Black Friday là ngày gì và tại sao người ta “phát cuồng” vì Black Friday?

Black Friday là ngày gì và tại sao người ta “phát cuồng” vì Black Friday?

Khi nói đến Black Friday, người ta ngay lập tức nghĩ tới 2 điều: “siêu giảm giá” và các đám đông hỗn loạn. Tuy nhiên, bạn có bao giờ thắc mắc rằng Black Friday có từ khi nào, và tại sao người ta lại “phát cuồng” vì ngày “Thứ Sáu đen tối” này đến vậy?

Những điều cần biết về Black Friday

Nguồn gốc của ngày Black Friday

Black Friday, hay còn gọi là ngày “Thứ Sáu đen tối” được ấn định vào thứ 6 đầu tiên sau ngày Lễ Tạ Ơn (một ngày lễ hàng năm được tổ chức chủ yếu tại Mỹ và Canada). Vì Lễ Tạ Ơn rơi vào ngày thứ 5 lần thứ 4 trong tháng 11, nên Black Friday sẽ rơi vào khoảng ngày 23-29 tháng 11.

Theo nhật báo USA Today, ngày Black Friday bắt đầu được nhắc tới vào năm 1939, khi Franklin D. Roosevelt – tổng thống thứ 32 của Mỹ đứng trước sức ép phải chuyển Lễ Tạ Ơn từ ngày thứ 5 cuối cùng lên thành thứ 5 lần thứ 4 trong tháng 11, với mục đích kéo dài mùa mua sắm Giáng sinh.

“Khi mùa mua sắm kéo dài, người ta sẽ chi tiêu nhiều hơn, và nền kinh tế đang khủng hoảng lúc bấy giờ sẽ nhận được một sự thúc đẩy cần thiết” – đó chính là ý tưởng hình thành nên sự ra đời của Black Friday. Sự thay đổi của ngày Lễ Tạ Ơn chính thức được công nhận vào năm 1941, nhưng khái niệm Black Friday đã không thực sự nổi bật cho đến khoảng một thập kỷ sau đó.

Cảnh tượng hỗn loạn thường thấy tại các "ngày lễ mua sắm" Black Friday.
Cảnh tượng hỗn loạn thường thấy tại các “ngày lễ mua sắm” Black Friday.

Theo một nguồn tin khác, tên gọi Black Friday được bắt nguồn từ thành phố Philadelphia của Mỹ. Trong những năm 1950, cảnh sát địa phương được cho là đã sử dụng thuật ngữ này để mô tả các thứ 6 sau ngày Lễ Tạ Ơn vì đó là một ngày “đặc biệt khó khăn” đối với họ, do khối lượng người mua sắm tăng vọt đổ vào thành phố từ các vùng ngoại ô.

Theo Wiki, cái tên Black Friday bắt đầu được người ta nhắc đến nhiều sau tình trạng tắc nghẽn giao thông xảy ra vào thứ 6 sau Lễ Tạ Ơn vào năm 1965 ở Philadelphia, khi hàng trăm nghìn người Mỹ chen chúc nhau ở các con phố, vỉa hè đi mua sắm để sửa soạn cho Lễ Noel sắp đến. Đây được xem là ngày bắt đầu cho mùa mua sắm Giáng sinh, tương tự như ngày Boxing Day ở nhiều quốc gia khác.

Các tín đồ shopping chỉ đợi đến ngày Black Friday để được thỏa sức mua sắm.
Các tín đồ shopping chỉ đợi đến ngày Black Friday để được thỏa sức mua sắm.

Trong tiếng Anh có thuật ngữ “In The Black” chỉ tình trạng doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận. Tương phản với “In The Black” là “In The Red” chỉ tình trạng kinh doanh thua lỗ, buôn bán thất bát. Ngày xưa, để tiện phân biệt và theo dõi sổ sách, kế toán thường ghi số lợi nhuận bằng mực đen, số lỗ bằng mực đỏ. Từ đó, người ta đặt tên ngày mua sắm lớn nhất trong năm là Black Friday, ngụ ý rằng đây là ngày ăn nên làm ra của các doanh nghiệp.

Vào ngày Black Friday, phần lớn các cơ sở bán lẻ lớn đều mở cửa từ khoảng 4 giờ sáng hay sớm hơn, với hàng chục ngàn mặt hàng giảm giá cực lớn. Chúng ta đang nói đến mức giảm giá có thể lên đến 30-40%, hay thậm chí còn lớn hơn đối với các mặt hàng thông thường như điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng, nội thất, thời trang,… Nhiều chủ doanh nghiệp thậm chí cho phép nhân viên nghỉ làm như đối với một ngày lễ để đi mua sắm.

