[Bài dịch] Xem TV, điện thoại quá nhiều gây hại cho trẻ, vậy tại sao nhiều bố mẹ vẫn mặc kệ?

Tháng bảy 11, 2024

Nhiều phụ huynh cho phép con cái xem TV, máy tính bảng, điện thoại gấp đôi, gấp ba mức khuyến nghị. Các gia đình đang ngày càng phụ thuộc vào màn hình để học tập và giải trí, mặc kệ những lời khuyên của chuyên gia.
Xem TV, điện thoại quá nhiều gây những tác hại đáng lo cho trẻ. Cứ vài tháng lại có một nghiên cứu được công bố cho thấy mối liên quan giữa thời gian sử dụng thiết bị điện tử với hàng loạt vấn đề ngày càng gia tăng ở trẻ nhỏ như: béo phì, rối loạn hành vi, vấn đề giấc ngủ, trì hoãn phát triển ngôn ngữ và tổng thể.
Xem TV, điện thoại quá nhiều gây những tác hại đáng lo cho trẻ. Cứ vài tháng lại có một nghiên cứu được công bố cho thấy mối liên quan giữa thời gian sử dụng thiết bị điện tử với hàng loạt vấn đề ngày càng gia tăng ở trẻ nhỏ như: béo phì, rối loạn hành vi, vấn đề giấc ngủ, trì hoãn phát triển ngôn ngữ và tổng thể.

(Ảnh: Jim Cooke / Los Angeles Times)
Maya Valree – một bà mẹ ở Los Angeles có con gái 3 tuổi – hiểu và luôn lo lắng về những rủi ro này. Nhưng cô cho biết, giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử của con gái xuống 1 giờ/ngày là điều gần như không thể khi cô còn phải làm việc.
Trong vài năm qua, thời gian sử dụng thiết bị điện tử của con gái cô đã lên tới 2-3 giờ/ngày. Valree cho con xem các chương trình giáo dục bất cứ khi nào có thể, nhưng chúng không hấp dẫn bé bằng các chương trình mà bé yêu thích như “Meekah” và “The Powerpuff Girls”.
Valree chia sẻ: “Thời gian sử dụng thiết bị điện tử là một trong những điều khiến tôi cảm thấy tội lỗi nhất với tư cách người mẹ. Tôi đã dùng nó để dỗ con khi nấu ăn, làm việc hoặc giải quyết bất cứ vấn đề cá nhân hay công việc nào khác.”
Maya Valree làm việc trong khi con gái 3 tuổi xem điện thoại (Ảnh: Zoe Cranfill / Los Angeles Times)

Maya Valree làm việc trong khi con gái 3 tuổi xem điện thoại (Ảnh: Zoe Cranfill / Los Angeles Times)
Valree là một trong rất nhiều phụ huynh cho con cái xem TV, điện thoại nhiều hơn mức khuyến nghị của chuyên gia. Đáng chú ý, số đông bố mẹ có thể không cảm thấy “tội lỗi” như cô. Nhiều người không tin rằng thời lượng xem màn hình của con mình là vấn đề đáng lo ngại.
Tiến sĩ, bác sĩ nhi khoa Whitney Casares (Mỹ), cho biết: “Bố mẹ cần có một số loại hình giải trí cho con cái, và ‘màn hình’ thường là lựa chọn dễ dàng nhất, dễ tiếp cận nhất. Nhiều người nói họ biết xem màn hình nhiều là có hại nhưng không thể thay đổi được”.
Trước đó, Sở Giáo dục Los Angeles đã gây chú ý khi thông qua lệnh cấm điện thoại di động trong khuôn viên trường học. Tổng Y sĩ Mỹ cũng kêu gọi đặt cảnh báo trên các nền tảng mạng xã hội để khuyên phụ huynh về tác hại tiềm tàng của mạng xã hội đối với sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên.
Tuy nhiên, nhiều gia đình lại ủng hộ con cái sử dụng điện thoại vì lý do an toàn và giáo dục. Một khảo sát trên toàn nước Mỹ với các gia đình có trẻ em dưới 8 tuổi cho thấy, phần lớn phụ huynh tin rằng thời gian sử dụng màn hình có tác động tích cực: giúp trẻ học đọc, thúc đẩy khả năng sáng tạo và thậm chí cải thiện kỹ năng xã hội.

