁC PHẨM NỔI LOẠN CHỐNG LẠI THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
Nét riêng biệt và độc nhất của tác phẩm này có thể tóm gọn trong 3 ý: sự chối bỏ đối thoại, sự khẳng định về tính truyền thống(không theo nghĩa bảo thủ vốn có của nó) và các giá trị “tuyệt đối” cùng với tư duy lưỡng nghi[hoặc lưỡng cực không phải nhị nguyên](bi-polar thinking not dualism).
Đầu tiên là sự khước từ đối thoại với tính hiện đại(modernity) và đồng loại, chối bỏ rằng đối thoại(dialogue) là công cụ đạt đến chân lý(truth)(cái tinh thần trái ngược hẳn với Lacordaire, người đã nói rằng: ” Điều thực sự quan trọng với tôi không phải là chứng minh đối thủ sai mà là cùng nhau đạt được chân lý tối cao và vẹn toàn hơn)“. Evola chuyển mối bận tâm từ các công việc chính trị xã hội và mối quan hệ con người sang tự vấn(self-questioning)( Cuộc đời không ngừng dò xét thì không đáng sống), theo gợi ý của Socrates rằng sự trau dồi linh hồn mình là nghĩa vụ chính của nhân loại.
Thứ hai, đã quá lâu rồi mới có người gần thời đại của chúng ta khẳng định rằng: “Có những giá trị tuyệt đối” trong một bối cảnh toàn cầu với đa nguyên tôn giáo và triết học, thuyết tương đối đạo đức và văn hoá,… Bạn có thể không đồng tình với Evola nhưng ngày nay đang có nhiều hơn những cơn đói thèm khát những niềm tin vững chãi chắc chắn, tính khách quan(objectivity, một từ rất bị xem nhẹ ngày nay) và tư duy-duy nền tảng. Nổi loạn của Evola có thể là thực phẩm cho các linh hồn đói khát ấy.
Cuối cùng, siêu hình học của Evola chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi CN duy tâm Đức dựa trên khái niệm “sự siêu việt nội tại”(immanent transcendence). Góc nhìn này đối lập với bất kỳ hình thức nhị nguyên tôn giáo nào như: siêu việt(tính) với nội tại(tính), thiên đường với địa ngục, thiện với ác. Thay vào đó, Evola tán thành một thuyết nhị nguyên hiện tượng học(phenomenological dualism) mà có thể được mô tả là “thuyết lưỡng nghi[hoặc lưỡng cực](bipolarism) trong đó Truyền thống(tính) đối lập với Hiện đại(tính), tâm linh[tính]và văn minh mặt trời(solar civilization and spirituality), tâm linh[tính] và văn minh mặt trăng(lunar…), thế giới quan quý tộc và thế giới quan thường dân(plebeian), chế độ đẳng cấp với chế độ dân chủ, nam tính với nữ tính thuộc linh, khai sáng và giải phóng với sự tái sinh và vĩnh hằng trong samsara(luân hồi)
Dòng máu của các vị anh hùng gần với Thượng Đế hơn là những dòng mực của những tay học giả và những lời khấn nguyện của các con chiên