Người ta sẵn sàng tranh giành, đấu đá, thậm chí là ... cướp lại món đồ mà mình yêu thích từ tay người khác.
Người ta sẵn sàng tranh giành, đấu đá, thậm chí là … cướp lại món đồ mà mình yêu thích từ tay người khác.

Chính vì lý do này mà vào ngày Black Friday, bất kể là năm nào, người ta cũng ghi nhận hàng trăm người chen lấn, lao vào nhau tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ để giành giật những món đồ giảm giá mạnh. Đây là ngày duy nhất trong năm ghi nhận có thể biến cả những người mua hàng trầm tính nhất, hiền lành nhất cũng có thể biến thành một “tín đồ” hung dữ, sẵn sàng tranh cướp những món đồ mà mình muốn sở hữu.

Vào cuối năm ngoái, lượng khách mua chen lấn và tranh cướp nhau đã phần nào thuyên giảm, vì có nhiều người lựa chọn mua hàng online để tránh những vụ ẩu đả đáng tiếc có thể xảy ra. Tuy nhiên, do khi đặt hàng online có tỷ lệ không nhận được hàng, nên người ta hầu như vẫn đổ xô đến các siêu thị, trung tâm mua sắm,.. để giành lấy món đồ mà mình thích.

Black Friday 2024 là ngày nào?

Xuất phát từ các nước phương Tây và du nhập vào Việt Nam trong những năm trở lại đây. Black Friday được nhiều doanh nghiệp Việt hưởng ứng, trở thành một dịp mua sắm lớn trong năm với vô số các chương trình ưu đãi khuyến mại giảm giá cực cao, thu hút được sự hưởng ứng rất lớn từ người tiêu dùng.

Như đã đề cập ở phần “Black Friday là gì” chúng ta có thể thấy rằng ngày Black Friday là ngày thứ 6 cuối cùng của tháng 11 hằng năm và năm nay, Black Friday 2024 sẽ rơi vào ngày 29/11/2024.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các ngày Black friday trong những năm khác như:

  • Black friday 2022 là ngày: 25/11/2022
  • Black friday 2023 là ngày: 24/11/2023
  • Black friday 2024 là ngày: 29/11/2024
  • Black friday 2025 là ngày: 28/11/2025
  • Black friday 2026 là ngày: 27/11/2026
  • Black friday 2027 là ngày: 26/11/2027
  • Black friday 2028 là ngày: 24/11/2028
  • Black friday 2029 là ngày: 23/11/2029
  • Black friday 2030 là ngày: 29/11/2030

Lưu ý khi mua hàng Black Friday

Tuy được xem là cơ hội giảm giá khủng nhất trong năm, thế nhưng Black Friday cũng tồn tại nhiều mặt trái mà người dùng không lường trước được như:

  • Xả hàng tồn kho không đảm bảo chất lượng
  • Nâng giá gốc cao gấp nhiều lần, sau đó dán bảng giảm giá để người tiêu dùng có tâm lý mua được hàng khuyến mãi.
  • Tạo các link nguy hiểm nhằm đánh cắp tài khoản và thông tin trên các trang mạng xã hội.

Chính vì thế, người dùng cần bỏ túi ngay 6 lưu ý dưới đây để săn được hàng chất lượng trong dịp Black Friday, đồng thời không bị rơi vào tình trạng “cháy túi” sau ngày hội mua sắm này.

1. Lập kế hoạch chi tiêu cho ngày Black Friday

Vì không có quy ước chính thức nào cho việc Black Friday sẽ diễn ra trong vòng bao lâu, chính vì thế mà nhiều cửa hàng đã kéo dài chương trình khuyến mãi trong thời gian dài với vô số mặt hàng hấp dẫn.

Đánh vào tâm lý thích mua hàng giảm giá của khách hàng, chủ cửa hàng đã tung ra nhiều tuyệt chiêu nhằm kích thích mua sắm, thậm chí còn khiến người tiêu dùng chi tiêu thêm cho những sản phẩm khác để được giảm thêm giá. Chính vì thế mà không ít người rơi vào cảnh “cháy túi” mỗi khi ngày hội Black Friday kết thúc.

Để tránh rơi vào trường hợp này, bạn cần có kế hoạch chi tiêu rõ ràng cho ngày Black Friday bằng cách liệt kê những danh sách mặt hàng sẽ mua cùng số tiền trong khoảng cho phép. Và tất nhiên bạn phải tuân thủ kế hoạch này cho đến khi mùa Black Friday kết thúc.

