Bí quyết tăng lương không cần “nhảy” việc
Bí quyết tăng lương không cần “nhảy” việc
(Xây dựng) – Dường như rất ít người trong chúng ta chủ động đề xuất với sếp một buổi đánh giá công việc và cân nhắc lại mức lương. Chúng ta thường đợi đến lúc cuộc sống có quá nhiều thay đổi, quá nhiều gánh nặng hoặc khi cảm nhận sâu sắc áp lực đồng trang lứa, bạn bè xung quanh đã nhận được mức lương cao hơn trong khi chúng ta vẫn dậm chân tại chỗ thì mới đánh liều xin sếp tăng lương. Chúng ta hoàn toàn không có sự chuẩn bị hay một chiến lược cụ thể nào để thuyết phục sếp rằng mình xứng đáng nhận được mức lương tốt hơn. Bởi vậy, tỷ lệ thành công khi đánh giá lại mức lương thường không vượt quá 5 phần.
Để được sếp tăng lương mà không phải tìm kiếm việc làm ở Bình Thuận, Vũng Tàu, Thành phố Hồ chí Minh… tham khảo ngay những bí kíp dưới đây!
Chủ động đề xuất một buổi xét nâng lương và trình bày theo chiến lược sau
Trước khi đề nghị tăng lương, hãy trình bày những đóng góp của bạn đối với công ty theo thứ tự như sau:
1. Thời gian cống hiến của bạn tại công ty.
2. Thành tựu nổi bật bạn đã đạt được (lưu ý chứng minh bằng những con số cụ thể).
3. Những công việc nằm ngoài mô tả công việc của bạn hoặc những công việc hỗ trợ các phòng ban khác không thuộc trách nhiệm của bạn mà bạn đã và đang thực hiện.
4. Bày tỏ mong muốn gắn bó lâu dài cùng công ty.
5. Chứng minh mức tăng lương của bạn hoàn toàn phù hợp với năng lực, đóng góp của bạn cho công ty và phù hợp với mức sàn của thị trường. Nên chuẩn bị sẵn một con số cụ thể để chia sẻ với sếp ngay tại thời điểm review lương khi được hỏi về mức lương mong muốn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đưa ra một con số cụ thể, hãy đề xuất % tăng lương (10%, 15%, 20%… so với mức lương hiện tại).
Và đừng quên, luôn giữ thái độ tích cực, cầu thị trong suốt cuộc trao đổi.
Bạn có thể tham khảo mẫu sau:
“Em đã làm việc ở công ty mình hơn 1 năm. Em biết đây không phải một chặng đường dài nhưng cũng không phải quá ngắn. Em hy vọng anh/chị có thể nhìn thấy và ghi nhận những nỗ lực của em trong thời gian vừa qua. Hiện tại mức lương của em là A và trên đây là những trách nhiệm em đảm nhận từ khi vào công ty cũng như những kết quả mà em đã đạt được. Còn đây là những trách nhiệm em được giao phó thêm, không nằm trong mô tả công việc ban đầu của em cùng những thành tích mà em đạt được ở những hạng mục công việc này. Em nghĩ rằng, mức lương hiện tại không còn phù hợp với khối lượng công việc cũng như trách nhiệm mà bản thân em đang đảm nhận. Và em tin, em đã phần nào chứng tỏ được năng lực làm việc của mình. Em mong anh/chị hiểu rằng, mục tiêu của em là gắn bó dài lâu với công ty, cùng anh/chị và công ty phát triển, đạt được mức lương X, vị trí Y. Và em mong anh/chị có thể hỗ trợ em trong chặng đường này. Nếu anh/chị cảm thấy những kết quả hiện tại chưa đủ, em mong anh/chị có thể cho em biết những kết quả mà anh chị mong đợi từ em là gì để em có thể đạt được mục tiêu của mình trong một thời gian cụ thể”.
Nếu bạn đang làm việc tại một công ty tử tế với một người sếp tận tâm, biết trân trọng và ghi nhận những cống hiến của nhân viên, chắc chắn họ sẽ lắng nghe bạn và sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ hết mình để giúp bạn đạt được kỳ vọng của bản thân. Nếu họ không đồng ý với bạn mà chẳng buồn chớp mắt, nếu không phải bạn tệ thì chắn chắn là công ty tệ. Trong trường hợp này, có lẽ bạn nên nghiêm túc suy xét lại về sự lựa chọn của mình.
Những điều tuyệt đối nên tránh khi đề nghị đánh giá lại mức lương
• Tuyệt đối không dùng việc nghỉ việc, từ chức để “đe dọa” sếp của bạn. Uy nghiêm của một người lãnh đạo không cho phép họ bị nhân viên của mình uy hiếp. Điều đó sẽ khiến sếp của bạn có cảm giác bị ép buộc. Nếu bạn không phải một nhân sự cực kỳ quan trọng đối với công ty, rất có thể sếp của bạn sẽ thực sự cho bạn thôi việc.
• Không so sánh mức lương của bản thân với đồng nghiệp “Vì bạn A đang nhận mức lương B nên em cũng phải nhận được mức lương tương tự”. Có lẽ bản thân bạn hiểu rất rõ, mức lương của nhân sự trong công ty là điều cần phải bảo mật. Bên cạnh đó, mức lương của mỗi người thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Ngân sách của công ty ở thời điểm tuyển dụng, mức lương của nhân sự ở công ty cũ, năng lực chuyên môn và khả năng đóng góp của nhân sự trong tương lai và thâm niên làm việc của họ tại công ty… Cùng một vị trí nhưng mức lương khác nhau là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Nên nhớ, không phải ai “nhảy” việc cũng được tăng lương. Dù thật sự được tăng lương khi “nhảy” việc, bạn cũng không thể coi “nhảy” việc là chiến lược tăng lương trọn đời. Đừng coi công ty là chốn tạm bợ. Đến rồi đi, không được tăng lương thì nghỉ, tìm chỗ làm khác. Thay vào đó, hãy nghĩ công việc là những bước tiến không thể thay thế trong chặng đường phát triển sự nghiệp và bạn cần nỗ lực hết mình để chinh phục những nấc thang cao hơn.
Bạn đang đọc Tin tức xây dựng trên website hungday.com
Anh chị bên phía chủ đầu tư cần tham khảo đơn vị làm nội thất gia đình thì xem tại website này nha Kệ gỗ đựng đồ. Xin cảm ơn.