Trẻ em dưới 5 tuổi có nên sử dụng thiết bị điện tử?

Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP):
– Trẻ sơ sinh dưới 18 tháng tuổi nên tránh xa các thiết bị điện tử, ngoại trừ video chat.
– Bố mẹ muốn cho trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi tiếp xúc với phương tiện kỹ thuật số nên giới hạn ở mức rất hạn chế, chọn chương trình giáo dục chất lượng cao, luôn xem cùng con và tương tác với trẻ trong khi xem và cả sau khi xem.
– Đối với trẻ từ 2-5 tuổi, chuyên gia nhi khoa khuyến nghị hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử 1 giờ/ngày cho các chương trình chất lượng cao, mang tính giáo dục, tương tác và cải thiện hành vi xã hội, có ít hoặc không có quảng cáo. Bố mẹ nên tránh các chương trình nhịp độ nhanh, ứng dụng có nội dung gây mất tập trung và bạo lực. Bất cứ khi nào có thể, phụ huynh nên cùng xem với trẻ để giúp trẻ hiểu những gì chúng đang nhìn thấy.
Con gái 3 tuổi của Maya Valree xem điện thoại trong khi mẹ làm việc (Ảnh: Zoe Cranfill / Los Angeles Times)

Con gái 3 tuổi của Maya Valree xem điện thoại trong khi mẹ làm việc (Ảnh: Zoe Cranfill / Los Angeles Times)
Chuyên gia nhi khoa cũng khuyến cáo không cho trẻ xem thiết bị điện tử trong giờ ăn và ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ. Khi không ai xem TV, nên tắt TV đi. Bố mẹ nên tránh thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử để dỗ trẻ, vì có thể gây khó khăn cho việc thiết lập giới hạn và dạy trẻ cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân.
Tiến sĩ Nusheen Ameenuddin, Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ cho biết: “Chúng tôi không muốn chỉ trích. Chúng tôi có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho phụ huynh, nhưng đồng thời chúng tôi cũng hiểu thực tế lối sống hiện tại của mọi người. Xã hội ngày nay đã khác. Các bố mẹ không thể lúc nào cũng hoàn hảo 100%”.
Jacqueline Nesi, giáo sư trợ lý về tâm thần học tại Đại học Brown kiêm tác giả cuốn “Techno Sapiens” (tạm dịch: Loài người sinh ra từ công nghệ), cho rằng việc giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử cần phải cân bằng. Mặc dù bằng chứng cho thấy xem màn hình quá nhiều (hơn 4 giờ/ngày) có thể gây hại, nhưng không có dữ liệu nào ủng hộ việc cắt giảm nghiêm ngặt xuống 1 giờ.
“Là phụ huynh, chúng ta biết rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng phù hợp với các khuyến nghị. Chúng ta không nên mặc kệ lời khuyên của chuyên gia, nhưng cũng không nên bài trừ tất cả thời gian sử dụng thiết bị điện tử”, Nesi nhận định.

Có bao nhiêu phụ huynh giới hạn thời gian xem màn hình của con cái?