Tuyệt đối không nên tham lam mua sắm những món hàng không cần thiết hoặc không biết đến khi nào mới dùng đến. Ngoài ra, nên thanh toán bằng tiền mặt để đánh tâm lý “đang tiêu tiền” thay vì quẹt thẻ vì một số loại thẻ có thể sẽ tính thêm chi phí.

2. Soi kĩ chất lượng sản phẩm

Black Friday đồng thời cũng là dịp để các nhãn hàng xả hàng tồn kho cuối năm xen lẫn với các sản phẩm khuyến mãi khác, chính vì thế người dùng cần soi kỹ chất lượng mặt hàng trước khi có ý định chi tiền.

Đặc biệt, nâng cao cảnh giác với những món hàng có giá bán giảm đến 70-90% giá ngày thường, đặc biệt là chất lượng của các sản phẩm thời trang và hạn sử dụng của mặt hàng tiêu dùng.

Ngoài ra, nếu bạn săn sale bằng cách mua hàng online, đừng quên xem xét các yếu tố như thời gian bảo hành của sản phẩm, giá vận chuyển hàng hóa hay feedback từ những người khách mua hàng trước đó.

3. So sánh giá sản phẩm

Trong ngày Black Friday 2022 năm nay, hãy nhớ kỹ một nguyên tắc rằng “Những gì bạn đang thấy chưa hẳn là sự thật”.

Không hiếm để bạn bắt gặp những biển quảng cáo hoặc sản phẩm giảm giá trên 70%. Tuy nhiên, đừng nóng vội mà mua ngay, hãy dàng một chút thời gian để tìm hiểu giá của nó trên các trang web khác hoặc tại thời điểm mà sản phẩm chưa được giảm giá.

Lợi dụng tâm lý thích mua hàng “khuyến mãi khủng”, nhiều hãng hàng đã không ngần ngại tạo ra những con số ảo bằng cách tăng giá niêm yết của sản phẩm lên rồi gắn mác giảm giá “khủng”.

Chính vì thế, việc tìm kiếm thông tin trước khi mua sắm không phải là việc làm thừa thãi, nhất là trong dịp lễ Black Friday 2022 sắp đến.

4. Cẩn thận trước những quảng cáo không rõ nguồn gốc

Black Friday cũng đồng thời là dịp để các hacker đánh cắp thông tin hoặc “lừa tiền” khách hàng
Black Friday cũng đồng thời là dịp để các hacker đánh cắp thông tin hoặc “lừa tiền” khách hàng.

Vì ngày hội Black Friday luôn rơi vào thứ sáu nên một số người sẽ bận công việc mà không đi mua sắm trực tiếp được, thay vào đó họ thường chọn cách mua hàng online.

Đây đồng thời cũng chính là cơ hội “ngàn vàng” để các hacker làm nên các ứng dụng hay đường link xấu có chứa mã độc hay virus với mục đích đánh cắp thông tin khách hàng.

Để tránh trường hợp này, người mua hàng online cần cân nhắc trước khi click vào bất kỳ đường link nào không phải do trang chính thức của các nhãn hàng cung cấp.

5. Tích cực theo dõi các trang mạng xã hội

Đa phần các cửa hàng, store đều có cho mình một trang mạng xã hội hoặc website chính thức. Và tất nhiên các thông tin về Black Friday 2022 sắp đến như: thời gian, mặt hàng, giá bán, địa điểm đều được cập nhập thường xuyên.

Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những đơn hàng giá hời, đặc biệt là thông tin khuyến mãi của các thương hiệu yêu thích. Vì vậy đừng ngại ngần online và truy cập thường xuyên nhé!

6. Cân nhắc thời điểm mua sắm

Sau khi bỏ túi cho mình 5 kinh nghiệm mua sắm cho ngày Black Friday, điều cuối cùng bạn cần quan tâm đó chính là thời điểm mua hàng.

Theo chia sẻ từ những người săn sale Black Friday trong những năm trước đây, “thời điểm vàng” để mua hàng giảm giá đó chính là những ngày đầu tiên mở bán. Khi ấy, những sản phẩm có chất lượng tốt vẫn còn nhiều và người mua cũng chưa quá đông đúc.

Vì vậy, thay vì mua sắm vào những ngày cuối cùng trong ngày hội này, hãy đi sớm để chọn cho mình những sản phẩm ưng ý nhất.

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *