Bài viết dài kỳ: Colombiana, LSD và Tâm lý học (Phần 3)
Tháng mười 4, 2024
Trước khi viết phần này, mình muốn gửi lời cảm ơn tới tác giả của 1 bài viết về Hậu cần trong chiến tranh và mình từng đọc trên Spiderum, bài viết đã mở ra cho mình rất nhiều cảm hứng để nghiên cứu về tâm lý học.
Mình không nhớ tên tác giả nên thôi cảm ơn suông vậy :))))
III. Bộ môn Tâm lý học.
Như đã nói ở phần 2, việc nhiều cá nhân bị ám ảnh với nỗi sợ thiên nhiên, khiến cho trật tự của bộ lạc xáo trộn. Trong số những người sợ hãi, có nhiều người sinh ra sự nổi loạn và có hành vi được coi là phản bội. Có thể là bắt nạt thành viên yếu hơn, trêu ghẹo phụ nữ, hoặc tệ hơn, phản bội và ngầm đi theo bộ lạc đối địch. Việc phát triển 2 bộ môn trên cũng tạo ra 1 tài sản khác của mỗi bộ lạc: kho kiến thức truyền miệng. Các bộ lạc đối địch cũng muốn có thêm kiến thức, nên ngoài việc gây chiến, đã dụ dỗ và tìm kiếm kẻ phản bội, với lời hứa thưởng hậu hĩnh.
Ở đây mình nói thêm về chiến tranh giữa các bộ lạc. Khi tài sản tích luỹ đã tăng lên, các bộ lạc cũng giao tranh nhiều hơn. Gây ra nhiều thương vong. Thỉnh thoảng, giữa các cuộc giao tranh, 2 bên sẽ cùng rút về, có thể do có mưa bão hoặc thú dữ di chuyển theo số lượng lớn. Lúc này, những lãnh đạo sẽ tìm cách đấu võ mồm cho anh em nghỉ ngơi, câu thêm giờ. Đây có thể hiểu là các đàm phán chính trị. Mình dùng từ chính trị là bởi, các cuộc đàm phán này cũng rất phức tạp, không kém bây giờ. 1 quyết định sai sẽ làm cả bộ tộc bị mang đi hiến tế. Vậy nên họ tìm cách trao cho nhau những cái bánh vẽ để che mắt nhau và câu giờ cho bộ lạc của mình hồi phục, hoặc có thể là bỏ đi nơi khác. Vì hồi đó chưa có những toà nhà chuyên để họp, nên đàm phán thường diễn ra ngay ở chiến trường, và hầu hết là nam giới đối thoại. Tuy nhiên thì nam giới vẽ bánh bằng mồm không đa dạng, nên không ăn thua. Lúc này thì các bà mẹ lại vào cuộc. Do đã có kinh nghiệm thi vị hoá ngôn từ, họ sáng tác những cái bánh vẽ ngon hơn từ ý tưởng của chiến binh nam giới. Đây cũng có thể coi là nguồn gốc của triết học và văn học.
Thêm chút về chiến tranh cổ đại. Chiến tranh trên phim trông rất hoành tráng, thường là những cảnh 2 bên lao vào nhau dũng mãnh, đánh xáp lá cà. Các chỉ huy lao lên tuyến đầu, tả xung hữu đột như superman. Nhưng thực tế thì tẻ nhạt và cân não hơn vậy rất nhiều. Các chiến thuật chiến tranh ban đầu được người cổ đại học hỏi từ tập tính săn mồi của các loài họ mèo: hổ, sư tử, báo… Tức là ẩn nấp, rình mò, quan sát, rồi cắn rỉa lực lượng của đối phương bằng các vũ khí tầm xa như ném đá, cung tên. Sau đó tiếp tục ẩn trốn và rình mò. Khi lực lượng đối phương mỏng hơn và có xu hướng rút lui, họ tiếp tục lần theo và tìm cách đánh thọc sườn – đánh vào chỗ yếu của đội hình. Tất nhiên không phải là lao vào quẩy như Achilles. Vẫn là cắn rỉa bằng vũ khí tầm xa, khi nào đối phương bỏ chạy mới đuổi theo. Còn nếu lực lượng không quá chênh lệch, việc lao vào xáp lá cà sẽ làm chính đội hình của mình bị phá vỡ, các chỉ huy sẽ không thể theo dõi và tính toán bước đi được nữa. Tư duy về khối đội hình trong chiến tranh nguyên thuỷ được phát triển từ tập tính đi hái lượm theo bầy và cùng nhau bỏ chạy khi gặp kẻ thù. Nghe na ná chiến tranh du kích, nhưng đơn giản hơn. Chiến tranh du kích như thời các bộ lạc Mân Việt chống quân Tần phức tạp hơn thế nhiều.
