Ăn ít hơn – Suy giảm dinh dưỡng hay bài thuốc thần kỳ?
Chuột, eww, nghe tên của chúng thôi cũng đủ để ta thấy gớm. Dịch bệnh, hôi thối và phá phách chỉ là ba trong hàng trăm điều con người ghét về chúng. Nhưng dù bạn có ghét chúng cỡ nào, chuột vẫn góp mặt trong rất nhiều phần tích cực cho con người.
Điều đầu tiên tuyệt vời về chuột là Jerry. Điều thứ hai là bạn sẽ bất ngờ khi biết DNA giữa chuột và người giống nhau đến tám mươi lăm phần trăm, ở một số gen, tỷ lệ này còn lên tới chín mươi chín phần trăm. Và vì thế, vô vàn con chuột đã được đưa vào thí nghiệm và chết, để con người hiểu rõ hơn về chính họ (Yes, very sad, anyway).
Một thế giới dư thừa
Ngày nay, chúng ta có thể tiếp cận đến các nguồn thức ăn nhanh chóng và dễ dàng hơn bất kì thời điểm nào trong quá khứ. Chết đói trong xã hội hiện đại xa lạ đến nỗi ta rất có thể chỉ nghe đến nó trên báo đài. Chỉ với vài chục nghìn và thậm chí không cần ra khỏi nhà, đồ ăn đã sẵn sàng và đôi khi là nhiều hơn những gì bạn cần. Cơ thể chúng ta được thiết kế để ngấu nghiến bất kỳ thứ gì trước mặt miễn là dạ dày đang trống, vì nó nghĩ đây là lúc ta cần tích trữ cho mùa đông giá lạnh. Thế giới đã phát triển, bộ gen và mùa đông vẫn luôn ở đó, nhưng thức ăn thì không còn thiếu nữa. Vì thế, nếu không được tiêu thụ bớt, thì lượng mỡ trong bạn sẽ luôn tích tụ và tích tụ, không ngừng nghỉ.
Khi tiếp cận một lượng đường quá lớn, hệ tiêu hoá của chúng ta bị bối rối trong việc xử lý. Năng lượng quá tải nhanh chóng được chuyển hóa thành mỡ, một phần nằm ở dưới da, phần còn lại vận chuyển tới các cơ quan nội tạng, bắt đầu từ gan và bụng. Lượng mỡ nội tạng này là kẻ thù của con người, theo thời gian tích tụ, chúng có thể gây béo phì, tim mạch, tiểu đường tuýp 2, thậm chí ung thư và xơ vữa động mạch.
“Con người chỉ sử dụng 10% bộ não” – câu nói của tiến sĩ Normam trong phim Lucy làm cho ta cảm thấy thật thú vị. Cứ như phần lớn tiềm năng của hệ thần kinh bị phong ấn lại vì một lý do nào đó huyền bí. Dù câu nói đó có nhảm nhí đến đâu, thật buồn cười câu sau lại là một sự thật: “Các tế bào chỉ có 2 lựa chọn, hoặc là hướng tới sự bất tử, hoặc là hướng tới sự sinh sản (reproduce)”.
Mặt khác, khi lượng dinh dưỡng khan hiếm, các tế bào tiến vào chế độ bảo tồn. Từ sinh trưởng đến kiếm ăn, chúng làm mọi việc chậm rãi hơn và hiệu quả hơn. Thay vì luôn lấy từ nguồn thức ăn mới, chúng tìm kiếm những chất dư thừa sẵn có. Điều kì diệu nằm ở việc những chất dư thừa được lấy từ những phần tế bào cũ kĩ hoặc bị tổn thương. Cơ chế này được gọi là tự thực bào (Autophagy) (4).
Vậy bạn có nên ăn ít đi?
Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu ở quy mô lớn, hiện có rất nhiều người đang thực hiện phương pháp hạn chế lượng calo nạp vào (calorie restriction) hoặc nhịn ăn trong một khoảng thời gian (fasting) để kéo dài tuổi thọ và khỏe mạnh hơn. Việc ăn ít hơn cần được đong đếm và xem xét kỹ lưỡng, vì có thể bạn đang ăn nhiều nhưng không đủ chất, cắt bớt khẩu phần có thể làm tình trạng thiếu hụt những chất quan trọng trở nên tệ hơn. Tìm hiểu kĩ về lượng đồ ăn hàng ngày, chất lượng của chúng ra sao là việc đầu tiên bạn nên làm.
Lần tới, khi con bạn nói rằng nó đã no, đừng bắt nó ăn nốt mọi thứ còn sót lại trên bàn. Tặng nó một đôi giày thể thao và 20 năm nữa nó sẽ cảm ơn vì bạn đã rèn cho nó thói quen vận động từ nhỏ.
Tài liệu tham khảo
Physiological Adaptations to Sugar Intake: New Paradigms from Drosophila melanogaster – https://doi.org/10.1016/j.tem.2016.11.003
Đọc thêm tại