Nghiên cứu trên toàn nước Mỹ gần nhất khảo sát gần 1.500 gia đình có trẻ em từ 8 tuổi trở xuống của Common Sense Media (2020) cho thấy, rất ít gia đình đạt được mức khuyến nghị của chuyên gia nhi khoa.
Trẻ em dưới 2 tuổi xem phương tiện kỹ thuật số trung bình 49 phút/ngày, trong khi khuyến nghị là không cho trẻ dưới 2 tuổi xem màn hình.Trẻ em từ 2-4 tuổi xem trung bình 2,5 giờ/ngày, gấp hơn 2 lần giới hạn được khuyến nghị.Trẻ em từ 5-8 tuổi xem hơn 3 giờ/ngày. Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ không đưa ra giới hạn thời gian nghiêm ngặt đối với trẻ em tuổi đi học nhưng khuyên phụ huynh nên đảm bảo thời gian sử dụng thiết bị điện tử không ảnh hưởng đến các hoạt động khác.
Phần lớn phụ huynh được khảo sát cho biết họ không lo lắng về thời gian con xem màn hình, tác động của phương tiện kỹ thuật số đến con cái hoặc chất lượng nội dung mà con có thể truy cập.
Khảo sát cũng hỏi về lý do trẻ sử dụng thiết bị điện tử: Hơn 3/4 phụ huynh cho biết lý do quan trọng hoặc rất quan trọng là vì “học tập”, và hơn 1/2 cho biết vì họ cần “thời gian ở nhà để làm việc”.
Henja Flores, một bà mẹ ba con ở Fresno, cho biết các video của YouTuber Rachel đã dạy con cô ngôn ngữ ký hiệu và bảng chữ cái ABC. Cô dùng nó như một công cụ giáo dục cũng như khi phải đi nấu cơm. Dù đã đọc các bài cảnh báo, cô vẫn cho con xem màn hình 2-3 giờ mỗi ngày, miễn là các chương trình không quá kích thích.
“Tôi không nghĩ phụ huynh cần phải lo lắng về điều đó. Các bà mẹ cần thời gian nghỉ ngơi và làm việc. Miễn là nó hữu ích thì tôi thấy chẳng có vấn đề gì cả” – Flores nói.
Khảo sát của Common Sense cho thấy thói quen sử dụng thiết bị điện tử thay đổi tùy theo mức thu nhập, chủng tộc và dân tộc. Ví dụ, ở các gia đình thu nhập thấp, trung bình trẻ xem nhiều hơn 2 giờ/ngày so với trẻ ở các gia đình thu nhập cao.
“Các gia đình thu nhập thấp có những rào cản lớn hơn trong việc hạn chế thời gian xem màn hình. Việc này đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Các gia đình thu nhập cao có nhiều khả năng cho dịch vụ chăm sóc trẻ em chất lượng cao đắt đỏ hơn. Đôi khi việc xem màn hình là cách làm cho trẻ bận rộn và được an toàn”, tác giả Nesi nói.

Vì sao chuyên gia nhi khoa khuyến khích hạn chế thời gian xem màn hình của trẻ?

Lý do lớn nhất là trẻ bỏ lỡ những cơ hội học tập quý giá khi dành thời gian cho các thiết bị kỹ thuật số.
Theo Tiến sĩ Ameenuddin, để phát triển các kỹ năng nhận thức, ngôn ngữ, vận động và cảm xúc xã hội, trẻ nhỏ cần trải nghiệm thế giới thực tế như chơi đồ chơi, khám phá bên ngoài, trải nghiệm các vật liệu khác nhau và tương tác qua lại với phụ huynh. Khi trẻ xem các phương tiện kỹ thuật số, chúng sẽ bỏ lỡ thời gian để phát triển và học hỏi.
Con gái 3 tuổi của Maya Valree chơi laptop đồ chơi và xem video trong khi mẹ làm việc (Ảnh: Zoe Cranfill / Los Angeles Times)

Con gái 3 tuổi của Maya Valree chơi laptop đồ chơi và xem video trong khi mẹ làm việc (Ảnh: Zoe Cranfill / Los Angeles Times)
Nhất là với trẻ sơ sinh và đang tập đi, vì không có nhiều bằng chứng cho thấy chúng có thể học qua màn hình điện tử.
Đối với trẻ mẫu giáo, có nhiều bằng chứng hơn về lợi ích của các chương trình giáo dục như “Sesame Street” giúp cải thiện khả năng đọc viết và phát triển xã hội, nhưng chỉ với mức độ hạn chế.
Xem quá nhiều phương tiện truyền thông trong những năm đầu đời có thể tăng nguy cơ béo phì ở trẻ, vì trẻ thường  bỏ lỡ các hoạt động thể chất và vui chơi ngoài trời, cũng như xem được nhiều quảng cáo về đồ ăn, thức uống có đường hơn.
Trẻ xem TV, điện thoại cũng ít có những tương tác giá trị với phụ huynh, nghe được ít từ ngữ, lời nói hơn trong ngày. Điều này có thể góp phần gây chậm phát triển nhận thức, ngôn ngữ và kỹ năng xã hội. Nguyên nhân là do trẻ nhỏ học hỏi tốt nhất thông qua việc tương tác với phụ huynh và nghe ngôn ngữ nói. Xem màn hình khiến trẻ bỏ lỡ cơ hội để học hỏi và phát triển.
Một số nghiên cứu cũng phát hiện rằng xem màn hình quá nhiều có liên quan đến các vấn đề hành vi như ADHD (hội chứng tăng động giảm chú ý). Song, cần lưu ý rằng quan hệ tương quan không đồng nghĩa với nhân quả. Cần có thêm nghiên cứu để xác định liệu xem màn hình quá nhiều có gây ra ADHD hay không.
Một nghiên cứu cộng hưởng từ trên trẻ mẫu giáo cho thấy, trẻ xem màn hình quá 1 giờ/ngày có sự phát triển chất trắng trong não thấp hơn – đây là các vùng hỗ trợ kỹ năng ngôn ngữ và đọc viết ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, tiến sĩ Ameenuddin nói rằng hiện chưa có bằng chứng rõ ràng ảnh hưởng của màn hình điện tử với sự phát triển của não.

Trẻ sơ sinh xem TV, điện thoại có hại không?

Các chuyên gia khuyên rằng trẻ sơ sinh nên vui chơi và khám phá thế giới xung quanh, thay vì xem màn hình TV, điện thoại.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Phát triển trẻ em của Đại học Harvard, trong 3 năm đầu đời, hơn 1 triệu kết nối thần kinh được hình thành mỗi giây. Điều then chốt cho sự phát triển này là những tương tác qua lại giữa trẻ em với phụ huynh. Khi trẻ sơ sinh bập bẹ, biểu cảm và vận động chân tay, phụ huynh sẽ đáp lại bằng cách tương tự. Nếu thiếu những tương tác quan trọng này, cấu trúc não bộ của trẻ không thể hình thành đúng cách.
Những tương tác này không thể diễn ra thông qua màn hình điện tử.
Một nghiên cứu gần đây của Nhật Bản cho thấy trẻ sơ sinh 1 tuổi xem màn hình càng nhiều thì càng có khả năng bị chậm phát triển giao tiếp và kỹ năng giải quyết vấn đề ở độ tuổi từ 2 đến 4 – nhất là với những trẻ xem nhiều hơn 4 giờ/ngày.
Dù vậy, bạn không cần phải che mắt trẻ sơ sinh khi ở trong phòng đang bật tivi, theo giáo sư tâm thần học Nesi: “Không có bằng chứng nào cho thấy việc trẻ sơ sinh thỉnh thoảng liếc nhìn màn hình có thể gây hại.”

Làm thế nào để tận dụng tối đa thời gian xem màn hình của trẻ?

Jill Murphy, Giám đốc nội dung tại Common Sense Media, cho biết: “Có rất nhiều chương trình và nội dung thú vị, tuyệt vời dành cho trẻ em xem và tương tác trên màn hình”. Murphy khuyên nên chọn nội dung có thương hiệu từ các công ty sản xuất dành cho trẻ nhỏ, những nội dung này thường có đội ngũ nhân viên hoặc cố vấn phát triển trẻ em.
Murphy khuyên cha mẹ cần giám sát và đánh giá trước các video trên YouTube Kids cho trẻ. Không cho trẻ xem bất kỳ nội dung bạo lực nào, dù chỉ là đánh nhau đùa vì trẻ sẽ bắt chước những hành vi đó rất nhanh.
Các nhà nghiên cứu khuyến nghị nên sử dụng các chương trình phù hợp với lứa tuổi, khuyến khích trẻ tương tác bằng cách đặt câu hỏi, giúp trẻ tạo ra những kết nối ý nghĩa với cuộc sống hàng ngày với người thật thay vì những giọng nói vô hồn.
Murphy khuyên cha mẹ nên chỉ định các khu vực và thời điểm không được xem màn hình, cũng như giới hạn rõ ràng thời gian ngừng xem điện thoại, TV. Hãy lựa chọn nội dung giáo dục chất lượng cao, không có quảng cáo, thiết lập giới hạn, không cho trẻ xem màn hình trước giờ đi ngủ và xem cùng con bất cứ khi nào có thể.
(Theo LATimes)

Anh chị cần mua bàn ghế ăn gia đình thì tham khảo trang này bên em với nhé này ạ. Xin cảm ơn.