Có lẽ đây cũng là lí do vì sao con người thích loài mèo, có những nền văn minh cổ đại còn tôn nó làm thần. Vì loài mèo tượng trưng cho những chiến thuật chiến tranh thuở sơ khai.
Quay lại đoạn trước, nghe hơi buồn cười nhưng mà người cổ đại đã dùng triết học và văn học để đi lùa gà nhau :))) Tất nhiên không phải để bán khoá học, để câu giờ và cử người thăm dò đối thủ thôi. Mà đôi khi, đi kèm với bánh vẽ ảo sẽ là bánh vẽ thật. Có thể là chiến lợi phẩm từ cuộc đi săn, hoặc phụ nữ đẹp (quan điểm về vẻ đẹp giới tính nữ có lẽ đã được hình thành từ hình ảnh các bà mẹ bầu hát hò và sáng tác hội hoạ, mình đoán thế). Những cuộc đàm phán này cũng là ý tưởng ban đầu cho các trò chơi trí tuệ như cờ vua, cờ tướng, cờ vây …. Nói chung là những khoảng thời gian tĩnh tâm và suy nghĩ về bánh vẽ.
Điều này cũng giải thích vì sao nam giới hay bị thu hút bởi chiến lợi phẩm, chính trị và phụ nữ đẹp. Tổ tiên nam giới của chúng ta đã phải tính toán rất nhiều khi sử dụng những thứ này nhằm đổi lấy sự sống sót cho người thân. Đây là 1 kĩ năng sinh tồn khá phức tạp.
Quay lại chuyện hiến tế, khi bị phát hiện, bộ lạc sẽ hiến tế những kẻ phản bội cho trời. Vì họ cho rằng, những kẻ này đã dùng kiến thức được dạy để chống lại những người dạy họ, và việc nổi loạn cũng là minh chứng về việc kẻ này đã không kiểm soát được bản năng sinh tồn, nên không thể cứu chữa, phải gửi về cho ông bà tổ tiên – các thực thể hùng mạnh, dạy dỗ hộ cho.
Xuất phát từ những vấn đề đó, Tâm lý học ra đời. Mục đích không phải để chữa lành hay sống tỉnh thức gì cả đâu. Tâm lý học đóng vai trò là phương pháp giáo dục nguyên thuỷ và cổ xưa. Sau khi tổng hợp được nhiều kiến thức, nhưng do hạn chế về phương tiện lưu trữ. Người cổ đại tìm cách thu hẹp những kiến thức rộng thành những nguyên lí ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu. Mình nghĩ là triết học thời kì này cũng đóng vai trò trong việc thu gọn ngôn từ cho dễ hình dung.
Rồi sau đó truyền đạt cho những thành viên mới. Các kiến thức này xoay quanh việc giúp các thành viên hiểu về mọi thứ xung quanh mình, từ đó biết tự mình trấn áp nỗi sợ, học cách bình tĩnh, tạo thói quen tự trau dồi kĩ năng sinh tồn cho bản thân.
Từ đây thì sẽ có sự khác biệt trong nhận thức về sinh tồn của 2 giới tính. Nam giới rèn dũa các lí thuyết này chủ yếu qua giao tranh, rình rập quan sát và im lặng khi săn mồi, sinh mạng được quyết định trong vài giây ngắn ngủi, ai nhanh hơn thì sống. Vậy nên con trai hay có xu hướng suy nghĩ lí trí, ưa bạo lực, nổi loạn hướng ngoại. Phụ nữ thì ít giao tranh hơn, nhưng phải chịu đau dai dẳng nhiều hơn: đau sinh sản, đau do mất con, đau do bị đối thủ “ấn độ”, vậy nên có xu hướng suy nghĩ cảm tính, thấu cảm tốt, nổi loạn hướng nội. Tất nhiên là chịu đau tốt hơn nam giới. Không gì đau bằng đau đẻ 🙃
Khi tâm lý học thành công trong việc giúp các thành viên trấn áp nỗi sợ cơ bản của bản thân, họ rèn được ý chí sinh tồn. Không đơn giản là bản năng học được qua những phản xạ có điều kiện của não nữa. Bộ não đã phát triển hơn, có thể tự học qua ngôn ngữ, quan sát, lắng nghe. Đồng thời bộ não cũng đã có chức năng mới: điều khiển và kết hợp các kĩ năng sinh tồn khác nhau để thích nghi với những hoàn cảnh phức tạp hơn.
Đấy cũng là bản chất của tâm lý học cổ xưa. Phần tiếp theo mình sẽ giải thích về tiêu đề của bài, và về 1 cơ số thứ nữa.