Bộ Tài chính lấy ý kiến xây dựng Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi Việt Nam – Lào giai đoạn 2024-2029
Bộ Tài chính lấy ý kiến xây dựng Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi Việt Nam – Lào giai đoạn 2024-2029
(Xây dựng) – Dự thảo Nghị định Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến góp ý để thực hiện Hiệp định thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2024-2029.
Theo dự thảo, Danh mục hàng hóa có xuất xứ từ CHDCND Lào theo Hiệp định thương mại Việt Nam – Lào, bao gồm 03 Phụ lục. |
Đây là Nghị định cần thiết để thực thi cam kết quốc tế, đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật và phù hợp với Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, việc xây dựng và ban hành Nghị định ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam có mục đích để thực hiện Hiệp định thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có hiệu lực 5 năm của trong giai đoạn 2024-2029.
Theo Bộ Tài chính, dự thảo Nghị định được xây dựng trên cơ sở kế thừa các nội dung quy định tại Nghị định số 127/2022/NĐ-CP, bao gồm các quy định được áp dụng ổn định và không phát sinh vướng mắc trong quá trình thực thi thời gian qua.
Ngoài ra, để thực hiện Khoản 3 Điều 3 Hiệp định Thương mại Việt Nam – Lào (được ký vào ngày 8/4/2024) quy định về việc áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt trong mối quan hệ với lượng hạn ngạch nói chung của mặt hàng đường, tại Điều 7 dự thảo Nghị định sẽ bổ sung một khoản quy định cụ thể hóa nội dung này.
Theo dự thảo, Danh mục hàng hóa có xuất xứ từ CHDCND Lào theo Hiệp định thương mại Việt Nam – Lào, bao gồm 03 Phụ lục:
Phụ lục I – Danh mục hàng hóa được hưởng ưu đãi giảm 50% thuế suất ATIGA của Việt Nam theo Hiệp định thương mại Việt Nam – Lào, bao gồm 14 dòng hàng. Các dòng hàng này theo Danh mục hài hòa mô tả và mã số hàng hóa xuất nhập khẩu ASEAN (AHTN) 2022 được giữ nguyên về mã số và mô tả hàng hóa so với dòng hàng AHTN 2017, có mức thuế suất áp dụng bằng 50% thuế suất cam kết theo ATIGA. Mức thuế của nhóm này theo Hiệp định ATIGA là 5%.
Phụ lục II – Danh mục hàng hóa không được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định thương mại Việt Nam – Lào, bao gồm 182 dòng, xóa bỏ 225 dòng so với Biểu thuế xuất nhập khẩu tại Nghị định 127/2022/NĐ-CP vì các mặt hàng này đã về 0% theo Hiệp định ATIGA, đảm bảo nguyên tắc chung có thể dành ưu đãi đối với hàng hóa xuất xứ từ Lào tại Hiệp định Thương mại Việt Nam – Lào không kém ưu đãi hơn so với Hiệp định ATIGA.
Phụ lục III – Danh mục hàng hóa được hưởng chế độ hạn ngạch thuế quan hằng năm theo Hiệp định thương mại Việt Nam – Lào, bao gồm 16 dòng hàng. Các dòng hàng này theo AHTN 2022 được giữ nguyên về mã số và mô tả hàng hóa. Mức cam kết áp dụng đối với các dòng hàng mới AHTN 2022 tương tự mức cam kết của các dòng hàng AHTN 2017 (được hưởng chế độ hạn ngạch thuế quan theo Hiệp định Thương mại Việt Nam – Lào).
Dự thảo cũng nêu rõ về hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% như sau: Quy định hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ CHDCND Lào, trừ hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa tại 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định, được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% nếu đáp ứng các điều kiện quy định như: Được nhập khẩu từ CHDCND Lào vào Việt Nam; Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa (bao gồm cả quy định về vận chuyển trực tiếp) và có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S (C/O form S) do cơ quan có thẩm quyền của CHDCND Lào cấp, theo quy định của Hiệp định thương mại Việt Nam – Lào và quy định hiện hành của pháp luật.
Bạn đang đọc Tin tức xây dựng trên website hungday.com
Anh chị bên phía chủ đầu tư cần tham khảo đơn vị làm nội thất gia đình thì xem tại website này nha Kệ gỗ đựng đồ. Xin cảm ơn.